Một quan chức Fed ủng hộ không nâng lãi suất trong tháng 6

22/05/2023 13:00
22-05-2023 13:00:00+07:00

Một quan chức Fed ủng hộ không nâng lãi suất trong tháng 6

Ông Neel Kashkari, Chủ tịch Fed khu vực Minneapolis, cho biết ông có thể sẽ ủng hộ phương án giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách tháng 6. Mục tiêu là để Fed có thời gian để đánh giá tác động từ các đợt nâng lãi suất trong quá khứ và triển vọng lạm phát.

“Tôi sẵn sàng cân nhắc ý tưởng là từ giờ Fed có thể hành động chậm rãi hơn đôi chút”, ông chia sẻ trong cuộc phỏng vấn ngày 20/05.

Ông Neel Kashkari, Chủ tịch Fed khu vực Minneapolis

Từ tháng 3/2022, Fed nhanh chóng tăng lãi suất 5 điểm phần trăm để kìm hãm lạm phát. Hiện phạm vi lãi suất đã lên 5-5.25%, cao nhất trong 16 năm qua.

Giới chức Fed đã phát tín hiệu rằng quyết định lãi suất trong cuộc họp hai ngày 13-14/06 có thể sẽ rất sát sao. Một vài quan chức nói rằng lạm phát và hoạt động kinh tế chưa giảm tốc đủ để ngân hàng trung ương giữ nguyên lãi suất.

Đến nay khả năng nâng lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2023 vẫn chưa quá rõ ràng. Một số thành viên Fed cho rằng lạm phát và hoạt động kinh tế chưa hạ nhiệt đủ để tạm ngưng nâng lãi suất. Song một số thành viên khác cho rằng họ có thể giữ nguyên lãi suất để đánh giá tác động từ các đợt nâng lãi suất và căng thẳng ở ngành ngân hàng. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng phát tín hiệu ủng hộ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tới.

“Tôi sẽ phản đối bất kỳ tuyên bố nào nói rằng chúng tôi đã xong nhiệm vụ. Nếu Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) quyết định bỏ qua việc tăng lãi suất trong cuộc họp tới thì đó là vì các thành viên muốn có thêm thông tin. Tôi có thể giải thích vì sao đó lại là hành động hợp lý. Giữ nguyên lãi suất trong một cuộc họp khác hoàn toàn với tuyên bố rằng ‘Chúng tôi nghĩ rằng mình đã xong nhiệm vụ’”, ông Kashkari chia sẻ.

Vị quan chức này đang xem xét tác động có độ trễ của các đợt tăng lãi suất và nguy cơ thắt chặt tín dụng sau sự sụp đổ của 3 ngân hàng khu vực gần đây.

Mặc dù lạm phát không giảm nhanh như dự báo của các quan chức, nhưng “rõ ràng là chúng đang giảm”, ông Kashkari cho biết. “Ít nhất là mọi thứ không trở nên tệ hơn. Nhưng bạn sẽ đề cập tới bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng và tự hỏi liệu căng thẳng đã qua hay chưa? Liệu căng thẳng có gia tăng trong thời gian tới? Đó là lý do để chúng tôi hành động chậm lại đôi chút”.

Trước đại dịch, Kashkari là một trong những thành viên có quam điểm “bồ câu” nhất trong FOMC, thường xuyên ủng hộ đường lối nới lỏng chính sách.

Nhưng từ năm ngoái, ông lại trở thành một trong những thành viên mang quan điểm “diều hâu” nhất, liên tục ủng hộ việc thắt chặt chính sách. Ông là một trong những thành viên có quyền bỏ phiếu về chính sách tiền tệ trong năm 2023.

Kashkari cho biết ông cũng đồng cảm với các tranh luận ủng hộ tăng lãi suất vì lạm phát đã duy trì ở mức cao hơn, trong thời gian dài hơn những gì các quan chức dự kiến.

“Việc không kéo lạm phát về 2% sẽ mang lại hậu quả lớn hơn so với việc cố gắng kéo giảm lạm phát về 2%.  Do đó, tôi thà thắt chặt chính sách nhiều hơn mức cần thiết đôi chút còn hơn là hối hận vì đã không đủ cứng rắn”, ông nói.

Vị quan chức này nói rằng ông không thấy dấu hiệu thắt chặt tín dụng ở Minneapolis. Tuy nhiên, với kinh nghiệm làm quan chức cấp cao của Bộ Tài chính trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008, ông cho rằng “căng thẳng ngân hàng chưa hoàn toàn qua đi”, ông nói. “Và mọi thứ có thể trở nên căng thẳng hơn và gây tác động đáng kể tới hoạt động kinh tế”.

Danh mục chứng khoán co thu nhập cố định của các ngân hàng đang bị mất giá trong bối cảnh lãi suất tăng mạnh. Ngoài ra, việc đường cong lợi suất bị đảo ngược – trong đó lợi suất ngắn hạn cao hơn lợi suất dài hạn – cũng làm giảm khả năng sinh lời của các ngân hàng ở hoạt động cho vay.

“Chắc chắn là đường cong lợi suất đảo ngược sẽ gây bất lợi cho các ngân hàng. Chúng trái với các nguyên tắc cơ bản trong mô hình kinh doanh của họ. Đường cong này bị đảo ngược càng lâu, môi trường hoạt động của các ngân hàng càng trở nên khó khăn”, ông chia sẻ.

Ông cho rằng căng thẳng trong ngành ngân hàng sẽ phụ thuộc một phần vào triển vọng của lạm phát. Nếu lạm phát hạ nhiệt nhanh chóng, Fed có thể sẽ sớm hạ lãi suất vào đầu năm tới, làm giảm áp lực cho các nhà băng.

Nhưng nếu lạm phát kéo dài dai dẳng và buộc Fed phải duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hoặc tiếp tục tăng lãi suất, thì căng thẳng trong ngành ngân hàng “có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn”.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98