Dòng tiền trên thị trường chứng khoán vận động ra sao trong năm Nhâm Dần?

26/01/2023 09:00
26-01-2023 09:00:00+07:00

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán vận động ra sao trong năm Nhâm Dần?

Năm Nhâm Dần vừa qua, dòng tiền trên sàn chứng khoán vận động ra sao? Đâu là nhóm ngành được dòng tiền chú ý nhiều nhất?

Tiếp nối cơn sốt tiền rẻ của năm 2021, những tháng đầu năm 2022, dòng tiền trên thị trường vẫn rất dồi dào. Bình quân tháng 2 và tháng 3 lần lượt đạt 25.6 ngàn và 30 ngàn tỷ đồng - cao hơn mức bình quân cả năm trước đó (gần 25 ngàn tỷ đồng). Nhưng đây là mức đỉnh của thanh khoản trong năm. Cơn sóng cuối cùng đổ ập xuống và dòng tiền dần rút ra. Thanh khoản giảm về mức chỉ còn dưới 15 ngàn tỷ đồng/phiên.

Trong năm qua, thị trường chứng khoán chịu nhiều tác động từ các yếu tố vĩ mô như rủi ro lạm phát toàn cầu, Fed tăng lãi suất hay chính sách Zero COVID của Trung Quốc.

Trong nước, rủi ro từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp với các sự kiện như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát; quá trình thanh lọc sai phạm trên TTCK như sự kiện FLC; áp lực tỷ giá và lạm phát dẫn đến trạng thái thắt chặt thanh khoản và mặt bằng lãi suất tăng cao; đầu tư công giải ngân chậm… đã gia tăng áp lực, khiến TTCK Việt Nam trở thành một trong những thị trường có diễn biến tiêu cực nhất toàn cầu. Từ đó, dòng tiền có xu hướng rời bỏ khỏi thị trường.

Mãi cho đến tháng 11 - 12/2022, dòng tiền mới hồi phục nhờ khối ngoại đẩy mạnh giải ngân. Chỉ trong 2 tháng cuối năm, khối ngoại mua ròng 32.1 ngàn tỷ đồng, từ đó, ghi nhận mua ròng hơn 30.2 ngàn tỷ đồng cho cả năm 2022 (tính trên 2 sàn niêm yết).

Tới nửa đầu tháng 1/2023 (tính tới 13/01), ngay trước tết Nguyên đán, giá trị giao dịch bình quân chỉ còn ở mức 8.6 ngàn tỷ đồng/phiên.

Tỷ trọng giá trị khớp lệnh của các nhóm ngành vào thanh khoản toàn thị trường

Nhìn lại năm qua, bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, kim loại và xây dựng là 5 nhóm chủ đạo trong cơ cấu dòng tiền. Giá trị giao dịch của 5 nhóm này thường chiếm từ trên 50 - 70% trong tổng giá trị khớp lệnh toàn thị trường.

Cổ phiếu ngành bất động sản giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu dòng tiền toàn thị trường. Trong năm Nhâm Dần, nhóm này duy trì tỷ trọng trong tổng giá trị khớp lệnh ở mức 20%. Chỉ trong tháng cuối năm, tỷ trọng này giảm xuống còn 17.3%, nhường vị trí dẫn dắt cho nhóm ngân hàng.

Càng về cuối năm, nhóm ngân hàng càng thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường. Tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị khớp lệnh của nhóm này đạt trên 20% trong các tháng cuối năm Nhâm Dần. Tuy vậy, từ tháng 3 - 9/2022, đóng góp vào thanh khoản chung của nhóm này khá thấp, chỉ ở mức 10 - 15%.

Tăng trưởng giá trị khớp lệnh bình quân của các nhóm ngành so với tháng 2/2022
Nguồn: VietstockFinance

Xét về xu hướng, các nhóm ngành đều bị rút tiền theo tình hình chung của thị trường trong năm Nhâm Dần.

Dù là nhóm đóng góp lớn vào thanh khoản, ngân hàng lại là nhóm bị rút tiền mạnh ngay từ đầu năm. Từ mức giao dịch hơn 5 ngàn tỷ đồng/tháng đầu năm, giá trị giao dịch của nhóm ngân hàng giảm chỉ còn 3,500 ngàn tỷ đồng/tháng trong tháng 3 - 4/2022. Sau đó, nhóm này giao dịch dưới 2,000 tỷ đồng/phiên trong các tháng giữa năm, từ tháng 6 - 10/2022.

Nguồn: VietstockFinance

Đối với nhóm bất động sản, kim loại, vận tải, tình hình rút tiền ngày càng mạnh vào những tháng cuối năm.

Nguồn: VietstockFinance

Nhóm dệt may cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Đặc biệt, thanh khoản của nhóm này sụt giảm mạnh trong tháng cuối cùng của năm Âm lịch trước tình trạng khan đơn hàng do nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường lớn sụt giảm vào cuối năm 2022.

Nguồn: VietstockFinance

Nhóm chứng khoán có những nhịp lên xuống đan xen trong năm. Các nhịp hầu hết đều trùng với các nhịp tăng giảm của thị trường. Đặc biệt, những lúc thị trường hồi phục mạnh thì dòng tiền lại quay trở lại nhóm cổ phiếu này. Chẳng hạn giai đoạn thị trường hồi phục tháng 7 - 8 và tháng 11 - 12/2022.

Nguồn: VietstockFinance

Các nhóm bảo hiểm, bán lẻ, công nghệ thông tin có giai đoạn khởi đầu rất tích cực. Nhóm này có thanh khoản tăng mạnh trong các tháng đầu năm. Tuy vậy, dòng tiền lại dần rút ra vào những tháng cuối năm.

Nguồn: VietstockFinance

Chí Kiên

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 10/04: Khối ngoại quay lại bán ròng

Phiên 10/04, khối ngoại quay lại bán ròng sau phiên hiếm hoi mua ròng, trong khi đó tự doanh công ty chứng khoán vẫn duy trì đà bán ròng. 

Khẳng định không có bất kỳ thông tin nào gây ảnh hưởng đến Công ty, giá MBT vẫn giảm sàn 6 phiên liên tiếp

Sau 6 phiên nằm sàn, sắc tím đã “ghé thăm” cổ phiếu của CTCP Bất động sản cho thuê Minh Bảo Tín (UPCoM: MBT) trong phiên sáng 10/04.

VN-Index đang tăng mạnh nhất trong gần 24 năm

Thị trường chứng khoán đang trong đà hưng phấn đầu phiên 10/04/2025. VN-Index bật tăng mạnh gần 73 điểm, tương ứng mức tăng 6.65%. Sắc tím lan rộng trên toàn thị...

Đi tìm cổ phiếu trong sự bất ổn

Thị trường chứng khoán đang trải qua giai đoạn nhiều biến động khi tâm lý nhà đầu tư bị thử thách bởi những cú sốc từ bên ngoài. Quyết định áp thuế của Mỹ bất ngờ...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 10/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

10/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Angimex nêu lý do cổ phiếu “lau sàn” 5 phiên: Không phải vì thuế quan Mỹ

Từ 02/04/2025, giá cổ phiếu CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, HOSE: AGM) liên tục xanh sàn, chỉ còn 1,970 đồng/cp tại kết phiên 09/04. 5 phiên sàn liên tiếp...

Tìm điểm sáng đầu tư sau cú rơi của thị trường

Lực bán mạnh sau thông tin Mỹ áp thuế nhập khẩu 46% vừa qua đã tạo điều kiện cho nhiều cổ phiếu có mức chiết khấu hấp dẫn. Chuyên gia đánh giá, đây là lúc nhà đầu...

Theo dấu dòng tiền cá mập 09/04: Khối ngoại mua ròng trở lại

Phiên 09/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng phiên thứ hai liên tiếp thì khối ngoại đã quay lại mua ròng sau chuỗi bán ròng kéo dài.

Cổ phiếu Chứng khoán Tiên Phong bị cảnh báo

Ngày 09/04, Sở GDCK TPHCM (HOSE) đã có thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu của Chứng khoán Tiên Phong (HOSE: ORS).


Hotline: 0908 16 98 98