Nhà sáng lập TSMC: Toàn cầu hoá sắp hết thời

11/12/2022 17:37
11-12-2022 17:37:42+07:00

Nhà sáng lập TSMC: Toàn cầu hoá sắp hết thời

Cha đẻ của ngành công nghiệp chip Đài Loan (Trung Quốc) cho biết địa chính trị đã thay đổi mạnh mẽ bối cảnh của ngành chất bán dẫn, đồng thời cảnh báo rằng toàn cầu hoá và thương mại tự do sắp hết thời và khó có thể quay trở lại.

Ông Morris Chang, nhà sáng lập của TSMC

Ông Morris Chang, nhà sáng lập của TSMC, đã phát biểu như vậy tại một sự kiện vào đầu tuần trước ở Phoenix, Arizona, nơi công ty thực hiện lễ lắp đặt thiết bị đầu tiên tại nhà máy mới của mình. Đây là nhà máy sản xuất chip cao cấp đầu tiên của TSMC tại Mỹ trong hơn hai thập kỷ và ông Chang cho biết vẫn còn rất nhiều công việc khó khăn cần hoàn thành để đạt được thành công.

Ông so sánh dự án trị giá 40 tỷ USD hiện tại với khi TSMC xây dựng nhà máy đầu tiên ở Camas, Washington, Mỹ vào năm 1995, chỉ 8 năm sau khi nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới được thành lập.

“27 năm đã trôi qua và ngành công nghiệp bán dẫn đã chứng kiến một thay đổi lớn trên thế giới, một thay đổi lớn về tình hình địa chính trị trên thế giới. Toàn cầu hóa gần như đã chết và thương mại tự do gần như đã chết. Nhiều người vẫn ước thời kỳ đó sẽ quay trở lại, nhưng tôi nghĩ điều đó là không thể”, ông Chang nhận định.

Bình luận của ông được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực chip đang chia chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu thành hai phe. Việc Washington đàn áp tham vọng chip của Bắc Kinh, gần đây nhất được thể hiện trong các biện pháp hạn chế mới được đưa ra vào tháng 10/2022, đã khiến các công ty như TSMC ngày càng khó phục vụ khách hàng ở Trung Quốc.

Chang cho biết ông luôn mơ ước xây dựng một nhà máy sản xuất chip ở Mỹ vì ông đã được giáo dục và làm việc tại Mỹ trong nhiều thập kỷ. Nhưng trải nghiệm đầu tiên của ông không được suôn sẻ.

“Tôi nghĩ giấc mơ đã thành hiện thực. Nhưng nhà máy đầu tiên gặp vấn đề về chi phí. Chúng tôi gặp vấn đề về con người, văn hóa. Giấc mơ được thực hiện lại thành ra cơn ác mộng được thực hiện. Chúng tôi mất vài năm để thoát khỏi cơn ác mộng của mình, và tôi quyết định rằng tôi cần phải trì hoãn giấc mơ”, nhà sáng lập của TSMC nói.

Trong những thập kỷ sau đó, TSMC tập trung vào việc xây dựng nhà máy sản xuất chip tiên tiến tại thị trường quê nhà, một chiến lược giúp công ty giảm chi phí, trong khi liên tục mài giũa bí quyết công nghệ của mình.

Ông Chang cho biết sự kiện lắp đặt thiết bị, một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng nhà máy sản xuất chip, báo hiệu một phần kế hoạch phát triển tại Mỹ của họ đã kết thúc thành công.

"Sự lãng mạn ban đầu không còn nữa và sự hào hứng ban đầu cũng không còn nữa. Vẫn còn rất nhiều công việc khó khăn”, ông Chang cho hay. Nhưng ông bổ sung rằng TSMC đã chuẩn bị nhiều hơn so với lần đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất chip ở Mỹ và cũng được chính phủ Mỹ hỗ trợ.

Kim Dung (Theo Nikkei Asia)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98