Người Việt lạc quan nhất châu Á về tương lai kinh tế

06/06/2023 16:35
06-06-2023 16:35:00+07:00

Người Việt lạc quan nhất châu Á về tương lai kinh tế

Việt Nam được coi là thị trường tăng trưởng trọng điểm của khu vực châu Á với sự bùng nổ sản xuất, sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số và sự trở lại của du lịch cùng với ngành bán lẻ phục hồi.

Theo báo cáo vừa công bố của WGSN (công ty toàn cầu về dự báo xu hướng), Việt Nam được coi là thị trường tăng trưởng trọng điểm của khu vực và lạc quan nhất về tương lai kinh tế của đất nước trong số các quốc gia châu Á.

Khoảng 70% người trẻ thế hệ Millennials (hay còn gọi là thế hệ Y - nhóm người trẻ nằm giữa thế hệ X và thế hệ Z) tỏ ra lạc quan về tăng trưởng tích cực.

Việt Nam nổi lên như điểm đến ưa thích của các công ty đa quốc gia vì ít xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất trong thời kỳ đại dịch.

Các công ty công nghệ trong nước và dòng vốn đầu tư vào công nghệ sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành một trung tâm công nghệ của khu vực.

Số lượng công ty khởi nghiệp của Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ khi bắt đầu đại dịch đến giữa năm 2022, và năm 2021 một kỷ lục về gọi vốn với 2,6 tỷ USD được thiết lập.

Cùng với những cải tiến về cơ sở hạ tầng logistics sẽ thúc đẩy thương mại điện tử ước đạt 49 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng GDP thực dự kiến là 6,2%.

Bà Helen Sac, Giám đốc tư vấn khu vực châu Á Thái Bình Dương của WGSN cho biết: “Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tin tưởng vào các nhãn hiệu và sản phẩm nội địa với 76% số người thích hàng hóa mang thương hiệu nội địa và “Made in Vietnam” hơn các thương hiệu nước ngoài.”

Người Việt lạc quan nhất trong các quốc gia châu Á về tương lai kinh tế. (Ảnh: Hoàng Hà).

Với thế hệ Millennials-Z chiếm gần một nửa dân số Việt Nam, dự kiến người tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục lối sống ưu tiên kỹ thuật số với mong muốn có được trải nghiệm đa kênh ngày càng linh hoạt và thuận tiện cũng như thanh toán số dễ dàng.

Tuy nhiên, trong khi chi tiêu hộ gia đình năm nay được dự báo sẽ tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, người tiêu dùng vẫn có xu hướng tăng cường tiết kiệm trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái.

Cũng như Dự báo hàng năm của WGSN về Người mua sắm tại Châu Á, năm 2023, mô hình chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng Việt Nam sẽ bao gồm hai yếu tố đặc trưng: một mặt là theo đuổi sự hài lòng ngay tức thì, một mặt là nỗ lực tăng cường tiết kiệm.

Để giữ chân người mua sắm trong năm 2023, các thương hiệu và doanh nghiệp được khuyến nghị nên kết hợp các kênh trực tiếp và trực tuyến một cách liền mạch bằng cách đầu tư vào hiện diện trực tuyến, khám phá hình thức dịch vụ “click and collect” (đặt hàng trực tuyến và nhận tại cửa hàng), thanh toán tại cửa hàng cho các đơn hàng trực tuyến và nâng cấp đa dịch vụ.

Người tiêu dùng Việt Nam đang đón nhận sự tiện lợi và dễ dàng của thanh toán số. Các thương hiệu cần bắt đầu tích hợp thanh toán số và các phương thức thanh toán đa dạng trên các kênh để giảm thiểu những vấn đề phát sinh và tăng tỉ lệ chuyển đổi, vì xu hướng sử dụng tiền mặt sẽ giảm trong những năm tới.

Ngoài ra, việc tăng giá trị của một thương hiệu thông qua các chương trình thành viên hoặc quan hệ đối tác khách hàng thân thiết với các thương hiệu liên quan cũng sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp đáp ứng mô hình chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng Việt Nam.

Tuân Nguyễn

Vietnamnet





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh

Sau khi các hãng hàng không tăng chuyến, giá vé chặng bay vàng Hà Nội - TPHCM bắt đầu hạ nhiệt, giảm một nửa so với đợt sau Tết Âm lịch.

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98