Bloomberg: Vinagame “bật chế độ tấn công” vào thị trường thế giới

02/12/2022 15:42
02-12-2022 15:42:47+07:00

Bloomberg: Vinagame “bật chế độ tấn công” vào thị trường thế giới

"Sau khi phòng thủ thành công trước những gã khổng lồ tại “sân nhà” với thị trường gần 100 triệu dân, Vinagame đã chuyển sang chế độ tấn công", - trích Bloomberg.

Lên UPCoM làm tiền đề niêm yết trên một sàn giao dịch chính thức

Trong buổi phỏng vấn với Bloomberg tại TPHCM mới đây, ông Lê Hồng Minh - CEO và là nhà đồng sáng lập CTCP VNG (Vinagame) đã có những chia sẻ về kế hoạch tăng tốc phát triển trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh mũi nhọn là ngành game, Vinagame dự tính sẽ tăng thêm doanh thu từ mảng trí tuệ nhân tạo (AI) và các sản phẩm điện toán đám mây.

Ông Lê Hồng Minh. Ảnh: Bloomberg

Theo Bloomberg, hành trình vươn tầm của Vinagame nếu thành công sẽ trở thành một cột mốc đáng chú ý tại Việt Nam. Trong kế hoạch tăng trưởng, Vinagame đã dự tính đưa cổ phiếu lên UPCoM - một bước theo nhận định của Bloomberg là “tiền đề để niêm yết trên một sàn giao dịch chính thức”. Vinagame được cho là cũng đang có kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại thị trường Mỹ, dù ông Minh chưa chính thức xác nhận.  

“Chúng tôi muốn trở thành một công ty công nghệ toàn cầu", trích lời CEO Hồng Minh. “Bởi vậy, chúng tôi phải gia nhập cùng một sân chơi, tiếp cận những nhà đầu tư có nền tảng tốt nhất và yêu cầu khắt khe nhất toàn cầu".

Nổi lên như một hiện tượng và giờ là một trong những công ty công nghệ gây chú ý nhất, việc IPO thành công tại Mỹ sẽ trở thành một cột mốc khi lần đầu tiên doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Trả lời Bloomberg, ông Minh cho biết mảng game sẽ là chủ đạo trong quá trình vươn tầm ra quốc tế của Vinagame. Hiện tại, lượng người dùng của Vinagame đã trải rộng hơn 130 quốc gia, dự tính lên tới 320 triệu khách hàng toàn cầu vào năm 2023. Vinagame còn có 7 văn phòng tại nước ngoài, bao gồm Bắc Kinh, Đài Loan (Trung Quốc) và Bangkok (Thái Lan).

Mũi nhọn phát triển là game

Hành trình của Vinagame bắt đầu từ năm 2004, với tư cách là nhà phát hành trò chơi điện tử. Quá trình phát triển đã giúp Vinagame khẳng định tên tuổi trong lĩnh vực, đồng thời mở rộng ra nhiều dịch vụ nền tảng khác như chia sẻ nhạc, phát video, nhắn tin, cổng tin tức và thanh toán di động.

Trong đó, ông Minh nhận định Zalo - mạng xã hội trò chuyện của Vinagame đã đạt được những thành tựu nhất định khi vượt qua Messenger của Meta (Facebook) vào năm 2020 tại Việt Nam. Thành công ấy đến từ việc nền tảng này cho phép người dùng gửi hình ảnh chất lượng cao hơn, cũng như sở hữu nhiều tính năng phù hợp với văn hóa Á Đông, như bộ emoji dành cho ngày Tết cổ truyền.

Cũng theo ông Minh, Zalo hiện đã ăn sâu vào đời sống của người Việt, sử dụng để trò chuyện, thanh toán cũng như mua sắm. Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông , ứng dụng này có 74.7 triệu người dùng thường xuyên tính đến tháng 02/2022 trong khi Messenger chỉ có 67.8 triệu người.

“Chúng tôi tự hào về thực tế rằng bản thân đã cạnh tranh với ông lớn hàng đầu thế giới", ông Minh cho biết. “Chúng tôi đã tạo nên một sản phẩm ưu thế, vì sản phẩm ấy thấu hiểu và hướng đến người dùng".

Nhưng trên thực tế, việc thành công trên thị trường quốc tế không hề dễ dàng. Những tập đoàn game nổi tiếng như Tencent và Activision Blizzard Inc. đã phải đổ hàng tỷ USD vào marketing và phát triển game để có được vị thế của mình. Các ứng dụng như Facebook, Instagram hay Twitter, YouTube cũng đã thống trị thị trường và khiến nó trở nên chật chội, để TikTok trở thành trường hợp hiếm hoi từ châu Á có thể vươn tầm bứt phá ra quốc tế.

“Vinagame cần thu hút nhiều nhà đầu tư hơn vì sự tương đồng với Tencent - từ mảng kinh doanh trò chơi trực tuyến, ứng dụng nhắn tin, fintech cho đến thương mại điện tử", - trích lời Alec Tseung, đối tác của tập đoàn nghiên cứu thị trường tại Đông Nam Á KT Capital Group. Tuy nhiên theo ông Tseung, Vinagame thiếu đi một số lợi thế khi so với gã khổng lồ công nghệ từ Trung Quốc. “Thị trường nội địa của Tencent đơn giản là rộng lớn hơn".

Ảnh: Bloomberg

Từ chối bình luận về kế hoạch IPO tại Mỹ 

Một cuộc IPO thành công có thể tạo ra động lực lớn cho Vinagame. Năm 2021, Doanh nghiệp được định giá 2.2-2.5 tỷ USD, đồng thời có những nhà đầu tư “rủng rỉnh” là Tencent cùng GIC Pte và Temasek Holdings.

Theo Bloomberg, trên thực tế Vinagame đã muốn nhắm đến việc niêm yết tại Mỹ từ năm 2017. Tháng 07/2022, trang IFR cho biết Vinagame dự tính IPO tại Mỹ với mức giá 500 triệu USD thông qua việc niêm yết 12.5% cổ phần của công ty vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, Vinagame từ chối bình luận về vấn đề này.

“Trong tương lai, Việt Nam sẽ không chỉ được biết tới nhờ café và sản xuất. Chúng tôi có thể xây dựng cả năng lực và nhân sự, có thể cung cấp dịch vụ cho ngành công nghệ toàn cầu", ông Minh chia sẻ.

Vinagame sắp miễn nhiệm 3 Thành viên HĐQT, bán toàn bộ cp quỹ giá hơn 1,260 tỷ đồng

Châu An

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98