Hiệu ứng tháng Giêng khó quay lại

08/01/2023 21:37
08-01-2023 21:37:54+07:00

Hiệu ứng tháng Giêng khó quay lại

Hiệu ứng tháng Giêng được định nghĩa là những nhịp tăng của thị trường trong giai đoạn đầu năm, tuy vậy, hiệu ứng này đã không ghi nhận kể từ năm 2020 đến 2022.

Trong Chương trình Bí mật đồng tiền, ông Vũ Đức Nam (Nathan Vũ), Giám đốc Đầu tư - Art Investor cho rằng, bối cảnh chung của mỗi năm sẽ mỗi khác, vấn đề nằm ở việc trong tháng Giêng, thị trường sẽ có câu chuyện gì để kỳ vọng. Theo ông, sự kỳ vọng của thị trường sẽ đến trong cuối tháng 1, khi các công ty công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022. Ngoài ra, động lực về dòng tiền vẫn sẽ kỳ vọng vào dòng tiền nước ngoài.

Hiện tại, nhà đầu tư nước ngoài đã có chuỗi mua ròng 30 phiên liên tiếp, tổng giá trị hơn 20,000 tỷ đồng. Theo ông Nam, dòng tiền nước ngoài sẽ được xem là nguồn vốn “mồi” hỗ trợ cho xung lực thị trường. Nhìn vào 1 tuần trước khi 2022 kết thúc, gần như giao dịch “ảm đạm”, mọi chỉ số đều không lạc quan.

Do vậy, thường sẽ có một hiệu ứng mang tính chất vật lý trong tháng 1, có thể không phải hết tháng, nhưng trong một khoảng thời gian đủ để tạo hưng phấn nào đó cho mọi người trước khi nhận được kết quả kinh doanh quý 4, nghĩa là có sự phân hoá giữa đầu tháng và nửa sau của tháng. Ngày đầu năm mới, nhà đầu tư hồ hởi, chỉ số tích sẽ tích cực. Tuy nhiên, đổi lại, khi các thông tin báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 không quá lạc quan và dòng tiền nước ngoài chậm lại thì lúc đó chỉ số sẽ có sự phân hoá so với giai đoạn đầu tháng.

Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế Trưởng kiêm Trưởng ban Đào tạo và Phát triển Công ty Chứng khoán SSI chia sẻ thêm, đối với Việt Nam, tháng 1 là giai đoạn mà các quỹ đầu tư nước ngoài giải ngân (như năm 2012, 2013, 2014), nhưng gần đây chuyện đó không xảy ra. Theo ông, năm 2023 cũng sẽ là câu chuyện khó xảy ra, bởi nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân rất mạnh trong giai đoạn tháng 10, tháng 11 vừa qua.

Vậy nên, việc kỳ vọng một đợt giải ngân mạnh nữa vào tháng 1 để đẩy thị trường lên là tương đối khó. Bên cạnh đó, tỷ trọng nhà đầu tư nước ngoài trên tổng giao dịch cũng khá là thấp so với ngày xưa.

Dòng tiền nước ngoài vẫn sẽ đổ nhiều vào ETF. Do vào cuối năm, với mức định giá thấp, ETF đã trở thành lựa chọn khá tốt cho nhà đầu tư nước ngoài khi họ chưa biết chọn gì ở thị trường Việt Nam, trong lúc định giá chung là rẻ, tham gia vào khá dễ, nên dòng tiền giải ngân khá mạnh trong giai đoạn thị trường thấp như vậy.

Về động thái của các quỹ đầu tư chủ động, ông Nam nhận định, các quỹ đầu tư nước ngoài nhìn vào Việt Nam dưới vị thế là đang trong mức nền định giá hấp dẫn. Trong khi đó, về vĩ mô thì chắc chắn Việt Nam sẽ không có tăng trưởng âm, chỉ có chậm lại về mặt kỹ thuật. Do đó, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực và đó vẫn rất hấp dẫn đối với nhiều quỹ đầu tư chủ động.

Ông Nam cũng nhấn mạnh thêm rằng, sẽ không đặt kỳ vọng vào các quỹ đầu tư chủ động ở Mỹ hay EU, mà là những quỹ đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, đây là các quỹ vẫn đang rất tích cực tham gia vào thị trường Việt Nam.

Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế Trưởng kiêm Trưởng ban Đào tạo và Phát triển Công ty Chứng khoán SSI (ngồi giữa) và ông Vũ Đức Nam (Nathan Vũ), Giám đốc Đầu tư - Art Investor (ngoài cùng bên phải) trong chương trình Bí mật Đồng tiền

“Hai không, hai có” trong năm 2023

Nói về hai điều không nên trong năm 2023, ông Hưng đúc kết ngắn gọn qua 2 câu nói “không dò đáy” và “không đoán đỉnh”, ông cho rằng, đây là bài học sẽ không bao giờ cũ dành cho các nhà đầu tư. Còn đối với ông Nam, “hai không” sẽ thiên nhiều về cơ hội đầu tư, ông cho rằng sẽ nói “không” với doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính lớn và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cụ thể hơn về doanh nghiệp xuất khẩu, ông Nam cho rằng, 6 tháng đầu năm 2023 sẽ là thời điểm khó cho các hoạt động xuất khẩu. Chẳng hạn như về ngành xuất khẩu cá tra, khi Trung Quốc mở cửa trở lại có thể bù đắp vào khoảng hao hụt từ việc giảm xuất khẩu sang Mỹ, EU. Tuy nhiên, giá cá tra 2022 tăng rất mạnh, tạo đỉnh trong tháng 6, 7, nên hiện tại, giá cá tra đang chu kỳ đi xuống. Năm 2022 hầu như sản lượng xuất khẩu cá tra không giảm, vì vậy trong năm 2023, giá cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU sẽ tốt hơn so với sang Trung Quốc, dẫn đến biên lợi nhuận sẽ không tốt bằng 2022.

Nói về yếu tố nên có trong 2023, ông Hưng đứng ở góc độ kinh nghiệm đầu tư, cho rằng, nhà đầu tư nên “chăm chỉ làm bài tập” - hiểu rõ về cổ phiếu mà mình lựa chọn bằng việc nghiên cứu và xác định mục tiêu đầu tư rõ ràng. Thêm vào đó, câu chuyện quản trị rủi ro cũng nên tiếp tục được ưu tiên.

Còn đối với ông Nam, trong năm 2023, nên chọn những doanh nghiệp mà yếu tố đầu tiên nên là chất xúc tác, hay còn gọi là câu chuyện doanh nghiệp. Thứ hai, là nên chọn những doanh nghiệp chi trả cổ tức cao và có tăng trưởng lợi nhuận.

Chí Kiên

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

VinaCapital: Đầu tư công 2025 có thể đóng góp 2 điểm % vào tăng trưởng GDP

Báo cáo của VinaCapital nhấn mạnh rằng đầu tư công tăng 40% có thể bổ sung 2 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP năm 2025. Tuy nhiên, việc thực thi vẫn là bài toán...

Góc nhìn 26/02: Rung lắc để kiểm định vùng 1,300

Diễn biến thị trường trong các phiên tới được nhiều công ty chứng khoán (CTCK) dự báo sẽ có rung lắc để kiểm chứng lại vùng 1,300 điểm. Theo CTCK KB Việt Nam...

Ông Suan Teck Kin (UOB): Tăng mạnh đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng

Một trong những giải pháp quan trọng là tăng mạnh đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giảm tác động từ sự suy giảm trong xuất khẩu và sản xuất.

Góc nhìn 25/02: VN-Index có thể rung lắc liên tục?

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng VN-Index vượt lên vùng kháng cự tâm lý với thanh khoản vượt mức trung bình của năm 2024, thì triển vọng trung hạn thị trường...

Phân bổ danh mục ra sao để có lời trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có một vấn đề là đầu tư cổ phiếu dài hạn không dễ dàng như ở nhiều thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ, bởi hiếm khi duy trì được hai...

Có nên nắm giữ DCM, IDC và VHM?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị tăng tỷ trọng DCM do luật VAT sửa đổi và động lực tăng trưởng từ mảng phân NPK; nắm giữ IDC do tình hình cho thuê đất KCN...

Góc nhìn tuần 24-28/02: Xác suất vượt 1,300 điểm tăng đáng kể?

Chứng khoán VNDIRECT nhận định các phiên giao dịch tiếp theo trong tuần tới vẫn sẽ gặp thử thách ở ngưỡng 1,300 điểm nhưng cũng đồng thời đánh giá khả năng vượt...

Không gian tăng trưởng của cổ phiếu ngân hàng trong 2025 sẽ rất cao?

Mặc dù cổ phiếu ngân hàng tăng rất tốt trong năm 2024, định giá của ngành ngân hàng vẫn đang ở trong vùng tích lũy, chưa về mức trung bình định giá 5-10 năm. Vì...

Góc nhìn 21/02: Kéo dài đà hồi phục?

Aseansc nhận thấy dòng tiền đang quay trở lại thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho đà hồi phục tiếp tục kéo dài trong những phiên tới.

Tổng Giám đốc Standard Chartered Việt Nam: “Tăng trưởng tín dụng 16% có thể đạt được”

Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thúy Hạnh - Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam bên lề sự kiện “Tổng quan kinh tế Việt Nam và thế giới trong nửa đầu...


TIN CHÍNH

UBCKNN ký biên bản ghi nhớ đa phương về giám sát thị trường chứng khoán

UBCKNN ký biên bản ghi nhớ đa phương về giám sát thị trường chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ký kết Biên bản Ghi nhớ Đa phương về Giám sát của APRC- Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác về hoạt động giám sát thị trường chứng khoán với các cơ quan quản lý các nước và vùng lãnh thổ.




Hotline: 0908 16 98 98