Không nên dùng tâm lý của nhà giao dịch nhỏ lẻ khi đầu tư vào bất động sản

07/02/2023 16:56
07-02-2023 16:56:14+07:00

Không nên dùng tâm lý của nhà giao dịch nhỏ lẻ khi đầu tư vào bất động sản

Thời gian qua, một trong những thị trường con bò tăng mạnh nhất thế giới đã chấm dứt. Sau 13 năm tăng giá liên tiếp, giá nhà ở tại Hồng Kông đã lao dốc 15.6% trong năm 2022, trong khi số người sở hữu nhà ở có giá trị còn thấp hơn khoản thế chấp (dùng để mua nhà) đã tăng lên mức cao nhất trong 18 năm.

Tuy nhiên, nhiều người dân Hồng Kông vẫn xem đây chỉ là đà giảm tạm thời và đổ xô đi xem bất động sản trong tháng trước. Số lượng giao dịch nhà ở thứ cấp tăng lên mức đỉnh 8 tháng. Khi Trung Quốc mở cửa biên giới và Fed gần kết thúc chu kỳ tăng lãi suất, họ cược rằng thị trường có lẽ đã chạm đáy.

Vì sao họ lại tự tin đến thế? Nhiều năm nới lỏng định lượng và dòng tiền nóng liên tục đổ vào lĩnh vực bất động sản đã để lại cho người dân nước này 2 ấn tượng khó phai. Đầu tiên, bất động sản có thành tích vượt trội hơn tài sản tài chính. Thứ hai, giá nhà thường tăng cùng nhịp với chỉ số chứng khoán Hang Seng. Vì vậy, khi chỉ số Hang Seng tăng 7% từ đầu năm 2023, họ nghĩ giá nhà cũng sẽ tăng như thế.

Tuy nhiên, mua bất động sản không đơn giản như mua cổ phiếu.

Đầu tiên, việc tìm nhà thường mất tới vài tháng. Nếu như 6 tháng trước đó, những người muốn mua nhà được đề xuất mức lãi suất 2%, thì nay con số đó đã lên 3.375%. Đột nhiên, họ nhận ra là mình không đủ khả năng chi trả cho việc mua nhà. Những người mua nhà không chỉ trả nhiều hơn mỗi tháng, mà các ngân hàng có thể còn không chấp nhận cho họ vay thế chấp.

Cơ quan tiền tệ của Hồng Kông đã yêu cầu các ngân hàng thực hiện các bài kiểm tra sức chịu đựng (stress tests) với người đi vay. Một tiêu chí quan trọng là khoản trả hàng tháng không được vượt quá 50% thu nhập hàng tháng của họ. Sự biến động về lãi suất cho vay có thể khiến người dân không còn đáp ứng được tiêu chí này.

Ngoài ra, người dân thường vay nợ để mua bất động sản. Một năm về trước, để hỗ trợ cho người dân, Hồng Kông cho phép người dân có thể vay tới 80% với các căn hộ có định giá 12 triệu HKD (1.5 triệu USD), thay vì mức giới hạn 10 triệu HKD trước đó. Được biết, căn hộ 12 triệu HKD thường có diện tích gần 70 m2 ở Taikoo Shing – một khu dân cư dành cho tầng lớp trung lưu và thường được các đại lý bất động sản sử dụng làm thước đo chuẩn.

Ở mức lãi suất vay 2%, một hộ gia đình có thu nhập hàng tháng 77,000 HKD có thể tận dụng chính sách mới để mua nhà. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ khác khi lãi suất vay thế chấp lên 3.375%. Những người mua nhà đầu tiên sẽ cần mức thu nhập khoảng 90,000 HKD/tháng, theo ngân hàng lớn nhất Hồng Kông, HSBC.

Nói cách khác, vấn đề không phải là người mua nhà bình thường không thể xác định đáy thị trường, mà là họ không thể chi trả khi thị trường ở đáy.

Trong 1 tháng qua, tác giả bài viết Shuli Ren dành phần lớn thời gian trao đổi với các đại lý bất động sản và người mua tiềm năng. Bà cảm thấy nhà ở vẫn được xem là một khoản đầu tư hơn là một căn nhà để ở. Thậm chí, khi tới xem nhà lần đầu tiên, một nhân viên bất động sản sẽ nói với bạn cách tân trang lại nhà và bán lại để có lãi trong vài năm.

Rõ ràng, người dân Hồng Kông không đón nhận thông điệp “nhà là để ở chứ không phải để đầu cơ”. Tuy nhiên, đừng dùng tâm lý của nhà giao dịch nhỏ lẻ để đầu tư nhà ở. Bất động sản quá kém thanh khoản và mù mờ để có thể được đầu tư như chứng khoán.

*Bài viết thể hiện quan điểm của Shuli Ren trên Bloomberg Opinion.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98