Chu kỳ kinh tế là gì?

31/01/2023 21:00
31-01-2023 21:00:00+07:00

Chu kỳ kinh tế là gì?

Thị trường chứng khoán phản ánh sức khỏe của nền kinh tế của một quốc gia. Các chu kỳ kinh tế có sự biến động, ảnh hưởng đến chứng khoán nói chung và nhà đầu tư nói riêng. Hiểu về chu kỳ kinh tế sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá, nhận định được cơ hội gia tăng lợi nhuận từ giao dịch chứng khoán.

Câu 1: Chu kỳ kinh tế là gì?

  • Là những biến động không có tính chu kỳ của một nền kinh tế.
  • Chu kỳ kinh tế sẽ được đo lường bằng sự biến động của GDP thực tế
  • Cả A và B đều đúng
  • Cả A và B đều sai

Chu kỳ kinh tế (Economic Cycle) là những biến động có tính chu kỳ của một nền kinh tế. Bởi kinh tế thị trường không mãi tăng trưởng, cũng không mãi suy thoái mà biến động liên tục, khó kiểm soát. Chu kỳ kinh tế thể hiện ở các chuỗi sự kiện, được lặp lại theo thời gian. Mặc dù, sự kiện kinh tế của các chu kỳ không giống nhau, nhưng chúng sẽ có những điểm đặc trưng tương tự.
Cụ thể, chu kỳ kinh tế sẽ được đo lường bằng sự biến động của GDP thực tế, tạo nên sự luân phiên của các sự kiện: Suy thoái, phục hồi, hưng thịnh.

Câu 2: Nguyên nhân tạo nên chu kỳ kinh tế?

  • Là kết quả tự nhiên của các yếu tố thị trường tác động như: Tiêu dùng thấp, sản xuất dư thừa
  • Là kết quả của các yếu tố tác động bên ngoài như: Dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai…
  • Cả A và B đều đúng.
  • Cả A và B đều sai.

Nguyên nhân xuất hiện chu kỳ kinh tế:
Theo Sismondi (Nhà kinh tế học nổi tiếng người Thụy Sĩ), chu kỳ kinh tế là kết quả tự nhiên của các yếu tố thị trường tác động như: Tiêu dùng thấp, sản xuất dư thừa.
Theo quan niệm truyền thống, chu kỳ kinh tế là kết quả của các yếu tố tác động bên ngoài như: Dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai…
Ví dụ về nguyên nhân tạo nên chu kỳ kinh tế:
• Kinh tế tăng trưởng phát triển dẫn đến doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên. Lúc này, người lao động có nhiều tiền để chi tiêu, kéo theo sự tăng trưởng của sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu.
• Điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mở rộng quy mô, tạo nên sự cạnh tranh giữa các công ty trên thị trường.
• Hậu quả dẫn đến sẽ là sản xuất hàng hóa dư thừa, bắt buộc doanh nghiệp cần giảm giá để kích cầu tiêu dùng. Hệ lụy là lợi nhuận kinh doanh giảm, các công ty cắt giảm lương, cắt giảm lao động và cuối cùng là suy thoái kinh tế.

Câu 3: Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng GDP?

  • GDP có chiều hướng giảm mạnh trong giai đoạn suy thoái.
  • GDP tăng nhẹ trong giai đoạn phục hồi.
  • GDP tăng trưởng mạnh trong giai đoạn hưng thịnh.
  • Cả 3 câu trên đều đúng.

Chu kỳ kinh tế là những biến động lên xuống của nền kinh tế, do các tác động từ bên trong hay bên ngoài. Giá trị GDP của một quốc giá chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của chu kỳ kinh tế. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến tăng trưởng GDP cụ thể như sau:
• Giai đoạn suy thoái nền kinh tế: Các hoạt động kinh tế như (đầu tư, sản xuất, nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu của người dân…) đều giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GDP của quốc gia, có chiều hướng giảm mạnh.
• Giai đoạn phục hồi của chu kỳ kinh tế: Lúc này, nhu cầu tiêu dùng bắt đầu tăng chậm trở lại. Hoạt động đầu tư, sản xuất, lãi suất cũng tăng trở lại nhưng tốc độ khá chậm. Điều này sẽ thúc đẩy sự gia tăng của giá trị hàng hóa dịch vụ, giúp giá trị GDP tăng nhẹ.
• Giai đoạn hưng thị của chu kỳ kinh tế: Biểu hiện lương tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, doanh nghiệp tuyển dụng thêm nhiều nhân sự để gia tăng sản xuất. Điều này sẽ tác động đến hoạt động chi tiêu, nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng mạnh, kéo theo sự tăng trưởng mạnh của GDP.

Trạng Chứng

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư...

Kiên quyết loại bỏ những quy định không còn phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Thấu hiểu, chia sẻ với những khó khăn, thách thức, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, giải pháp để hỗ trợ, tiếp sức đội ngũ doanh...

Đề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM

Ngày 20/03/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển...

'Dám nghĩ, dám làm' và thượng tôn pháp luật

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước khuyến khích và kêu gọi có cơ chế để bảo vệ các cán bộ nhà nước dám nghĩ, dám làm, có hành động sáng tạo, đột phá vì lợi ích chung. Điều này...

Thủ tướng: Phát triển kinh tế xanh tránh tình trạng 'tăng trưởng trước, dọn dẹp sau'

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng xanh là xu thế của thời đại, cũng là vấn đề toàn cầu, do đó mục tiêu quan trọng là cộng đồng doanh nghiệp đồng hành...

Thủ tướng: Quyết tâm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

Sáng 19/03, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng...

Thủ tướng đề nghị 19 tập đoàn, tổng công ty nâng cao trách nhiệm với tài sản nhà nước

Sáng 18/03, phát biểu kết luận hội nghị đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban), Thủ tướng đề nghị 19 tập đoàn, tổng công ty nhà...

Thủ tướng chủ trì hội nghị phát huy hiệu quả của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước

Sáng 18/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực...

CTS: Tăng trưởng GDP Việt Nam 2023 ước tính đạt 6.8%

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế vĩ mô năm tháng 02/2023, bộ phận Nghiên cứu và phân tích Công ty Chứng khoán VietinBank (CTS) ước tính tăng trưởng GDP Việt Nam có...

Chính phủ kỷ luật cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Mai Tiến Dũng

Ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị thi hành kỷ luật hình thức cảnh cáo do đã có vi phạm, khuyết điểm trong quá trình công tác và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98