Ngân hàng trung ương Canada nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ 2008

08/12/2022 10:04
08-12-2022 10:04:00+07:00

Ngân hàng trung ương Canada nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ 2008

Mặc dù lựa chọn tăng lãi suất với tốc độ mạnh, nhưng BoC đã đánh đi tín hiệu cho thấy chiến dịch chống lạm phát của Ngân hàng trung ương có thể đang tiến đến một bước ngoặt.

Đồng đôla Canada. (Ảnh: CFI/TTXVN)

Ngân hàng trung ương Canada (BoC) ngày 7/12 đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,5 điểm phần trăm, khiến thị trường bất ngờ khi tiếp tục triển khai một đợt tăng lãi suất quy mô lớn, đồng thời báo hiệu về khả năng sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất lịch sử.

Lãi suất của BoC đã được nâng từ 3,75% lên 4,25%, mức cao nhất kể từ đầu năm 2008.

Các thị trường trước đó nhận định rằng mức tăng chỉ là 0,25 điểm phần trăm.

Mặc dù lựa chọn tăng lãi suất với tốc độ mạnh, nhưng BoC đã đánh đi tín hiệu cho thấy chiến dịch chống lạm phát của Ngân hàng trung ương có thể đang tiến đến một bước ngoặt.

“Trong thời gian tới, Hội đồng quản trị sẽ xem xét liệu lãi suất có cần tăng thêm để đưa cung và cầu trở lại cân bằng hay không,” BoC nhấn mạnh.

Trong các lần thông báo lãi suất trước đó, BoC nói rằng lãi suất “sẽ cần phải tăng hơn nữa.”

BoC đã tăng lãi suất 7 lần kể từ tháng 3/2022 trong nỗ lực giải quyết tình trạng lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Mục tiêu của BoC là giảm chi tiêu trong toàn bộ nền kinh tế để làm chậm tốc độ tăng của giá cả.

Lạm phát tại Canada có xu hướng giảm kể từ mùa Hè, đứng ở mức 6,9% trong tháng 10/2022, so với mức đỉnh 8,1% trong tháng 6/2022. Nhưng lạm phát vẫn cao hơn gấp ba lần so với mục tiêu 2% của BoC.

Ngân hàng trung ương Canada lưu ý rằng GDP trong quý 3 “mạnh hơn dự kiến,” trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục “dư cầu,” với thị trường lao động thắt chặt và tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp kỷ lục.

Đồng thời, BoC cho biết lãi suất cao hơn đang bắt đầu gây ảnh hưởng. Thị trường nhà ở đang trong tình trạng suy thoái sâu, với doanh số bán trên toàn quốc trong tháng 10/2022 giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái và giá nhà giảm 10%.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang "thắt lưng buộc bụng" để ứng phó với lãi suất cao hơn. Chi tiêu hộ gia đình giảm 0,3% trong quý 3, lần giảm đầu tiên kể từ quý 2/2021.

Những thay đổi về chính sách tiền tệ cần có thời gian để phát huy tác dụng trong nền kinh tế, thường mất khoảng 6-8 quý. Độ trễ này mở ra nguy cơ thắt chặt quá mức nếu BoC không cẩn trọng.

Thống đốc BoC Tiff Macklem lập luận rằng ngân hàng cần phải cân bằng giữa "làm quá ít để chống lạm phát với nguy cơ làm quá nhiều và khiến nền kinh tế sụp đổ."

Dự báo mới nhất của BoC cho thấy mức tăng trưởng GDP gần như bằng 0 trong ba quý tới khiến nền kinh tế Canada đứng bên bờ vực suy thoái.

Stephen Brown, chuyên gia kinh tế của Capital Economics, nhận định rằng với giá dầu của Canada trong những ngày gần đây thấp hơn gần 40% so với mức ngân hàng giả định trong Báo cáo chính sách tiền tệ tháng 10, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu hôm nay đánh dấu lần tăng cuối cùng trong chu kỳ nâng lãi suất của BoC./.

Hương Giang 

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Berkshire huy động 626 triệu USD qua trái phiếu yên giữa sóng gió thị trường

Động thái tỷ phú Buffet diễn ra trong bối cảnh thị trường đầy biến động và các khoản đầu tư vào các công ty thương mại Nhật Bản đang được đẩy mạnh.

Giới đầu tư đang rời bỏ nước Mỹ?

Trong ngày 11/04, Neel Kashkari, Chủ tịch Fed Minneapolis, cảnh báo những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính cho thấy các nhà đầu tư có thể đang rời khỏi...

“Ảo ảnh thanh khoản” trên thị trường ngoại hối toàn cầu: Nguy cơ tiềm ẩn đe dọa hệ thống tài chính

Những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường tiền tệ đang bày tỏ lo ngại về tình trạng phân mảnh và sự phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ của thị trường tài...

Trái phiếu Mỹ bị bán tháo, lợi suất có tuần tăng mạnh nhất trong gần 2 thập kỷ

Làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump đã đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vọt...

Vì sao Trung Quốc khó phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ?

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, một câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu Trung Quốc có sử dụng "vũ khí tiền tệ" để đối phó với các biện pháp thuế quan...

Trái phiếu Chính phủ Mỹ đột nhiên giao dịch như tài sản rủi ro, chuyện gì đang xảy ra?

Tài sản được mệnh danh là "phi rủi ro" đang có những dấu hiệu rạn nứt đáng lo ngại.

Đồng Nhân dân tệ giảm giá 6 ngày liên tiếp giữa cuộc chiến với Mỹ

Trung Quốc đang để đồng Nhân dân tệ suy yếu so với hầu hết đồng tiền lớn trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng căng...

Đồng Nhân dân tệ xuống gần đáy 17 năm

Trong ngày 09/04, đồng Nhân dân tệ Trung Quốc tiếp tục trượt dốc, áp sát mức đáy 17 năm so với đồng USD. Diễn biến này đe dọa đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo...

Các nhà đầu tư ETF sử dụng đòn bẩy mất kỷ lục 25 tỷ USD

Các nhà đầu tư đã mất 25.7 tỷ USD trong các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) có đòn bẩy vào cuối tuần trước, đánh dấu sự sụp đổ lớn nhất từ trước đến nay của các quỹ rủi...

Trung Quốc phát tín hiệu đầu tiên về phá giá đồng Nhân dân tệ

Trung Quốc vừa ấn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức yếu nhất trong 18 tháng qua, hé lộ dấu hiệu đầu tiên rằng "gã khổng lồ châu Á" có thể đang chuẩn bị cho một...


TIN CHÍNH

Cổ tức tuần 14-18/04: Ít mà chất?

Cổ tức tuần 14-18/04: Ít mà chất?

Tuần từ 14-18/04, chỉ 3 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao nhất là 20% (tức 2,000 đồng cho mỗi cổ phiếu sở hữu). Tuy nhiên, tỷ lệ tuy không quá cao nhưng lại giàu “chất lượng”.




Hotline: 0908 16 98 98