Nấc thang mới trong bảng lợi nhuận ngân hàng 2022

14/02/2023 09:00
14-02-2023 09:00:00+07:00

Nấc thang mới trong bảng lợi nhuận ngân hàng 2022

Bất chấp những lo ngại về chi phí vốn gia tăng dưới áp lực tỷ giá và thanh khoản căng thẳng, ngành ngân hàng vẫn không ngừng thu lãi lớn trong năm 2022, đánh dấu thêm 1 nấc thang mới trong lợi nhuận ngân hàng.  

Lợi nhuận nhiều ngân hàng hụt hơi trong quý cuối năm 2022

Báo cáo tài chính quý 4/2022 của các ngân hàng cho thấy lợi nhuận có phần chững lại so với 3 quý đầu năm, song, tổng lợi nhuận cả năm vẫn tăng trưởng cao so với năm 2021.

Theo dữ liệu của VietstockFinance, tổng lợi nhuận trước thuế của 27 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 đạt 53,665 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ nhờ thu nhập lãi thuần tăng 25%, đạt 113,546 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gần như đi ngang, ở mức 34,508 tỷ đồng.

Trong đó, 3 nhà băng thoát lỗ trong quý 4 năm 2022 và 16 ngân hàng báo lãi trước thuế tăng so với cùng kỳ, nhờ nguồn thu chính cộng thêm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng thấp hơn thu nhập hoặc giảm trong kỳ.

Ở chiều ngược lại, có 1 ngân hàng báo lỗ và 7 ngân hàng có lãi trước thuế đi lùi do tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hoặc giảm thu nhập.

Nguồn: VietstockFinance

Tổng kết năm 2022, tổng lợi nhuận trước thuế của 27 ngân hàng đạt 246,218 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2021 nhờ thu nhập lãi thuần tăng 23%, đạt 428,401 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm nhẹ 1%, còn 120,100 tỷ đồng.

Yếu tố giúp lợi nhuận các nhà băng bứt phá trong năm nay đến từ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, lợi nhuận giữa các ngân hàng có sự phân hóa.

Từ mức nền thấp của cùng kỳ năm 2021, Eximbank giữ vị trí dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2022, đạt hơn 3,700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 3.1 lần năm trước.

Chiếm vị trí thứ hai về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm là BIDV với mức tăng 70% so với năm trước, đạt 23,058 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế nhờ nguồn thu chính tăng cùng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm.

Đáng chú ý, dù tăng tốc trong quý cuối năm khi thu về 180 tỷ đồng lãi trước thuế, NCB là ngân hàng báo lãi thấp nhất trong năm qua do lỗ trong quý 2 và quý 3. Theo đó, lợi nhuận cả năm của ngân hàng chỉ vỏn vẹn 1 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước.

Theo lý giải từ NCB, kết quả kinh doanh tiêu cực trong 2 quý vừa qua (quý 2 và 3) do Ngân hàng thực hiện thoái lãi, ngừng dự thu và trích lập dự phòng đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thực hiện trích lập dự phòng theo phương án cơ cấu lại, đồng thời Ngân hàng tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho các khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.

ABB, OCBKLB cũng là những ngân hàng có lợi nhuận đi lùi so với năm 2021, chủ yếu do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh.

Trật tự mới về lợi nhuận ngân hàng

Nguồn: VietstockFinance

Trật tự về lợi nhuận ngân hàng liên tục thay đổi qua các quý và cuối cùng đã đi đến hồi kết. Theo đó, dù để tuột khỏi tay ngôi vị quán quân lợi nhuận trong quý 1/2022, Vietcombank (VCB) đã nhanh chóng lấy lại “phong độ” ở các quý còn lại và giành ngôi quán quân lợi nhuận năm khi đạt trên 37 ngàn tỷ đồng. Theo sau là Techcombank, thu được 25,568 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 10%. Kế đến là BID đạt 23,058 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 70%.

Đáng chú ý, tuy có khởi đầu đầy khả quan và liên tục có mặt trong top 3 lợi nhuận ở các quý trước nhưng vì hụt hơi ở quý cuối, VPB đành lùi về hạng 5 lợi nhuận với 21,220 tỷ đồng, tăng 48% so cùng kỳ.

Ngân hàng đua nhau vượt kế hoạch lợi nhuận năm

2022 có lẽ là năm “thăng hoa” đối với các ngân hàng khi phần lớn đều báo vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra cho cả năm.

Nguồn: VietstockFinance

Là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất năm, Eximbank (EIB) cũng giành luôn danh hiệu ngân hàng vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm lớn nhất với tỷ lệ thực hiện lên đến 148%.

ABB là trường hợp có tỷ lệ thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm thấp nhất (55%). Ngân hàng này cho biết, do ảnh hưởng lạm phát, nhiều khoản chi phí phát sinh tăng so với 2021 và kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, năm qua, hoạt động kinh doanh trái phiếu Chính phủ gặp khó khăn do mặt bằng lãi suất tăng, tỷ giá ngoại tệ biến động gây ảnh hưởng bất lợi. Đến cuối năm, ABBank thực hiện kết chuyển số dư tài khoản kinh doanh ngoại tệ, bảo đảm tuân thủ quy định của NHNN cũng như điều chỉnh danh mục đầu tư đã tác động đến lợi nhuận cả năm. Cũng vì lẽ đó, năm 2022, ABBank chưa đạt kỳ vọng so với kế hoạch ĐHĐCĐ đã thông qua.

Lợi nhuận ngân hàng sẽ tiếp tục phân hóa?

Theo nhóm phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sự phân hóa vẫn đang xảy ra ở nhóm ngân hàng, các ngân hàng lớn có xu hướng đạt lợi nhuận tốt hơn.

“Điều này vẫn phù hợp với nhận định của chúng tôi về sự phân hóa về tăng trưởng lợi nhuận ngành trong năm 2022, chủ yếu do sự khác biệt về danh mục tài sản, tốc độ phục hồi của khách hàng, bộ đệm dự phòng và nền so sánh” - báo  cáo của VDSC cho hay.

Nhận định về năm 2023, chuyên gia phân tích VDSC cũng cho rằng chi phí vốn tăng nhưng tỷ suất tài sản sinh lãi có thể tăng chậm hơn, cùng với việc cho vay có độ trễ tái định giá 3 - 6 tháng dẫn đến NIM có thể thu hẹp nhẹ trong 1 - 2 quý tới.

Đáng chú ý, nhóm ngân hàng quốc doanh sẽ chứng kiến mức độ suy giảm NIM nhiều hơn so với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần vì  nhiệm vụ hỗ trợ nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn.

Nhóm phân tích của VNDirect giữ lập trường thận trọng với triển vọng ngành ngân hàng trong nửa đầu năm 2023, do căng thẳng thanh khoản và rủi ro trái phiếu doanh nghiệp vẫn hiện hữu. Khoảng 46,000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong 6 tháng đầu năm 2023 sẽ là một thử thách lớn trong hệ thống tài chính. Tuy vậy, sang nửa cuối năm, tình hình sẽ trở nên khả quan hơn khi lãi suất và căng thẳng tỷ giá dịu bớt; vấn đề thanh khoản cũng được giải quyết phần nào nhờ Chính phủ đẩy mạnh các gói đầu tư công.

Ái Minh

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

VRE đặt mục tiêu lãi kỷ lục, đưa vào thị trường gần 120,000m2 GFA mặt sàn bán lẻ

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, HĐQT CTCP Vincom Retail (HOSE: VRE) xác định năm 2025 tiếp tục giữ vững vị thế chủ đầu tư bất động sản bán lẻ số một về độ phủ và...

Muốn tăng vốn khủng, Bac A Bank chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận khiêm tốn trong năm 2025

Ngân hàng TMCP bắc Á (Bac A Bank, HNX: BAB) công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 với kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận và tăng vốn điều lệ.

Tập đoàn Bảo Việt đạt hơn 2,000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2024

Tập đoàn Bảo Việt (HOSE: BVH) công bố kết quả kinh doanh kiểm toán năm 2024 với Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

ĐHĐCĐ Timexco: Nâng nhẹ cổ tức, sẽ thuê thêm các cây xăng mới

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Timexco được tổ chức vào sáng ngày 31/03/2025. Các nội dung thông qua gần như tương tự tài liệu đã công bố, ngoại trừ thay đổi ở một số...

NET chi cổ tức kỷ lục 65%, cài số lùi lợi nhuận 2025

Bột giặt NET tiếp tục duy trì chính sách cổ tức hấp dẫn khi đề xuất mức chi trả 65% bằng tiền cho năm 2024. Dù vậy, kế hoạch 2025 của Doanh nghiệp đặt ra 2 kịch bản...

Cổ tức kỷ lục tại doanh nghiệp sản xuất vàng hiếm hoi trên sàn, thị giá từng vượt 300,000 đồng/cp

Sau năm 2024 lãi đột biến, KSV quyết định chia cổ tức tiền mặt 20%, mức cao nhất từ trước đến nay. Trên sàn chứng khoán, sau đợt tăng nóng lên trên 300,000 đồng/cp...

OCB đặt mục tiêu lãi trước thuế 2025 tăng 33%, chia cổ tức tiền mặt 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 với tờ trình về kế hoạch kinh doanh, tăng vốn điều lệ, phân phối lợi nhuận, bầu...

Chủ tịch và Tổng Giám đốc Bảo hiểm Petrolimex nhận thù lao hơn 2 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc của Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, HOSE: PGI) lần lượt nhận thù lao hơn 2.7 tỷ đồng...

ABC báo lãi thấp nhất 17 năm, không chia cổ tức 2024

Vướng vào tranh chấp pháp lý quốc tế, lợi nhuận 2024 của CTCP Truyền thông VMG (UPCoM: ABC) giảm sâu. Song song đó, Công ty cũng sẽ không chia cổ tức để bảo toàn...

Petrosetco kỳ vọng lãi sau thuế 244 tỷ, chuẩn bị cho sự kiện PVN thoái vốn

Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, HOSE: PET) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào sáng 25/04 tại TPHCM, dự kiến thông qua các mục tiêu quan trọng cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98