ĐHĐCĐ ACG: Lấy lại nhịp tăng trưởng từ tháng 4, nhà máy xuất khẩu đã đủ đơn hàng tới tháng 6

26/04/2023 13:20
26-04-2023 13:20:52+07:00

ĐHĐCĐ ACG: Lấy lại nhịp tăng trưởng từ tháng 4, nhà máy xuất khẩu đã đủ đơn hàng tới tháng 6

"Đơn hàng xuất khẩu hiện đang rất tốt, những người mua ở Mỹ đã bắt đầu đặt các đơn hàng rất lớn. Tôi hoàn toàn tin thị trường sẽ ấm trở lại trong quý 2/2023".

Đây là nhận định của Chủ tịch Lê Đức Nghĩa tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của CTCP Gỗ An Cường (HOSE: ACG) được tổ chức trực tuyến vào sáng ngày 26/04.

Chủ tịch Lê Đức Nghĩa chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 của Gỗ An Cường. Ảnh chụp màn hình

Có kết quả tốt nhờ lối đi riêng

Tại đại hội, Chủ tịch ACG Lê Đức Nghĩa cho biết: "Thực sự năm 2022 cực kỳ khó khăn, nhiều công ty gỗ trên toàn cầu đều bị giảm 30 - 40%. Thậm chí trong Hiệp hội gỗ của chúng tôi, gần như 70% thành viên không có lãi".

Nhìn lại trong năm 2022, xuất khẩu của ngành gỗ chững lại trong năm trước, trong khi chi phí đầu vào tăng và lượng hàng tồn kho ở mức cao. Hoạt động sản xuất gỗ MDF trong nước cũng có xu hướng chậm dần từ quý 2/2022. Điều này gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các công ty.

Điểm sáng của ngành năm qua nằm ở nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa, điển hình là gỗ công nghiệp.

Trong bối cảnh đó, An Cường vẫn có kết quả tốt trong năm 2022, với lãi sau thuế 616 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với 2021. Theo Chủ tịch Nghĩa, điều này là nhờ An Cường "có lối đi riêng, cách làm riêng".

Cơ cấu doanh thu của An Cường có sự chuyển dịch, với tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp giảm xuống 12.5% (từ mức 15% của năm trước), trong khi tỷ trọng nhà phân phối và đơn vị thi công thiết kế tăng lên 72% tổng doanh thu (từ mức 69%).

Kế hoạch lãi tăng gần 9% trong năm 2023

Năm 2023, Gỗ An Cường đặt kế hoạch tăng trưởng, trong đó lãi sau thuế được kỳ vọng 668 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ. Chủ tịch Nghĩa cho biết kế hoạch này chủ yếu dựa trên kết quả của năm 2022 và mức tăng trưởng này "cũng không quá đáng".

Đặt kế hoạch cao nhưng báo cáo tài chính quý 1/2023 lại không khả quan, với lãi sau thuế 36 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước và chỉ mới thực hiện 5.4% kế hoạch năm. Điều này dĩ nhiên khiến nhà đầu tư cảm thấy hoài nghi về tính khả thi của kế hoạch.

Làm rõ thêm cho cổ đông, Chủ tịch Nghĩa cho biết: "Quý 1/2023 bị tụt vì khoản chi phí bán hàng tăng lên 35 tỷ, do có nhiều chi phí chúng ta chưa chi từ năm ngoái cộng với chi phí từ việc mở rộng hệ thống phân phối trên toàn quốc".

Tuy vậy, vị Chủ tịch An Cường khẳng định sẽ giữ nguyên kế hoạch kinh doanh năm 2023. Ông chỉ tới một số tín hiệu nới lỏng về trái phiếu, bất động sản, lãi suất ngân hàng trong thời gian gần đây như một điều tích cực, đồng thời cho biết các thị trường châu Âu và Mỹ cũng đang cải thiện về nhu cầu.

"Những người mua ở Mỹ đã bắt đầu đặt các đơn hàng rất lớn. Tôi hoàn toàn tin thị trường sẽ ấm trở lại trong quý 2/2023", vị này chia sẻ. "Một dấu hiệu tích cực là từ tháng 4/2023, An Cường lấy lại nhịp độ của năm ngoái, tăng trưởng 10%. Do đó, chúng tôi vẫn cho rằng kế hoạch đề ra rất khả thi".

Mối quan hệ hợp tác với Sumitomo Forestry

Chủ tịch Nghĩa cũng chia sẻ thêm về mối quan hệ hợp tác giữa An Cường và Sumitomo.

Ông đánh giá đây là sự hợp tác rất tốt đẹp và thông qua mối quan hệ này, An Cường sẽ đẩy mạnh bán hàng sang Mỹ. "Doanh thu từ Sumitomo đã được 3 - 4 triệu USD. Năm nay, Sumitomo cam kết sẽ mang lại cho chúng ta doanh thu 3 - 5 triệu USD. Sắp tới, Công ty cũng hợp tác với Sumitomo để mở kho hàng và bán hàng của An Cường ở Mỹ", ông cho biết.

Bên cạnh đó, Sumitomo - với tư cách là một tập đoàn Nhật Bản có doanh thu hàng chục tỷ USD - đã hỗ trợ An Cường rất nhiều về tầm nhìn, công nghệ và chiến lược.

"Lợi ích từ Sumitomo sẽ không được đo bằng tiền mà đo bằng sự uy tín, kinh nghiệm, bằng những cái họ giúp đỡ An Cường", ông Nghĩa chia sẻ.

Xuất khẩu đang rất tốt, nhưng nội địa đang trầm lắng

Tại đại hội, ông Nghĩa cho biết An Cường hiện có đơn hàng xuất khẩu cực kỳ tốt.

"Trong nhiều năm qua, tôi đã làm việc với một vài hãng rất lớn và ký được nhiều đơn hàng xuất khẩu trong năm nay. Trong đó, một tập đoàn lớn đang mua hàng trăm triệu USD từ Đức, Ý. Hiện tập đoàn này đã chuyển một phần đơn hàng về An Cường và đánh giá sản phẩm của Công ty tốt không kém, nhưng lại có giá rẻ hơn. Họ cam kết mang lại cho chúng ta ít nhất 10 triệu USD trong năm nay, sang năm sẽ là 20 triệu USD. Hiện đã ký được hợp đồng trị giá 5 triệu USD với khách hàng mới này", ông cho biết.

Hiện các nhà máy xuất khẩu của An Cường đã chạy hết công suất, dự kiến đầy đơn hàng đến hết tháng 06/2023. "Tín hiệu tới cuối năm rất tốt, không ảm đạm như năm ngoái", ông nói.

Trong thời gian tới, An Cường sẽ không xuất tới quá nhiều thị trường mà chỉ tập trung vào hai thị trường chính là Campuchia và Mỹ. Với Campuchia, công ty đã tiến hành thành lập văn phòng và kho hàng ở đó. Còn với thị trường Mỹ, Công ty sẽ "song hành" cùng Sumitomo.

"Mỹ đang là thị trường khổng lồ và An Cường tập trung hết sức lực vào đó. Nếu làm quá nhiều thị trường, chúng ta không đủ nhân lực và sức để làm. Chúng tôi sẽ đầu tư mạnh vào Mỹ vì đã có nhiều kinh nghiệm ở thị trường này. Bên cạnh đó, Sumitomo cũng đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào Mỹ, sở hữu hàng loạt công ty bất động sản và xây dựng ở Mỹ. Tôi nghĩ chúng ta sẽ chạy song hành với họ ở thị trường Mỹ", ông chia sẻ.

Trong khi đó, tình hình đơn hàng trong nước đang rất trầm lắng do thị trường bất động sản bị đình trệ. Ông Nghĩa cho biết nếu tính tổng tất cả, các nhà máy của An Cường đang chạy 65% công suất.

Chưa có khả năng mất vốn với khoản phải thu 365 tỷ đồng với Novaland

Về khoản phải thu 365 tỷ đồng ở Novaland, Chủ tịch Nghĩa cho biết khoản này phải đến năm 2024 mới đến hạn và hiện chưa có khả năng mất vốn.

"Novaland hiện tái cấu trúc và đang làm rất tốt. Mới đây, họ đã gửi kế hoạch thanh toán rất tốt, do đó chúng tôi vẫn ghi nhận lợi nhuận bình thường. Đây là khoản đầu tư an toàn va chưa có vấn đề gì xảy ra cả", ông chia sẻ.

"Nên đầu tư dài hạn với cổ phiếu ACG"

Một nội dung cũng được bàn luận nhiều ở đại hội là diễn biến ảm đạm của cổ phiếu ACG kể từ khi lên sàn.

Theo vị Chủ tịch, có nhiều điều không may mắn với cổ phiếu ACG. "Chúng tôi niêm yết đúng lúc ngành gỗ việt nam và thế giới suy thoái. Lúc ACG vừa lên sàn, hàng loạt báo cáo cho thấy ngành gỗ suy thoái và kinh tế khó khăn. Do đó, nhà đầu tư dè dặt", ông cũng trấn an ngành gỗ sẽ rất tốt từ năm 2024 trở đi.

Bên cạnh khó khăn về ngành, ông Nghĩa cho rằng việc giá cổ phiếu ACG giảm mạnh cũng đến từ thị trường chung. "VN-Index có lúc lên 1,500 điểm, nhưng giờ chỉ còn 1,000 điểm, do đó cổ phiếu rớt mạnh cũng là điều bình thường. Tôi tin rằng thị trường đang ấm lại và định giá của thị trường Việt Nam vẫn đang thấp. Tôi khuyên quý vị đừng quá lo lắng, hãy tiếp tục nắm giữ đầu tư dài hạn", ông cho biết.

Đại hội kết thúc với tất cả tờ trình được thông qua.

Vũ Hạo

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chưa hết khó khăn, Xi măng Bỉm Sơn nối dài chuỗi thua lỗ

CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) cho biết nhu cầu sử dụng xi măng bao đang dần thấp hơn xi măng rời, tiếp tục làm giảm lợi thế và thương hiệu xi măng của Công ty...

Bầu Đức bán Bệnh viện cho ai?

Cuối năm 2023, bầu Đức cho biết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu, chính thức loại bỏ...

ACV sẽ vay 1.8 tỷ đô để đầu tư dự án sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) dự kiến vay 1.8 tỷ USD từ ba ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV để tài trợ cho dự án sân bay...

Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, Danh Khôi Holdings bị xử phạt

Ngày 04/05/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư Danh Khôi Holdings về hành vi...

Các hãng hàng không Việt chi bao nhiêu để thuê máy bay mỗi năm?

Trong những năm gần đây, ngành hàng không đã chứng kiến một xu hướng đáng chú ý: Chi phí thuê máy bay ngày càng tăng, trong khi lượng cung máy bay không tăng nhiều...

Thị trường thuận lợi, công ty chứng khoán lại có một quý “hốt bạc”

Quý 1/2024, lợi nhuận của các công ty chứng khoán (CTCK) đạt mức cao thứ 3 trong lịch sử.

Đạm Hà Bắc tiếp tục có lãi nhờ tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ

Kết thúc quý 1, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB) tiếp tục báo lãi dù cùng kỳ lỗ gần 130 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Công ty thực chất...

Sau lần 1 bất thành, Gilimex còn gì để "khoe" với ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của Gilimex không thể diễn ra vào ngày 05/05 do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự. Với việc lãi trở lại trong quý 1/2024, nhờ động lực...

Không còn tiền đền bù va chạm, Cảng Hải Phòng kinh doanh ra sao trong quý 1?

CTCP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP) khép lại quý 1/2024 với lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 219 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Nhưng do cùng kỳ phát sinh tiền...

BV Land cùng hai doanh nghiệp bị phạt do vi phạm liên quan đến công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt 3 công ty do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Trong đó, phạt nặng nhất CTCP BV Land (UPCoM: BVL) số...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98