GDP quý 1 năm 2023 của Việt Nam tăng 3.32%

29/03/2023 09:07
29-03-2023 09:07:00+07:00

GDP quý 1 năm 2023 của Việt Nam tăng 3.32%

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1 năm 2023 ước tính tăng 3.32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3.21% của quý 1 năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023.

GDP quý 1 2023 chỉ tăng 3.32%

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.52%, đóng góp 8.85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0.4%, làm giảm 4.76%; khu vực dịch vụ tăng 6.79%, đóng góp 95.91%.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm, sản lượng một số loại sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước; nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp quý 1 năm 2023 tăng 2.43% so với cùng kỳ năm trước; ngành lâm nghiệp tăng 3.66% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0.02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2.68%, đóng góp 0.06 điểm phần trăm.

Tại khu vực công nghiệp và xây dựng, trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm do chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, số lượng đơn đặt hàng giảm mạnh. Giá trị tăng thêm các ngành công nghiệp quý 1 năm 2023 giảm 0.82% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023, làm giảm 0.28 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Nguyên nhân do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0.37%, làm giảm 0.1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 5.6% (sản lượng khai thác than giảm 0.5% và dầu mỏ thô khai thác giảm 6%), làm giảm 0.2 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 0.32%, làm giảm 0.01 điểm phần trăm. Riêng ngành xây dựng tăng 1.95%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0.28% và 1.41% của cùng kỳ năm 2011 và 2012 trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0.12 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ trong quý 1 năm 2023 thể hiện rõ sự phục hồi nhờ hiệu quả của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, chính sách mở cửa nền kinh tế trở lại từ ngày 15/3/2022 khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tới các nước trên thế giới được đẩy mạnh.

Đóng góp của một số ngành dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của quý 1 năm nay như sau: Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 25.98% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0.64 điểm phần trăm; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8.09%, đóng góp 0.85 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7.65%, đóng góp 0.45 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 6.85%, đóng góp 0.43 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 1.5%, đóng góp 0.1 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế quý 1 năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11.66%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35.47%; khu vực dịch vụ chiếm 43.65%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9.22%.

Về sử dụng GDP quý 1/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3.01% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 46.11% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 0.02%, đóng góp 0.14%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8.33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,52%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 53.75%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực Trung ương (GRDP) quý 1 năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 58 địa phương và giảm ở 5 địa phương trên cả nước. Trong đó, một số địa phương có tốc độ tăng GRDP ở mức cao so với tốc độ tăng GDP như Hậu Giang tăng 12.67%; Bình Thuận tăng 9.86%; Hải Phòng tăng 9.65%; Khánh Hòa tăng 9.07%; Cà Mau tăng 9.05%; Ninh Bình tăng 8.45%; Tuyên Quang tăng 8.42%; Bắc Giang tăng 8.40%.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản: Rạng rỡ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM".

Kinh tế TPHCM năm 2025: Cần có bước đột phá căn bản

Năm 2025, TPHCM cần có bước đột phá căn bản, đưa nền kinh tế Thành phố tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững.

Tiền đề cho “kỷ nguyên vươn mình”

Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Việt Nam khi vượt qua các thách thức toàn cầu để đạt những thành tựu ấn tượng - từ tăng trưởng GDP cao đến các...

Doanh nhân Việt với “thịnh đạt buôn bán - thịnh vượng quốc gia”

Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung hầu như ở lại trong tâm khảm người nghe về mối tình giữa chàng trai nghèo đến mức hai cha con phải mặc chung một cái quần với...

Chi tiết đầu mối và biên chế từng bộ, ngành của bộ máy Chính phủ sau khi tinh gọn, hợp nhất

Bộ Tài chính sau hợp nhất giữa Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính có 35 đầu mối, với số biên chế là 69.405 công chức, 17.656 viên chức, nhiều nhất khối Chính phủ.

Ngẫm lại nguy và cơ trong kỷ nguyên mới

Dù đạt được nhiều thành tựu trong xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam vẫn cần nhìn thẳng vào những hạn chế cốt lõi nếu muốn đạt được tăng...

Kinh tế hoà bình của Việt Nam và sức mạnh kiều bào trong kỷ nguyên vươn mình

"Nền kinh tế Việt Nam đang có cơ hội lớn để chuyển mình bắt kịp với thời đại. Dù khởi đầu có thể còn khó khăn nhưng chúng ta sẽ tạo được đòn bẩy giúp nền kinh tế...

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị được phân công giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, thay cho ông Nguyễn Hồ Hải vừa được điều động giữ chức Bí thư...

Tinh gọn bộ máy Chính phủ giảm 5 bộ trưởng, 13 tổng cục trưởng, 519 cục trưởng

Bộ máy Chính phủ tinh gọn giảm 5 bộ, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ, 13/13 tổng cục và hàng ngàn cục, vụ; đi cùng đó là giảm tương ứng số bộ trưởng, tổng cục...

Ông Phạm Đại Dương giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Chiều 24/1, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98