Nền kinh tế lớn nhất châu Âu rơi vào suy thoái

25/05/2023 15:30
25-05-2023 15:30:13+07:00

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu rơi vào suy thoái

Kinh tế Đức rơi vào suy thoái khi các số liệu điều chỉnh cho thấy GDP nước này giảm trong quý 1/2023.

Cơ quan thống kê liên bang Destatis cho biết GDP Đức giảm 0.3% trong 3 tháng đầu năm, trong khi ước tính ban đầu là gần 0%. Trong quý trước đó, kinh tế Đức cũng giảm 0.5%.

Với các chuyên gia, thông tin này không quá bất ngờ vì sản xuất công nghiệp tháng 3/2023 của Đức đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 12 tháng.

Với việc GDP giảm 2 quý liên tiếp, nền kinh tế Đức đã rơi vào suy thoái, ít nhất là về mặt kỹ thuật.

Tiêu dùng giảm mạnh

Nguyên nhân chính dẫn tới kết quả đáng thất vọng này là sự suy giảm về tiêu dùng của hộ gia đình. Trong quý 1/2023, tiêu dùng của hộ gia đình giảm 1.2% so với tháng trước, trong bối cảnh lạm phát cao bào mòn “túi tiền” của người dân.

“Việc người dân do dự khi mua hàng thể hiện rõ ở nhiều lĩnh vực. Quý 1/2023, các hộ gia đình giảm chi cho thực phẩm và nước uống, quần áo, giày dép và nội thất so với quý trước”, Destatis cho biết trong tuyên bố.

Doanh số bán xe hơi cũng giảm do Đức giảm trợ cấp cho việc mua xe hybrid và xe điện từ đầu năm 2023.

Chi tiêu của Chính phủ cũng giảm 4.9%. Trong khi đó, đầu tư của khu vực tư nhân 3.9% trong quý 1/2023, từ mức thấp của 6 tháng cuối năm. Mức tăng trưởng này đến từ hoạt động xây dựng do môi trường thời tiết thuận lợi.

Hoạt động thương mại đóng góp tích cực vào GDP, vì nhập khẩu của Đức giảm 0.9%, trong khi xuất khẩu tăng 0.4% trong quý 1/2023.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Đức sẽ là nước có kết quả kinh tế yếu nhất trong các quốc gia lớn của thế giới trong năm 2023. IMF dự báo GDP Đức giảm 0.1% trong năm nay.

Kết quả ảm đạm của 6 tháng qua cho thấy GDP Đức vẫn còn ngập lặn dưới mức trước dịch.

Người tiêu dùng Đức siết chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát cao và lãi suất leo thang. Điều này dẫn tới doanh số bán lẻ giảm 8.6% so với cùng kỳ trong tháng 3 (đã điều chỉnh lạm phát).

Ngoài ra, chỉ số niềm tin doanh nghiệp của Viện Ifo cũng cho thấy các công ty Đức cũng bi quan hơn về triển vọng tương lai. Trong tháng 5/2023, chỉ số này giảm lần đầu tiên trong 7 tháng qua.

Trong quý vừa qua, lĩnh vực sản xuất bị đình trệ trong bối cảnh nhu cầu yếu, xuất khẩu giảm và đơn hàng mất hút. Điều này giáng đòn nặng nề tới kinh tế Đức.

Trong quý 1/2023, sản lượng sản xuất tăng 2% so với quý trước, nhưng sự suy giảm đã thấy rõ trong tháng 3/2023. Tăng trưởng cũng yếu hơn ở lĩnh vực dịch vụ, Destatis cho biết.

Vũ Hạo (Theo FT)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lợi nhuận hàng không toàn cầu năm nay dự kiến gấp hơn 2 lần

Hiệp hội của các hãng hàng không toàn cầu ngày 05/06 đã tăng gấp đôi dự báo lợi nhuận ngành trong năm 2023, từ 4.7 tỷ USD lên 9.8 tỷ USD, nhờ nhu cầu đi lại tăng...

Australia tăng lãi suất lên mức cao nhất trong vòng 11 năm qua

Các dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát tại Australia có xu hướng gia tăng, buộc Ngân hàng Dự trữ Australia phải tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên mức...

Trích lập dự phòng rủi ro của 5 ngân hàng lớn Canada tăng 13 lần

Trích lập dự phòng rủi ro của 5 ngân hàng lớn ở Canada vừa lên mức cao nhất kể từ năm 2020, do lo ngại về suy thoái kinh tế và khả năng vỡ nợ gia tăng trong lĩnh...

Vì sao kinh tế Mỹ chưa xuất hiện dấu hiệu suy thoái

Nhu cầu dồn nén, tiền tiết kiệm và nợ rẻ tích lũy trong thời kỳ phong tỏa đại dịch Covid-19 cùng với tình trạng khan hiếm lao động đã giúp nền kinh tế Mỹ vẫn kiên...

Tổng thống Joe Biden ký thông qua luật trần nợ

Ngày 03/06, Tổng thống Joe Biden ký thông qua luật về đình chỉ trần nợ, qua đó chấm dứt nỗi lo nước Mỹ vỡ nợ.

Deutsche Bank: Làn sóng vỡ nợ sắp diễn ra ở Mỹ, châu Âu

Mỹ và châu Âu sắp xảy ra làn sóng vỡ nợ, một phần là do chu kỳ thắt chặt tiền tệ nhanh nhất trong 15 năm qua, Deutsche Bank cho biết trong nghiên cứu vừa công bố...

Mỹ công bố báo cáo việc làm vượt xa dự báo

Nền kinh tế Mỹ tạo việc làm nhiều hơn dự báo trong tháng 5/2023, dù Fed đã nâng lãi suất 10 lần liên tiếp, Bộ Lao động Mỹ cho biết trong ngày 02/06.

Rời Trung Quốc, các ông lớn phương Tây rẽ hướng sang Việt Nam và các nước khác

Trong thập kỷ qua, các công ty phương Tây luôn tìm kiếm một địa điểm sản xuất thay thế cho Trung Quốc – một xu hướng mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp gọi là “Trung...

Lạm phát châu Âu bất ngờ xuống thấp nhất kể từ chiến sự Ukraine

Lạm phát ở châu Âu xuống thấp nhất kể từ khi Nga khởi động chiến sự ở Ukraine. Điều này sẽ củng cố cho quan điểm NHTW sẽ sớm kết thúc chu kỳ nâng lãi suất.

Thượng viện Mỹ thông qua thỏa thuận trần nợ, chờ Tổng thống Joe Biden phê duyệt

Cuối ngày 01/06 (giờ Mỹ), Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật đình chỉ trần nợ và hạn chế chi tiêu Chính phủ trong 2 năm. Hiện dự luật này đang được gửi tới bàn của...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98