Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Ủng hộ giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm hoặc 10 năm

06/06/2023 13:45
06-06-2023 13:45:00+07:00

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Ủng hộ giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm hoặc 10 năm

Trong buổi chất vấn sáng ngày 6/6 về chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần tính tổng thể các chính sách liên quan đến bảo hiểm, nếu tiếp tục đóng 20 năm thì người lao động không đợi được mà nhất là ở những ngành lĩnh vực ngành thâm dụng lao động. Quan điểm của Bộ là giảm xuống 15 năm hoặc 10 năm theo thông lệ quốc tế, tương ứng là đóng ít hưởng ít, bên cạnh đó nguyên tắc chia sẻ có nguyên tắc đóng hưởng và bình đẳng.

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh

Vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần được đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm. Bà Trần Thị Diệu Thúy (Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP HCM) nêu thực trạng làn sóng rút BHXH một lần trong công nhân lao động thời gian qua không giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt tăng cao khi có thông tin sắp sửa luật. Theo ĐB Thúy, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó lớn nhất là công nhân bất an với sự ổn định của chính sách BHXH.

"Công nhân coi BHXH như của để dành nhưng lo sợ chính sách mới làm hạn chế quyền tự quyết với món tiền của mình và lương hưu sau này không đủ sống. Giải pháp xử lý vấn đề này ra sao?", ĐB Thúy chất vấn.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết trước năm 2019, số lao động rút BHXH bình quân mỗi năm 500,000 người, nay đã lên tới 900,000 người. Người rời đi tương đương với số tham gia trở lại khiến nguy cơ hiện hữu là không đảm bảo an sinh cho người già và hệ thống không bền vững. Bộ trưởng nêu bốn lý do khiến lao động chọn rời bỏ hưu trí. 

Thứ nhất, vì thu nhập thấp và đời sống khó khăn. Phần lớn người rút BHXH là công nhân, rất ít công chức viên chức. Khu vực phía Nam chiếm tới 72% trong khi miền Bắc và Trung rất ít.

Hai là không có nước nào cho rút BHXH một lần dễ như Việt Nam. Ông nhắc lại lịch sử khi sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 60 hạn chế rút BHXH một lần nhưng công nhân phản đối. Quốc hội sau đó ban hành Nghị quyết 93 cho phép lao động được hưởng nếu có nhu cầu.

"Tôi đã mời cả chuyên gia quốc tế về bày mưu tính kế để hạn chế tình trạng này. Vị này nói Việt Nam rất hào phóng trong việc cho hưởng lương hưu tối đa 75% lẫn cho rút BHXH một lần, giờ sửa rất khó. Quốc tế chỉ cho rút khi lao động mắc bệnh nan y và định cư nước ngoài. Luật đã cho rút thì giờ khó mà cấm được", ông nói.

Ba là, quyền lợi khi rút BHXH một lần rất cao. Lao động chỉ đóng 8% nhưng được hưởng toàn bộ phần đóng của doanh nghiệp và nhà nước. Có nhiều trường hợp dù chưa muốn rút nhưng thấy lợi ích nhiều nên rút hết. Nhưng rời đi rồi không có nghĩa là không trở lại, theo ông Dung, 1/3 trong số lao động từng rút BHXH sau đó tiếp tục tham gia.

Bốn là, việc tổ chức tuyên truyền chưa tốt. Ông lấy ví dụ Hà Nội tuyên truyền cứ 10 người đi rút thì thuyết phục được 6 người trở lại; TP HCM, Đồng Nai cũng có một phần không rút nữa sau khi được tuyên truyền.

Bộ trưởng cho biết, Luật BHXH đang sửa đổi theo hướng không hạn chế mà tăng quyền lợi cho người lao động, phương án thế nào thì Quốc hội sẽ bàn kỹ trong kỳ họp tới.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết cần tính tổng thể các chính sách liên quan đến bảo hiểm

Chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy tranh luận, nếu lao động rút bảo hiểm do tuyên truyền thì các đơn vị sẽ tiếp thu để điều chỉnh. Nhưng lao động ở TP HCM mong muốn chính sách bảo hiểm xã hội phải nhất quán, ổn định lâu dài. "10 năm sửa luật lại có phương án về bảo hiểm xã hội khác đi, dẫn đến sự không an tâm của người lao động về đóng bảo hiểm xã hội, nên họ phải tính toán với việc rút một lần. Bộ trưởng nói sửa luật theo hướng tăng quyền lợi, vậy đó là quyền lợi gì?", bà chất vấn.

Đáp lại, Bộ trưởng Dung nói trong các hạn chế thì có việc chưa quan tâm đầy đủ tuyên truyền với người lao động, vì nếu làm tốt thì chắc chắn thời gian qua tình trạng rút BHXH một lần không như vậy. Do đó, các chính sách phải mang tính tổng thể.

Bộ tưởng cũng cho biết thêm, việc dừng rút bảo hiểm 1 lần là vấn đề khó khăn nhưng có quy định về điều kiện, trường hợp nào được rút, mức độ rút như thế nào, trong thời gian tới Quốc hội sẽ xem xét quyết định.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, thời gian qua một bộ phận người dân người lao động gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Về có cần gói hỗ trợ không, cơ quan tham mưu đang đánh giá kĩ thực trạng tình hình, dự báo chính xác tình hình từ nay đến Tết và năm 2024 để có chính sách dài hạn và ngắn hạn. Bộ trưởng cũng chia sẻ cá nhân mình không có thẩm quyền nói ngay quyết ngay chính sách lúc này mà trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định 

Về giải pháp căn cơ, Bộ trưởng cho biết tập trung tuyên truyền chính sách pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành của người sử dụng lao động; tập trung sửa đổi quy phạm pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở dữ liệu của bảo hiểm với dữ liệu dân cư; minh bạch cho người lao động biết tình hình đóng bảo hiểm của mình.

Tranh luận với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đại biểu Lê Thanh Phong cho rằng trả lời các đại biểu, Bộ trưởng đã nêu rõ một trong nguyên nhân khiến người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần là do tình hình doanh nghiệp khó khăn, đứt gãy cung cầu khiến người lao động gặp nhiều khó khăn.

Bộ trưởng cũng nêu một trong các giải pháp là sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, thắt chặt lại quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội, tuy nhiên, đại biểu Lê Thanh Phong cho rằng giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng này là phải giải quyết tình trạng người lao động bị nghỉ việc, mất việc khiến cuộc sống của người lao động gặp khó khăn.

Về giải quyết việc làm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các địa phương đẩy mạnh sàn giao dịch, trung tâm giao dịch việc làm. Trong sửa đổi Luật Việc làm sẽ quy định cụ thể về vấn đề này.

Về lực lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Bộ trưởng cho biết đây là giải pháp tạo công ăn việc làm tăng thêm thu nhập và tạo điều kiện cho thanh niên có nhu cầu tiếp cận công việc mới, tác phong làm việc mới, công nghệ mới. Thị trường tập trung ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và một số quốc gia châu Âu. Thu nhập bình quân cao hơn ở Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc. Thu nhập trung bình khoảng 600-700USD/tháng. Các nước đánh giá chất lượng lao động Việt Nam nhìn chung được đánh giá tốt, ý thức tốt, kĩ năng tốt và quan trọng hơn là hiệu suất công việc tốt. Tuy nhiên lưu ý ngoại ngữ còn kém, ý thức tổ chức kỉ luật. Với phương châm nâng cao năng lực đơn vị thực thi, tiếp tục đàm phán lựa chọn đối tác, vùng miền đến, xử lý nghiêm các trường hợp lừa đảo lao động, trục lợi chính sách. Bộ trưởng nêu rõ không đưa lao động đi bằng mọi giá.

Về hồ sơ giả, thu gom sổ bảo hiểm, trục lợi chính sách, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, thời gian qua Bộ đẩy mạnh thanh tra xử lý và kết quả về cơ bản tình trạng đã giảm đi. Bộ trưởng nhấn mạnh, chưa bao giờ quyết liệt như vừa qua, từ sau chất vấn của Quốc hội, Bộ vào cuộc quyết liệt. 1/3 số đoàn thanh tra để xử lý vi phạm bảo hiểm xã hội. Đã có 2,995 kiến nghị được xử lý; ban hành 205 quyết định xử phạt. Qua đó giảm tình trạng chậm đóng bảo hiểm.

Nhật Quang

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Rút BHXH một lần: 'Mất nhiều hơn được'

Không ít người lao động vì giải quyết khó khăn trước mắt đã rút BHXH một lần, nhưng về sau lại khó khăn đủ đường.

Dự thảo thông tư mới của NHNN đề xuất cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư

Dự thảo thông tư mới của NHNN dự kiến cho phép tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm với các sản phẩm theo quy định, trừ sản phẩm bảo hiểm liên kết...

Cần giải pháp hợp lý cho thị trường bảo hiểm nhân thọ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo một thông tư và nó có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Dự thảo thông tư này quy định rằng ngân hàng...

Gần 60% khoản bảo hiểm AIA bán qua ngân hàng bị hủy sau năm đầu

Bộ Tài chính cho biết, 57% khoản bảo hiểm AIA bán qua ngân hàng bị hủy sau năm đầu, một số nhân viên chưa đủ điều kiện nhưng vẫn bán bảo hiểm.

BVH: Hoạt động kinh doanh 2023 có nhiều dấu ấn tích cực, thể hiện sự phát triển bền vững

Ngày 29/03/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán). Trong đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh...

Lo rủi ro nếu để doanh nghiệp quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung

Bộ Tài chính đề xuất chuyển bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện từ các doanh nghiệp tư nhân sang BHXH Việt Nam quản lý để giảm thiểu rủi ro cho người tham gia.

Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia, tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức đóng tối đa 1%.

Bắt nhóm đối tượng làm giả hồ sơ, chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều công ty bảo hiểm

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ...

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hợp đồng bảo hiểm đã được quy định ngắn gọn và chặt chẽ hơn

Trong phần chất vấn Bộ trưởng Tài chính, đã có rất nhiều câu hỏi dành cho Bộ trưởng Phớc về vấn đề mua và bán bảo hiểm. Đặc biệt là vấn đề quy định về hợp đồng bảo...

Thanh tra bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 2 công ty bảo hiểm lớn

Năm 2024, Bộ Tài chính sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm; trong đó có thanh tra việc triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98