Cần sớm tăng năng lực tài chính cho VAMC

02/12/2022 10:00
02-12-2022 10:00:00+07:00

Cần sớm tăng năng lực tài chính cho VAMC

Ngày 29/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam”.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam sẽ hỗ trợ rất lớn cho hoạt động xử lý nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng.

Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn tới được dự báo diễn biến khó lường, tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và những bất ổn về chính trị và xung đột vũ trang ở một số khu vực trên thế giới ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp, làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng vay, nên nợ xấu của các tổ chức tín dụng có nguy cơ tiếp tục tăng.

Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ mục tiêu đưa “Nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3% vào năm 2025”.

Nguồn cung của thị trường khá dồi dào bởi dư nợ đến hết tháng 9/2022 là 11.6 triệu tỷ đồng, bằng 134% GDP. Nợ xấu nội bảng theo NHNN hiện khoảng 1.7% và nợ xấu gộp khoảng 5.41% có thể tăng lên trong năm 2023.

“Do đó, việc thúc đẩy sự phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam sẽ hỗ trợ rất lớn cho hoạt động xử lý nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng”, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nói.

Mặc dù vậy, lãnh đạo NHNN thừa nhận thị trường mua bán nợ Việt Nam về cơ bản vẫn còn khá sơ khai, còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Nguyên nhân do khung pháp lý cho hoạt động thị trường mua bán nợ chưa thống nhất, bất cập, thiếu và yếu; thị trường chưa thu hút được đa dạng chủ thể tham gia, dẫn đến số lượng chủ thể còn ít; hàng hóa trên thị trường mua bán nợ chưa đa dạng; kỹ thuật, phương pháp định giá khoản nợ còn thiếu tính thị trường...

Ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC), khẳng định nhận thức rõ tầm quan trọng của thị trường mua bán nợ, những năm gần đây, Quốc hội, Chính phủ, NHNN đã ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu, cũng như thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ. Tuy nhiên, quy mô của thị trường mua bán nợ Việt Nam so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia… vẫn còn khiêm tốn.

“Ngoài vấn đề về khuôn khổ pháp lý cũng như công tác quản lý, giám sát và vận hành thị trường mua bán nợ, các đối tượng tham gia thị trường mua bán nợ còn ít; hàng hóa giao dịch trên thị trường mua bán nợ chưa đa dạng và mới chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong số các khoản nợ xấu cần xử lý”, lãnh đạo VAMC nói.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, phân tích thêm, pháp luật hiện chỉ cho phép hai phương thức mua bán nợ là đàm phán trực tiếp và đấu giá. Điều này dẫn tới thiếu cơ sở định giá khoản vay và thiếu các cơ chế về công khai thông tin. Hơn nữa, sự thiếu chi tiết khiến hạn chế chủ thể tham gia thị trường.

Bên cạnh đó, thị trường mua bán nợ của Việt Nam hiện cũng rất thiếu các nhà môi giới chuyên nghiệp, định giá tài sản độc lập, các định chế tài chính khác như công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, công ty chứng khoán... và thị trường thứ cấp hầu như chưa có.

TS. Cấn Văn Lực nêu các kiến nghị đối với thị trường mua bán nợ tại Việt Nam:

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, trước mắt là nghị định về thị trường mua - bán nợ. Về lâu dài, có thể xây dựng luật theo hướng bổ sung các chủ thể tham gia thị trường (tổ chức, cá nhân, định chế tài chính phi ngân hàng; nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước...). Mở rộng phương thức mua - bán nợ (cho phép chứng khoán hóa), luật hóa Nghị quyết 42 trên cơ sở tiếp thu, chỉnh sửa những vướng mắc trong quá trình triển khai và nhu cầu thời gian tới.

Thứ hai, nhất quán, đồng bộ quy định việc tham gia của nhà đầu tư tư nhân (gồm cả nhà đầu tư nước ngoài) khi sửa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.

Thứ ba là đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các chủ thể tham gia thị trường, cho phép thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp mua - bán nợ (dạng như LSTA của Mỹ...); tổ chức nhận ủy thác (trustee) cho nhà đầu tư nước ngoài, công ty định giá, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, công ty môi giới..

Thứ tư, phát triển thị trường thứ cấp, tăng tính thanh khoản (nghiên cứu thành lập công ty tái cho vay thế chấp). Ngoài ra, cần phát triển hạ tầng tài chính (thông tin - dữ liệu, kế toán, kiểm toán, thanh toán bù trừ, định hạng tín nhiệm...); đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước.

Cần sớm tăng năng lực tài chính cho VAMC, theo Nghị quyết 42, năm 2018 vốn điều lệ của VAMC là 5,000 tỷ đồng; đến năm 2020, vốn điều lệ nâng lên 10,000 tỷ đồng”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Khang Di

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tỉ giá lại có diễn biến mới

Trong khi giá USD ngân hàng lao dốc mạnh thì trên thị trường tự do lại nhảy vọt.

NHNN đề xuất chứng chỉ tiền gửi được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam 

Tại dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đề...

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. 

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam...

NHNN khẳng định chưa đặt vấn đề điều chỉnh lãi suất, dù tăng hay giảm

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 25/4.

Năm 2024 – năm bản lề chuyển đổi đưa SHB vươn Tầm

Với chiến lược phát triển bền vững, SHB đang tiếp bước trên con đường đồng hành cùng người dân và đất nước. Ngân hàng đang chuyển đổi mạnh mẽ, vươn tầm trở thành...

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị...

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98