Fed để ngỏ khả năng tăng lãi suất bổ sung vào tháng 7 nếu cần thiết

12/06/2023 08:58
12-06-2023 08:58:00+07:00

Fed để ngỏ khả năng tăng lãi suất bổ sung vào tháng 7 nếu cần thiết

Các quan chức cấp cao bao gồm Chủ tịch Fed đã chỉ ra rằng họ có thể bỏ phiếu để giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp của Fed, đồng thời để ngỏ khả năng tăng lãi suất bổ sung vào tháng 7 nếu cần.

Đồng tiền mệnh giá 100 USD. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được cho là sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 13-14/6 tới để các nhà hoạch định chính sách có thêm thời gian đánh giá tác động kinh tế của các đợt tăng lãi suất hiện tại và biến động trong ngành ngân hàng gần đây.

Các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vẫn có quan điểm khác nhau, với một nhóm thiểu số vẫn thúc đẩy đợt tăng lãi suất lần thứ 11 liên tiếp để chống lạm phát - hiện vẫn cao hơn mục tiêu dài hạn của Fed. Fed đã tăng lãi suất thêm 5 điểm phần trăm kể từ tháng 3/2022, lên mức 5-5,25%.

Lydia Boussour, chuyên gia kinh tế cấp cao của công ty kiểm toán EY, nhận xét quyết định “đóng băng” lãi suất sẽ nhận được sự ủng hộ, nhưng đồng thời FOMC vẫn để ngỏ khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.

Các quan chức cấp cao bao gồm Chủ tịch Fed Jerome Powell đã chỉ ra rằng họ có thể bỏ phiếu để giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp của Fed, đồng thời để ngỏ khả năng tăng lãi suất bổ sung vào tháng Bảy nếu cần thiết.

Cuối tháng trước, Thống đốc Fed Philip Jefferson cho biết việc không tăng lãi suất tại cuộc họp sắp tới sẽ cho phép FOMC xem xét thêm các dữ liệu trước khi đưa ra quyết định về thắt chặt chính sách tiền tệ. Ông Jefferson nói thêm rằng quyết định giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới không nên được hiểu là lãi suất đã đạt đỉnh trong chu kỳ (tăng lãi suất) này.

Các dữ liệu mới đây mô tả một bức tranh kinh tế sáng tối đan xen, với tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường lao động thắt chặt và lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.

Tuy nhiên, những người ủng hộ tăng lãi suất cao hơn, như Thống đốc Fed Christopher Waller, khẳng định: “Tôi không ủng hộ việc ngừng tăng lãi suất trừ khi chúng tôi có bằng chứng rõ ràng rằng lạm phát đang giảm và hướng tới mục tiêu 2%." Ông nói thêm việc Fed có nên tăng lãi suất hay không vào cuộc họp tháng Sáu sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế.

Sự chia rẽ giữa các thành viên của FOMC về lộ trình lãi suất phía trước đã khiến nhà đầu tư “xoay như chong chóng." Các nhà giao dịch hợp đồng kỳ hạn vào cuối tháng 5/2023 dự đoán về một đợt tăng lãi suất khác trong cuộc họp tới, nhưng giờ đây tỷ lệ đặt cược cho khả năng giữ nguyên lãi suất đã lên đến 70%. Nhiều nhà phân tích hiện cũng coi việc “đóng băng” lãi suất là kịch bản có khả năng xảy ra nhất.

Trong khi hầu hết các ngân hàng lớn dự đoán Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất, vẫn có một số nhà quan sát mong đợi Fed tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm. Nếu đa số thành viên FOMC ủng hộ việc tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp lần này, các nhà phân tích kỳ vọng Fed sẽ phát đi tín hiệu tăng lãi suất thêm 1 lần nữa vào tháng Bảy và kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.

Các nhà đầu tư trên thị trường phố Wall đang “đặt cược” vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tạm dừng hành động tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 6.

Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế phát hành tuần trước, cùng bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell, tại một sự kiện ngày 19/5 đang khiến thị trường hoang mang.

Ngày 17/5, Bộ Thương mại Mỹ công bố giá trị bán lẻ tháng 4/2023 tăng 0,4%, sau hai tháng sụt giảm liên tiếp.

Con số này cho thấy người tiêu dùng vẫn chi tiêu, bất chấp giá hàng hóa đang tăng và lãi suất ở ngưỡng cao.

Trong tuần từ 7-13/5, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm nhiều hơn dự kiến, nằm dưới mức trung bình ghi nhận được từ trước đến nay.

Dữ liệu từ Công cụ theo dõi CME của Fed vào ngày 16/5 chỉ ra rằng các thương nhân có khoảng 36% kỳ vọng là Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm tại kỳ họp tháng 6.

Nhưng việc Chủ tịch Powell phủ nhận xác nhận Fed sẽ dừng chính sách thắt chặt tiền tệ khiến tỷ lệ này giảm xuống còn 18,6% vào chiều ngày 19/5.

Nhưng giới quan sát tin rằng Fed khó có khả năng tăng lãi suất trong kỳ họp tới, do không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự chuẩn bị cho việc tăng lương cơ bản của Mỹ và số lượng việc làm đang tăng trưởng vượt xa dự báo.

Sự sụp đổ của một loạt ngân hàng khu vực, bao gồm Silicon Valley Bank, Signature Bank và First Republic, đã đẩy nhanh hành động thắt chặt các điều kiện tín dụng.

Mặc dù điều đó sẽ làm phức tạp kế hoạch ổn định giá của Fed, nhưng cũng mang lại lợi ích cho ngân hàng trung ương khi chi tiêu bị cắt giảm, giúp giá cả hạ nhiệt.

Việc Fed liên tục tăng lãi suất sẽ gây tác động đến nền kinh tế. Tuy nhiên, các tác động này thường xuất hiện trễ sau vài tháng.

Điều đó có nghĩa là Fed có thể muốn tạm dừng tăng lãi suất để theo dõi nền kinh tế.

Chúng khớp với khẳng định của Chủ tịch Powell rằng các hành động của Fed phụ thuộc vào dữ liệu thực tế, có nghĩa là cơ quan này sẽ theo dõi chặt chẽ những diễn biến của nền kinh tế quốc gia, trước khi đi đến quyết định về lãi suất tiếp theo vào ngày 14/6./.

Mai Ly

Vietnamplus





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ai đang bán tháo trái phiếu Chính phủ Mỹ?

Một hiện tượng kỳ lạ đang diễn ra trên thị trường tài chính toàn cầu. Thay vì tìm đến trái phiếu Kho bạc Mỹ như nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm bất ổn, nhà đầu...

Berkshire huy động 626 triệu USD qua trái phiếu yên giữa sóng gió thị trường

Động thái tỷ phú Buffet diễn ra trong bối cảnh thị trường đầy biến động và các khoản đầu tư vào các công ty thương mại Nhật Bản đang được đẩy mạnh.

Giới đầu tư đang rời bỏ nước Mỹ?

Trong ngày 11/04, Neel Kashkari, Chủ tịch Fed Minneapolis, cảnh báo những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính cho thấy các nhà đầu tư có thể đang rời khỏi...

“Ảo ảnh thanh khoản” trên thị trường ngoại hối toàn cầu: Nguy cơ tiềm ẩn đe dọa hệ thống tài chính

Những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường tiền tệ đang bày tỏ lo ngại về tình trạng phân mảnh và sự phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ của thị trường tài...

Trái phiếu Mỹ bị bán tháo, lợi suất có tuần tăng mạnh nhất trong gần 2 thập kỷ

Làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump đã đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vọt...

Vì sao Trung Quốc khó phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ?

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, một câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu Trung Quốc có sử dụng "vũ khí tiền tệ" để đối phó với các biện pháp thuế quan...

Trái phiếu Chính phủ Mỹ đột nhiên giao dịch như tài sản rủi ro, chuyện gì đang xảy ra?

Tài sản được mệnh danh là "phi rủi ro" đang có những dấu hiệu rạn nứt đáng lo ngại.

Đồng Nhân dân tệ giảm giá 6 ngày liên tiếp giữa cuộc chiến với Mỹ

Trung Quốc đang để đồng Nhân dân tệ suy yếu so với hầu hết đồng tiền lớn trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng căng...

Đồng Nhân dân tệ xuống gần đáy 17 năm

Trong ngày 09/04, đồng Nhân dân tệ Trung Quốc tiếp tục trượt dốc, áp sát mức đáy 17 năm so với đồng USD. Diễn biến này đe dọa đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo...

Các nhà đầu tư ETF sử dụng đòn bẩy mất kỷ lục 25 tỷ USD

Các nhà đầu tư đã mất 25.7 tỷ USD trong các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) có đòn bẩy vào cuối tuần trước, đánh dấu sự sụp đổ lớn nhất từ trước đến nay của các quỹ rủi...


Hotline: 0908 16 98 98