Đồng yen tiếp tục giảm giá do chưa thể đẩy lạm phát tới mục tiêu 2%

04/06/2023 21:00
04-06-2023 21:00:00+07:00

Đồng yen tiếp tục giảm giá do chưa thể đẩy lạm phát tới mục tiêu 2%

Đồng tiền Nhật Bản đã mất giá hơn 20% so với đồng euro kể từ đầu tháng 5/2020 và chừng nào chênh lệch lãi suất còn tiếp tục gia tăng thì không gì có thể ngăn cản đồng yen tiếp tục giảm giá.

Đồng yen của Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ở các nước phát triển, các ngân hàng trung ương đang phải đối mặt với lạm phát cao. Tuy nhiên tình hình tại Nhật Bản lại là một ngoại lệ lớn.

Ngân hàng trung ương nước này chưa thể đẩy lạm phát tiến tới mức mục tiêu 2%, vì vậy đồng yen tiếp tục giảm giá.

Thế giới tài chính nín thở vào cuối năm 2022 với câu hỏi liệu Nhật Bản cuối cùng có nới lỏng lãi suất? Tại Nhật Bản, BoJ trong nhiều năm đã giữ lãi suất chính sách ngắn hạn và lợi suất trái phiếu 10 năm quanh mức 0, với mục đích phần nào kích thích lạm phát.

Lãi suất cực thấp khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp vay tiền để mua sắm và đầu tư lớn. Ý tưởng là điều này sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, giá cả sẽ tăng và lạm phát sẽ tiến gần hơn đến mức 2% mà BoJ mong muốn.

Lý thuyết và thực tế hoàn toàn khác biệt

Ít nhất đó là lý thuyết. Diễn biến thực tế lại hoàn toàn khác biệt. Vào tháng 4/2023, lạm phát của Nhật Bản đã đạt 4,1%, mức cao nhất trong hơn 40 năm. Tuy nhiên, điều này là do sự tác động của giá năng lượng tăng cao và các vấn đề về chuỗi cung ứng trong những năm gần đây hơn là do các chính sách của BoJ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy kỳ vọng lạm phát của các hộ gia đình vẫn ở mức rất thấp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong việc thực hiện mức tăng lương được quy định trong các thỏa thuận tập thể của các công ty lớn.

Những yếu tố này chỉ ra rằng sự gia tăng lạm phát về cơ bản là một hiện tượng tạm thời, chứ không phải là sự tăng tốc cơ cấu mà BoJ muốn thấy xảy ra.

Tác dụng phụ không mong muốn

Hơn nữa, chính sách của BoJ cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Các nhà đầu tư quốc tế háo hức vay tiền với lãi suất cực thấp ở Nhật Bản hơn nhiều so với các hộ gia đình và doanh nghiệp trong nước.

Những nhà đầu tư này đang vay hàng tỷ euro mỗi tháng với lãi suất rất thấp ở Nhật Bản, để đầu tư những tài sản này vào những nơi khác trên thế giới với lợi nhuận cao hơn. Dòng tiền này đã làm tăng giá trị của tất cả các loại tài sản như chứng khoán Mỹ, bất động sản châu Âu và hàng hóa Mỹ Latinh.

Khi lãi suất bắt đầu tăng ở Nhật Bản, hình thức vay vốn đầu tư này sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều. Do đó, việc BoJ tăng lãi suất sẽ có tác động đến thị trường tài chính.

Một kết thúc nửa vời

Theo giới phân tích, chỉ khi lạm phát duy trì ở mức 2% trở lên trong một thời gian dài và các công ty thực sự tăng lương thì việc tăng các mục tiêu lãi suất ngắn hạn và dài hạn mới trở thành vấn đề thời sự. Cho đến lúc đó, vẫn còn nhiều việc phải làm.

Ngay cả dưới thời Thống đốc Kazuo Ueda, người nhậm chức vào đầu tháng 4/2023, lãi suất cơ bản ở Nhật Bản vẫn không thay đổi, trong khi chúng đang tăng mạnh ở phần còn lại của thế giới phát triển. Đây là tin tốt cho các nhà đầu tư cổ phiếu và cho những người muốn đi nghỉ ở Nhật Bản.

Đồng tiền Nhật Bản đã mất giá hơn 20% so với đồng euro kể từ đầu tháng 5/2020. Chừng nào chênh lệch lãi suất còn tiếp tục gia tăng thì không gì có thể ngăn cản đồng yen tiếp tục giảm giá./.

Duy Tùng

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Liệu đồng đô la yếu có châm ngòi chiến tranh tiền tệ?

Sự suy yếu của đồng đô la Mỹ đang gây áp lực phá giá tiền tệ ở các nước phụ thuộc vào xuất khẩu nhằm duy trì tính cạnh tranh. Dù vậy, giới chuyên gia cho rằng các...

Thị trường đầu tư dài hạn đang trở nên rủi ro hơn?

Các chính sách của Tổng thống Trump đã làm chao đảo thị trường tài chính. Trong bối cảnh này, ưu tiên bảo vệ tài sản của bản thân là điều cần thiết trước khi nghĩ...

Đồng USD đánh mất niềm tin từ đồng minh Mỹ, giảm xuống mức đáy 3 năm

Đồng USD đang phải đối mặt với áp lực bán gia tăng trên thị trường tiền tệ khi cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump cùng thái độ không mặn mà với hợp...

Đồng USD thoát “đáy” 7 tháng so với đồng yen sau đàm phán thương mại Mỹ-Nhật

Chỉ số đồng USD, thước đo diễn biến đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt, nhích nhẹ lên 99,6 điểm và gần như không thay đổi trong cả tuần này.

Google đối mặt với vụ kiện đòi bồi thường 5 tỷ bảng Anh về tìm kiếm quảng cáo

Ngày 16/4, Google khẳng định sẽ "mạnh mẽ" tự vệ trước việc khoảng 250.000 doanh nghiệp Anh đệ đơn kiện trị giá hàng tỷ bảng Anh với cáo buộc tính phí quá cao cho...

Ai đang bán tháo trái phiếu Chính phủ Mỹ?

Một hiện tượng kỳ lạ đang diễn ra trên thị trường tài chính toàn cầu. Thay vì tìm đến trái phiếu Kho bạc Mỹ như nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm bất ổn, nhà đầu...

Berkshire huy động 626 triệu USD qua trái phiếu yên giữa sóng gió thị trường

Động thái tỷ phú Buffet diễn ra trong bối cảnh thị trường đầy biến động và các khoản đầu tư vào các công ty thương mại Nhật Bản đang được đẩy mạnh.

Giới đầu tư đang rời bỏ nước Mỹ?

Trong ngày 11/04, Neel Kashkari, Chủ tịch Fed Minneapolis, cảnh báo những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính cho thấy các nhà đầu tư có thể đang rời khỏi...

“Ảo ảnh thanh khoản” trên thị trường ngoại hối toàn cầu: Nguy cơ tiềm ẩn đe dọa hệ thống tài chính

Những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường tiền tệ đang bày tỏ lo ngại về tình trạng phân mảnh và sự phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ của thị trường tài...

Trái phiếu Mỹ bị bán tháo, lợi suất có tuần tăng mạnh nhất trong gần 2 thập kỷ

Làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump đã đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vọt...


TIN CHÍNH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Chiều 25/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.




Hotline: 0908 16 98 98