Nên bỏ hay giữ Quỹ bình ổn giá?

09/03/2023 08:17
09-03-2023 08:17:44+07:00

Nên bỏ hay giữ Quỹ bình ổn giá?

Liên quan đến Quỹ bình ổn giá trong dự án Luật Giá (sửa đổi), hiện vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Bên cạnh quan điểm đồng tình thì cũng có ý kiến đề nghị bỏ, bởi việc can thiệp bằng quỹ bình ổn giá chỉ là giải pháp tình thế, không thuận theo quy luật của thị trường.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài Quỹ bình ổn giá xăng dầu không nên duy trì thêm Quỹ bình ổn giá.

Chiều 8/3, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Giá (sửa đổi).

Thông tin về một số vấn đề lớn trong dự án luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai cho biết, lần sửa đổi này đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh; bỏ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, so với dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư, lần này đã giảm tối đa nội dung giao Chính phủ quy định (còn 9 nội dung).

Đáng lưu ý liên quan đến nội dung về bình ổn giá, trong đó có Quỹ bình ổn giá, bà Mai cho biết còn nhiều ý kiến khác nhau.

Theo đó, một số ý kiến tán thành giữ quy định về Quỹ bình ổn giá (quy định tại Điều 17 của dự thảo Luật), nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện đối với trường hợp cần thiết phát sinh, đã được khẳng định tác dụng sau đại dịch COVID-19.

Mặt hạn chế của quỹ bình ổn giá trong thời gian qua chủ yếu liên quan đến quá trình điều hành, nên chỉ cần khắc phục bằng điều chỉnh công cụ, biện pháp điều hành, bảo đảm công khai, minh bạch, rõ ràng;

“Không thể vì phương thức quản lý, điều hành quỹ bình ổn cụ thể mà bỏ mô hình góp phần giữ ổn định đời sống người dân”, ý kiến tán thành nhìn nhận. Tuy nhiên các ý kiến tán thành cũng đề nghị, không nên để quỹ bình ổn giá ở doanh nghiệp. Đồng thời cần hình thành một quỹ bình ổn quốc gia, trên cơ sở phát huy kinh nghiệm trích lập, hình thành, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay.

Ngược lại, cũng có ý kiến đề nghị sớm kết thúc mô hình này. Lý do, việc can thiệp bằng quỹ bình ổn giá chỉ là giải pháp tình thế, không thuận theo quy luật của thị trường. Mặt khác, đây thực chất cũng là tiền ứng trước của khách hàng để ứng phó khi giá hàng hóa cụ thể trên thị trường thế giới, trong nước có biến động lớn.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị hình thành quỹ phúc lợi xã hội nhằm bù đắp cho người yếu thế khi xảy ra chênh lệch quá cao, tác động đến thu nhập.

Viện dẫn theo báo cáo của Chính phủ, một số ý kiến lưu ý, hiện nay chỉ duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nên không cần thiết quy định thành một điều trong dự thảo Luật về quỹ, chỉ quy định tại điều khoản chuyển tiếp của dự thảo Luật để thực hiện Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tránh trường hợp thành lập quá nhiều loại quỹ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá, dự thảo đã bước đầu tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu quốc hội; hồ sơ trình nếu hoàn thiện thêm một bước nữa sẽ đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong tháng 3 này.

Đối với các nội dung có ý kiến khác nhau về thẩm quyền quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá và Quỹ bình ổn giá, ông Hải đề nghị tiếp tục rà soát, làm rõ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, thực tiễn, ưu nhược điểm, tính phù hợp với đặc thù của Việt Nam đối với của từng loại ý kiến.

Tới đây sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội tại Hội nghị chuyên trách và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Luân Dũng

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá dầu tăng hơn 2% sau khi Mỹ doạ cắt nguồn cung từ Iran

Thị trường dầu mỏ tăng mạnh trong phiên cuối tuần sau khi Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright cho biết Mỹ có thể chấm dứt hoạt động xuất khẩu dầu của Iran.

Giá dầu lao dốc hơn 3% vì căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Giá dầu thô tương lai giảm hơn 3% vào hôm thứ Năm, khi giới đầu tư lo ngại Mỹ đang áp thuế quá cao với Trung Quốc, vốn là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá xăng RON 95 giảm gần 2,000 đồng/lít

Giá xăng tại kỳ điều hành ngày 10/4 được điều chỉnh giảm mạnh sau 3 lần tăng liên tiếp. Giá xăng RON 95 về sát mức 19,000 đồng/lít.

Giá dầu tăng 13% từ đáy sau tin hoãn thuế

Hợp đồng tương lai dầu thô Mỹ đã bứt phá hơn 4% vào thứ Tư, ghi nhận ngày tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2024 sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan...

Thuế quan Mỹ có hiệu lực, giá dầu rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm

Vào lúc 13 giờ 55 phút (giờ Việt Nam), giá dầu Brent giao sau đã giảm 1,39 USD, tương đương 2,21%, còn 61,43 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ hạ 1,50...

Dầu WTI rớt mốc 60 USD/thùng xuống thấp nhất trong 4 năm

Giá dầu WTI rớt mốc 60 USD/thùng, xuống mức thấp nhất trong 4 năm vào ngày thứ Ba (08/04), khi nhà đầu tư lo ngại rằng chính sách thuế quan toàn diện của Tổng thống...

Dầu WTI giảm thêm 2% do nỗi lo suy thoái

Giá dầu WTI giảm 2% vào ngày thứ Hai (07/04), góp phần vào đà giảm sâu trong tuần trước do lo ngại chính sách thuế quan toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ...

Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu Brent tương lai giảm 2,28 USD (tương đương 3,5%) xuống còn 63,30 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) mất 2,20 USD (3,6%) xuống 59,79...

Dầu sụt hơn 6% xuống đáy hơn 3 năm do lo ngại suy thoái

Giá dầu rớt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021 trong tuần này, một phần là do lo ngại rằng mức thuế quan mới của Mỹ sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế.

Dầu sụt 6% sau khi 8 thành viên OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu

Giá dầu giảm mạnh vào ngày thứ Năm (03/04), khi 8 nhà sản xuất chủ chốt thuộc OPEC+ thống nhất tăng sản lượng dầu thô kết hợp thêm 411,000 thùng/ngày, đẩy nhanh tốc...

Giá vàng và hàng hóa


Hotline: 0908 16 98 98