Quý 1 năm 2023, CPI tăng 4.18% so với cùng kỳ năm trước

29/03/2023 09:31
29-03-2023 09:31:00+07:00

Quý 1 năm 2023, CPI tăng 4.18% so với cùng kỳ năm trước

Giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; giá xăng dầu, giá gas giảm theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0.23% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 3 tăng 0.74% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3.35%. Tính chung quý 1 năm 2023, CPI tăng 4.18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5.01%.

Tính chung quý 1 năm 2023, CPI tăng 4.18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5.01%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2023 giảm 0.23% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 6 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước; 5 nhóm hàng tăng giá.

Sáu nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:

- Nhóm giáo dục giảm mạnh nhất với 1.71% (tác động làm CPI chung giảm 0.11 điểm phần trăm), trong đó nhóm dịch vụ giáo dục giảm 1.95% do ngày 20/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP, trong đó yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022 để tiếp tục hỗ trợ cho người dân nên một số địa phương điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0.58% (tác động làm CPI chung giảm 0.19 điểm phần trăm). Trong đó, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0.28% (tác động tăng 0.01 điểm phần trăm); thực phẩm giảm 1% (tác động giảm 0.21 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0.11% (tác động tăng 0.01 điểm phần trăm).

- Nhóm giao thông giảm 0.16% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá vào ngày 01/3/2023, 13/3/2023 và 21/3/2023 làm giá xăng, dầu giảm 0.36% (tác động làm CPI chung giảm 0,01 điểm phần trăm); giá vận tải hành khách bằng đường bộ giảm 0.03%, giá vận tải đường sắt giảm 24.78%. Ở chiều ngược lại, giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0.06%; phí thuê ô tô, xe máy tự lái tăng 0.08%; phí học bằng lái xe tăng 0.35%.

- Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0.05% do quy luật giảm tiêu dùng sau Tết Nguyên đán.

- Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0.02% chủ yếu do giá điện thoại cố định, di động và máy tính bảng giảm.

- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0.02% chủ yếu do thời tiết các tỉnh phía Bắc ấm dần lên và nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm.

Năm nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng là:

- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0.36% chủ yếu do giá giá thuê nhà tăng 0.19%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0.97%; giá điện sinh hoạt tăng 0.48%; giá nước sinh hoạt tăng 2.73%. Ở chiều ngược lại, giá dầu hỏa giảm 7.48%; giá gas giảm 3.3% do từ ngày 01/3/2023 giá gas trong nước điều chỉnh giảm 16,000 đồng/bình 12 kg, sau khi giá gas thế giới giảm 60 USD/tấn (từ mức 790 USD/tấn xuống mức 730 USD/tấn).

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0.21% chủ yếu do giá một số dịch vụ cá nhân tăng như giá dịch vụ cắt tóc gội đầu tăng 0.66%; vật dụng và dịch vụ về cưới hỏi tăng 0.38; dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kính mát tăng 0.23%.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.14%. Trong đó, giá quạt điện tăng 0.36%; đèn điện thắp sáng tăng 0.31%; máy hút bụi tăng 0.28%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 0.26%; máy in, máy chiếu, máy quét tăng 0.21%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0.18%. Ở chiều ngược lại, giá ấm, phích nước điện giảm 0.4%; đồng hồ treo tường và gương treo tường giảm 0.08%; đồ nhựa và cao su giảm 0.07%.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.13% do giá khách sạn, nhà khách tăng 0.16%, giá du lịch trọn gói tăng 0.18%; xem phim, ca nhạc tăng 0.38%; thiết bị, dụng cụ thể thao tăng 0.36%.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.06%. Trong đó, giá dịch vụ y tế tăng 0.04%.

Lạm phát cơ bản tháng 3 tăng 0.22% so với tháng trước, tăng 4.88% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 1 năm 2023, lạm phát cơ bản bình quân tăng 5.01% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4.18%). Nguyên nhân chủ yếu do: Bình quân giá xăng dầu trong nước quý 1/2023 giảm 11.09% so với cùng kỳ năm trước là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Nhật Quang

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản: Rạng rỡ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM".

Kinh tế TPHCM năm 2025: Cần có bước đột phá căn bản

Năm 2025, TPHCM cần có bước đột phá căn bản, đưa nền kinh tế Thành phố tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững.

Tiền đề cho “kỷ nguyên vươn mình”

Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Việt Nam khi vượt qua các thách thức toàn cầu để đạt những thành tựu ấn tượng - từ tăng trưởng GDP cao đến các...

Doanh nhân Việt với “thịnh đạt buôn bán - thịnh vượng quốc gia”

Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung hầu như ở lại trong tâm khảm người nghe về mối tình giữa chàng trai nghèo đến mức hai cha con phải mặc chung một cái quần với...

Chi tiết đầu mối và biên chế từng bộ, ngành của bộ máy Chính phủ sau khi tinh gọn, hợp nhất

Bộ Tài chính sau hợp nhất giữa Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính có 35 đầu mối, với số biên chế là 69.405 công chức, 17.656 viên chức, nhiều nhất khối Chính phủ.

Ngẫm lại nguy và cơ trong kỷ nguyên mới

Dù đạt được nhiều thành tựu trong xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam vẫn cần nhìn thẳng vào những hạn chế cốt lõi nếu muốn đạt được tăng...

Kinh tế hoà bình của Việt Nam và sức mạnh kiều bào trong kỷ nguyên vươn mình

"Nền kinh tế Việt Nam đang có cơ hội lớn để chuyển mình bắt kịp với thời đại. Dù khởi đầu có thể còn khó khăn nhưng chúng ta sẽ tạo được đòn bẩy giúp nền kinh tế...

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị được phân công giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, thay cho ông Nguyễn Hồ Hải vừa được điều động giữ chức Bí thư...

Tinh gọn bộ máy Chính phủ giảm 5 bộ trưởng, 13 tổng cục trưởng, 519 cục trưởng

Bộ máy Chính phủ tinh gọn giảm 5 bộ, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ, 13/13 tổng cục và hàng ngàn cục, vụ; đi cùng đó là giảm tương ứng số bộ trưởng, tổng cục...

Ông Phạm Đại Dương giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Chiều 24/1, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98