TCTD được phép mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết đến hết 31/12/2023?

27/03/2023 16:44
27-03-2023 16:44:08+07:00

TCTD được phép mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết đến hết 31/12/2023? 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định về việc TCTD mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

NHNN cho biết việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN là cần thiết và cần được sớm ban hành nhằm phù hợp với tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD), góp phần kiểm soát chặt chẽ rủi ro, tăng cường trách nhiệm của TCTD.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung 1 số điểm và khoản trong điều 4 của Thông tư 16

Cụ thể là sửa đổi, bổ sung điểm d, bổ sung điểm e vào khoản 6; sửa đổi, bổ sung điểm b, bổ sung điểm d khoản 8 và bổ sung khoản 14, 15, 16 vào Điều 4.

Dự thảo sửa đổi định nghĩa Phương án khả thi và doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn; Tiêu chí xác định phương án khả thi và tiêu chí xác định doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn theo quy định.

TCTD chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp có Hệ số nợ phải trả (bao gồm cả khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành) của doanh nghiệp phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo BCTC quý gần nhất tại thời điểm phát hành đã được kiểm toán tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phát hành.

Dự thảo cũng sửa đổi quy định TCTD không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại doanh nghiệp khác và trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư với doanh nghiệp khác.

Dự thảo cũng bổ sung 3 khoản trong Điều 4:

  • TCTD chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích bổ sung vốn lưu động khi quản lý được nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành và thu thập đầy đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn lưu động tương ứng với giá trị trái phiếu theo các vòng quay vốn lưu động trong thời gian nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.
  • Khi TCTD mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích nhằm thực hiện bảo đảm nghĩa vụ, TCTD phải phong tỏa số tiền mua trái phiếu đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.
  • TCTD phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp cho doanh nghiệp phát hành, bên bán trái phiếu.

Dự thảo bổ sung quy định nội bộ nhằm góp phần kiểm soát dòng tiền thu được từ phát hành trái phiếu sử dụng đúng mục đích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra của cơ quan quản lý.

TCTD được phép mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết

Đáng chú ý, tại dự thảo sửa đổi bổ sung lần nay, NHNN lấy ý kiến về việc ngưng hiệu lực thi hành đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN để góp phần hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đến hết ngày 31/12/2023.

Do đó, trong thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết 31/12/2023, TCTD chỉ được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM (trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết) mà TCTD đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà TCTD đã bán khi:

(i) Đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này);

(ii) Bên mua trái phiếu doanh nghiệp này từ TCTD thanh toán toàn bộ số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm TCTD ký kết hợp đồng bán trái phiếu doanh nghiệp cho bên mua trái phiếu;

(iii) Doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của TCTD tại thời điểm gần nhất trước khi TCTD mua trái phiếu doanh nghiệp.

Điều 11 của Thông tư 16 trước đó quy định: 

11. Trong vòng 12 tháng sau khi bán TPDN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM (TPDN chưa niêm yết), TCTD không được mua TPDN chưa niêm yết mà TCTD đã bán và/hoặc TPDN chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với TPDN chưa niêm yết mà TCTD đã bán. Sau 12 tháng kể từ khi bán TPDN chưa niêm yết, TCTD chỉ được mua TPDN chưa niêm yết mà TCTD đã bán và/hoặc TPDN chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với TPDN chưa niêm yết mà TCTD đã bán khi:

a) Đáp ứng các quy định khác tại Điều này;

b) Bên mua TPDN này từ TCTD thanh toán toàn bộ số tiền mua TPDN tại thời điểm TCTD ký kết hợp đồng bán TPDN cho bên mua trái phiếu;

c) Doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của TCTD tại thời điểm gần nhất trước khi TCTD mua TPDN.

Hàn Đông

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam: Tiềm năng lớn, thách thức không nhỏ

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vẫn cho thấy sức hút mạnh mẽ với tổng dư nợ phục vụ đời sống tiêu dùng...

Tổng Giám đốc Phạm Như Ánh (MB): “Sáng tạo - An toàn - Hiệu quả” là 3 từ khóa ngành ngân hàng cần chú trọng năm 2025

Dưới góc nhìn của nhà lãnh đạo nhiều năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, Tổng Giám đốc MB đánh giá, dù còn nhiều yếu tố bất ổn tác động đến nền kinh tế - xã hội...

Giá USD hạ nhiệt, xuống mức thấp nhất 1 tháng

Tuần qua (20-24/01/2025), giá USD giảm mạnh trên thị trường quốc tế do Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy hạ lãi suất.

Saigonbank nói gì về việc 2 cựu cán bộ ngân hàng bị khởi tố nhận hối lộ?

Ngày 25/01/2025 Cơ quan điều tra Thành phố Cần Thơ khởi tố vụ án liên quan đến hai cựu cán bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCOM: SGB) chi nhánh...

Thu hút kiều hối: Điểm sáng nổi bật của kinh tế Việt Nam

Kiều hối vẫn duy trì vị trí trong tốp 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Thưởng tết ngân hàng lên tới 12 tháng lương

Nhóm ngân hàng quốc doanh có nơi thưởng tới 10-12 tháng lương nhưng có sự phân hóa lớn giữa các đơn vị và hiệu suất kinh doanh.

Tiếp tục tăng ngay từ đầu năm – lãi suất đang chịu sức ép từ đâu?

Sau các đợt tăng trong tháng cuối năm 2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi tiếp tục đi lên trong tháng 1-2025. Dù có không ít dự báo cho rằng mặt bằng lãi suất sẽ ổn...

Vì đâu tỷ lệ nợ xấu Vietbank chi nhánh Bình Dương tăng lên 8.55%?

Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo kết luận thanh tra về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) chi nhánh Bình Dương, có...

KienlongBank ghi nhận những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024

Quý 4/2024, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank; UPCoM: KLB) ghi nhận những kết quả kinh doanh tích cực. Theo số liệu từ Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất...

Dấu ấn kiều hối 10 tỷ USD của TPHCM

Lượng kiều hối chuyển về trong 20 ngày đầu năm 2025 trên địa bàn Thành phố đạt 492.7 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về địa...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH

BAF lập kỷ lục lợi nhuận

BAF lập kỷ lục lợi nhuận

Tổng đàn tăng mạnh, đạt gần 800,000 con đã giúp sản lượng và doanh thu bán heo 2024 của CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) vọt lên gấp đôi năm trước. Khoản lợi nhuận mang về cũng ở mức kỷ lục kể từ khi niêm yết.




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98