Nhịp đập Thị trường 15/06: Cổ phiếu dầu khí tăng tốc, VN-Index giảm nhẹ cuối phiên

15/06/2023 15:35
15-06-2023 15:35:30+07:00

Nhịp đập Thị trường 15/06: Cổ phiếu dầu khí tăng tốc, VN-Index giảm nhẹ cuối phiên

VN-Index tiếp tục mất điểm trong đợt ATC, nhưng so với chiều qua, thì lần này tâm lý NĐT cũng khác, bởi trước đó, cũng trong phiên chiều nay, chỉ số từng xuống sâu, giảm đến hơn 5 điểm dưới tham chiếu. Hiện tại VN-Index chỉ giảm có nửa điểm khi đóng cửa, dù số lượng cổ phiếu vốn hóa tỷ đô giảm giá trên sàn HOSE nhiều gấp khoảng 2 lần số tăng giá, đồng thời tổng số cổ phiếu giảm giá trên sàn này cũng vẫn chiếm quá 50%, so với chỉ chừng 35% tăng giá. Như vậy mức giảm điểm của VN-Index có thể coi là rất nhẹ so với mức giảm giá bình quân của cổ phiếu, hay nói cách khác, có lẽ có vài Large Cap khủng nào đó đã đỡ chỉ số.

Các nhóm lớn trên sàn HOSE cũng có dịch chuyển, thậm chí nghịch chuyển so với ban sáng. Cụ thể như ngân hàng, chứng khoán, thực phẩm, dầu khí là các nhóm có diễn biến tích cực hơn, trong khi BĐS, sắt thép, sản xuất điện tiếp tục đóng cửa với sắc đỏ đa số. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, nổi lên nhiều cái tên trong đó có nhiều nhóm mới như đồ uống, tư vấn định giá, vận tải hành khách, bảo hiểm… Cảng biển và kho bãi ngược lại lại có nhiều cổ phiếu bất ngờ quay qua giảm.

Diễn biến đồng dạng với VN-Index, chỉ số nhóm VN30 giảm chừng 2 điểm vào cuối phiên chiều, dù nhóm này có đến 15 cổ phiếu giảm giá, vs 11 tăng giá. Có thể nói, sự hiện diện của GAS, CTG và nhất là VCB trong nhóm tăng giá đã giúp chỉ số nhóm này, thậm chí cả VNindex, đỡ mất nhiều điểm hơn, bất chấp trong nhóm giảm giá, có cả bộ ba đại gia nhà Vin.

GAS chỉ còn tăng có 2.1%, yếu hơn 1 chút so với phiên sáng, nhưng nhóm dầu khí nhà PVN không vì thế mà mất độ hấp dẫn. Tính cả 3 sàn, nhóm này có khá nhiều cổ phiếu tăng mạnh hơn ban sáng, ngoài PVG vẫn “kịch kim” thì có thêm PVB, PVC, PVD, PVS. BSR hay PVT cũng đổi sang màu xanh dù không tăng giá mạnh. Đáng tiếc là 1 số tên tuổi khác như OIL, POW, PVI hay 2 đại gia phân bón DCMDPM vẫn đóng cửa trong sắc đỏ.

VCB bất ngờ tăng trở lại gần 1% đã góp phần đỡ các chỉ số mà cổ phiếu này hiện diện với tư cách là 1 trong những trọng số lớn nhất. Thực tế VCB đã nhanh chóng được kéo tăng trở lại ngay khi bước vào phiên chiều, đạt đỉnh chỉ sau 30 phút giao dịch, đánh võng 1 chút và đặc biệt lại được kéo lên ở đợt ATC, và đóng cửa cũng ở mức cao tương đương lúc đầu phiên chiều.

Tuy vậy nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn HOSE vẫn đóng cửa cuối ngày trong vị thế khá tiêu cực, khi chỉ có 5 mã tăng giá, so với 8 mã giảm giá. Ngoài VCB tăng, còn có thêm ACB, CTG, MSBTCB tăng giá, trong đó CTG vốn là mã tăng tốt nhất ban sáng. May thay, trong 8 mã giảm giá kia, hầu hết mức giảm dưới 1%, ngoại trừ LPBEIB.

Nhóm BĐS trên sàn HOSE không có mấy khởi sắc trong phiên chiều, thậm chí có nhiều mã còn đóng cửa ở mức thấp so với ban sáng. Ở nhóm vốn hóa lớn, bộ ba đại gia nhà Vin đã quay qua giảm giá, may thay còn NVL và nhất là PDR tăng giá khá ổn định. ở nhóm tầm trung, hầu hết đỏ, ngoại trừ NLG, IJC và bất ngờ có thêm DIG, tăng giá. Ở dòng smallcap, vẫn QCG, VRC và có thêm 2 mã nữa là TDHLGL cùng nhau giảm sàn gần 7%, riêng ITC ban sáng giảm cận sàn thì hiện chỉ còn giảm… 4,6%.

Diễn biến chỉ số HNX.Index đồng dạng với VN.Index, nhưng may thay không bị kéo giảm vào đợt ATC, thậm chí còn tăng thêm đôi chút. Công này có lẽ thuộc về PVS, và có thêm vài Large Cap và Mid Cap khác như PTI, PLC… trên sàn HNX, dù tổng thể, số cổ phiếu giảm giá ở 2 nhóm này vẫn nhiều hơn số tăng giá. Về tổng thể, Số cổ phiếu tăng giá trên sàn này chiếm chưa đến 30%, so với khoảng 50% giảm giá.

Ngược lại với VN-IndexHNX-Index, chỉ số sàn UPCoM không ngoi lên được tham chiếu trong suốt phiên chiều, dù có thêm 15 phút cuối khi 2 sàn kia đóng cửa. Không có sự hiện diện của nhóm dầu khí, ngoại trừ mỗi BSR, rõ ràng UPCoM-Index thiếu trụ đỡ, trong khi ngược lại có quá nhiều Large Cap giảm giá, trong đó đáng kể đến như ACV, KLB, MVN, OIL, SIP, TVN, VEF, VGI, VGT… nhiều mã trong số này ban sáng còn tăng giá, nhưng giảm hơn 2% vào cuối buổi chiều.

Tổng thể 3 sàn, vẫn có khoảng 50% số lượng cổ phiếu giảm giá, đó là chỉ tính trên số có khớp lệnh (không tính số không có giao dịch). Các nhóm lớn ngân hàng, BĐS, sắt thép, xây dựng… đều có đa số cổ phiếu giảm giá, trong khi chứng khoán, thực phẩm, điện, logistics thì cân bằng hơn, còn dầu khí dĩ nhiên tích cực. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, vẫn có những cái tên được nhắc đến từ sáng, như cấp nước, đồ uống hay bảo hiểm, và nổi lên những nhóm mới như vận tải thủy, thủy sản…

Nhóm chứng khoán khởi sắc trở lại trong phiên chiều, có lẽ 1 phần nhờ thông tin từ UBCKNN, rằng HNX sẽ sớm triển khai hệ thống giao dịch TPDN từ tháng 7 tới. Tuy nhiên điều lý thú là trong khi đa số cổ phiếu trên 2 sàn HOSEHNX tăng giá, thì những mã trên Upcom lại đa số giảm từ 1-3%, ví dụ như PSI, VIG, WSS, DSC… Ở các mã top đầu thị phần, nhìn chung là tăng tốt hơn ban sáng, trong đó nổi bật nhất là VND. Lực mua ròng mạnh từ khối ngoại có lẽ là 1 yếu tố quan trọng trong việc kéo giá cổ phiếu này chiều nay.

Khối ngoại tăng mua ròng trong phiên chiều, với giá trị mua ròng lên đến gần 400 tỷ đồng. Các mã được mua ròng nhiều phải nói đến VND, HPG, EIB, SSI, GEX, NVL, NLG, VHM, MSB… ngược lại, khối ngoại cũng bán ròng lớn ở CTG, VNM, DPM, PLX

Phiên sáng: VN-Index giảm 1 điểm nhưng cổ phiếu rụng hàng loạt

VN-Index giảm gần 1 điểm vào cuối phiên sáng nay, dù chỉ 1 điểm thôi nhưng có lẽ là bất ngờ, bởi trước đó chỉ số còn tăng khá tốt, với lực đỡ từ nhiều largecap. Thậm chí mức giảm 1 điểm đó còn không đại diện cho sàn HOSE khi chỉ còn chừng ¼ số lượng cổ phiếu tăng giá vào cuối phiên sáng nay. Hàng loạt Larger Cap rơi rụng vào cuối phiên, dù mức giảm giá bình quân không lớn (dưới 1%), chỉ còn số ít như GAS, VIC, VHM tăng giá, nhưng tốc độ giảm giá ở midcap và smallcap thì dĩ nhiên là lớn hơn. Ở góc độ nhóm ngành, đa số nhóm lớn đều phủ sắc đỏ, trừ dầu khí. Giá trị giao dịch trên sàn HOSE cũng giảm đáng kể so với sáng qua, nhưng bên cạnh đó vẫn có điểm sáng, đó là khối ngoại mua ròng.

Dầu khí nhà PVN vẫn là nhóm lớn sáng nhất sàn HOSE, với GAS tăng 2.3%, và 1 số cổ phiếu khác tăng, dù nhẹ hơn, như CNG, PGD, PVD... Ở 2 sàn còn lại, có thêm PVS, PVI, PGS, PVC và nhất là PVG vẫn tăng đến 9.7%. Thậm chí nếu mở rộng thêm khái niệm dầu và xăng, thì còn có thêm đại gia PLX. Đáng tiếc 2 đại gia phân bón DPMDCM đều sớm chuyển qua sắc đỏ và kéo đến cuối phiên sáng.

Chỉ còn 1 cổ phiếu ngân hàng trên sàn HOSE tăng giá, và đó chính là CTG. Từng tăng giá lên đến 29,4 ngàn đồng chỉ sau chừng 30 phút đầu, đến giờ CTG chỉ còn tăng giá 250 đồng, nhưng vẫn còn tốt chán so với 14 mã khác đang giảm giá, trong đó có cả VCB, MBB là các ngân hàng có vốn nhà nước, hay các đại gia tư nhân như TCB, VPB, MSB… Thậm chí tính cả 3 sàn, chỉ có thêm NAB là tăng giá, còn lại có đến 20 mã giảm giá, trong đó có mấy giảm hơn 2% như NVB, KLB, ABB hay VAB.

BĐS nhà ở cũng có hàng loạt mã rơi rụng vào cuối phiên, nhất là midcap và smallcap. Trong các tên tuổi ở 2 nhóm này, có không ít mã giảm hơn 1% như D2D, DXG, NDN, KHG, NVT, SGR… riêng QCG, VRC thì vẫn giảm sâu bằng nhau gần 7%, ngoài ra có thêm ITC giảm hơn 6%. Ở các mã vốn hóa lớn, may mắn thay còn mấy tên tuổi tăng giá như VHM, PDR hay NLG, riêng NVL thì đã rơi lại về tham chiếu.

Nhóm chứng khoán cũng bị cuốn theo cơn lốc đỏ, nhưng 1 số đầu tàu vẫn còn giữ được mức tăng giá như HCM, SSI, VND. Nhiều cổ phiếu nhỏ hơn đều đang chuyển gần hết qua sắc đỏ.

HPG sáng nay được khối ngoại mua ròng mạnh, và có lẽ vì thế mà còn giữ được mức tăng khiêm tốn 50 đồng? Ngược lại ở nhóm sắt thép, đa số đã giảm hết.

Tính cả 3 sàn, tổng số cổ phiếu giảm giá chỉ chiếm chưa đến 30%, trong khi số giảm vượt 50%. Đa số các nhóm ngành lớn đều nhuốm đỏ, ngoại trừ dầu khí là tích cực, và số ít khác như logistics, thực phẩm hay sản xuất điện là tạm coi cân bằng. Các nhóm ngành nhỏ hơn vẫn còn được coi là tích cực, với sắc xanh nhiều hơn đỏ như bảo hiểm, cảng và kho bãi, phân phối xăng dầu và khí đốt, giấy, đồ uống, sản xuất và phân phối bia… và nhất là cấp nước, với không ít mã tăng giá mạnh, ví dụ như CLW, NBW, CTW, PJS, TNW

Bảo hiểm vốn được coi là nhóm cổ phiếu phòng thủ, thì sáng nay lại phân hóa theo kiểu… tách sàn, tức là mấy mã trên Upcom tăng giá như ABI, AIC hay BLI, trong khi đa số trên 2 sàn khác thì giảm hay đứng giá. Riêng 2 tên tuổi lớn trong ngành là BVHPVI thì may mắn còn tăng giá nhẹ.

Khối ngoại đang mua ròng chừng gần 100 tỷ trên sàn HOSE, nhưng thực tế giao dịch cả 2 chiều mua và bán vẫn khá sôi động. cụ thể ở chiều mua, họ mua mạnh ở EIB, VND, HPG, SSI… còn ở chiều bán, đáng kể là CTG, VNM, DPM

10h30: Large Cap kéo VN-Index tăng trở lại

VN-Index đang tăng hơn 2 điểm khoảng giữa phiên sáng nay, nhưng có lẽ được kéo bởi vài Large Cap vốn hóa khủng, hơn là đại diện cho số đông cổ phiếu trên sàn HOSE. GAS, bộ ba đại gia nhà Vin và 1 số Large Cap tỷ đô khác đang là trụ đỡ cho VN-Index, đối trọng với nhiều cổ phiếu ngân hàng. Số lượng cổ phiếu giảm giá lúc này vẫn nhiều hơn số tăng giá, chiếm nửa tổng số cổ phiếu đang có giao dịch, trong đó biểu hiện rõ rệt nhất vẫn là ở nhóm Small Cap. Khối ngoại hiện mua ròng nhẹ.

Nhóm ngân hàng trên sàn HOSE tiếp tục có diện biến khá xấu kể từ đầu phiên đến nay, bất chấp hiện tượng CTG. BID là 1 đại gia gốc nhà nước, cũng đã tăng giá nhẹ trở lại, tuy nhiên VCB và nhiều cổ phiếu tư nhân còn lại vẫn đang chìm trong sắc đỏ. Tổng số cổ phiếu giảm giá trên sàn này đang nhiều gấp đôi số tăng giá.

Nhóm BĐS trên HOSE ngược lại đang có vị thế sáng hơn khá rõ, với rất nhiều mã kéo sắc xanh, kể cả bộ ba nhà Vin là VIC, VHMVRE, và NVL, PDR cùng nhiều mã tầm trung khác. NLG tăng gần 1.5% với dự đoán sắp được ETF mua vào. IJC vẫn giữ được đà tăng khá tốt suốt từ đầu phiên đến lúc này. Tuy nhiên ngược lại cũng có khá nhiều Small Cap giảm giá, trong đó 2 cái tên QCGVRC vẫn đang giảm sâu gần 7%.

Chỉ số HNX-Index có lúc trồi sụt nhưng hiện cũng tăng theo VN-Index, với đa số Large Cap tăng giá, trong đó có 1 số nổi bật như PVS, PVI, SHS, NTP… ngược lại chỉ số chính sàn UPCoM lại rơi vùng giảm điểm, lần này có thể nói là do quá nhiều Large Cap giảm cùng lúc, trong đó đáng chú ý có KLB, SIP, OIL, TVN, VEF, VGT

Tính cả 3 sàn, nhìn chung thị trường khởi sắc chủ yếu ở Large Cap, cân bằng ở Mid Cap và hơi tiêu cực ở Small Cap. Ở góc độ nhóm ngành, nổi lên 1 số nhóm tích cực như dầu khí, chứng khoán, ảo hiểm, cấp nước, logistics, giấy, xây dựng và VLXD…

Nhóm dầu khí nhà PVN đang khởi sắc rõ rệt, với GAS tăng hơn 2%, nhiều mã khác tăng cũng từ 2-4% như PVB, PGS, PGD… và nhất là PVG tăng tới 9%.

Nhóm sắt théo cũng đang kéo lại nhiều sắc xanh với HPG tăng 0,7%, HSG hồi về tham chiếu và thậm chí nhiều mã nhỏ hơn tăng giá trở lại.

Chứng khoán cũng là nhóm đang có sắc xanh bao phủ trên diện rộng, dù mức tăng bình quân không lớn. Các mã top đầu thị phần đều tăng giá như SSI, VND, SHS, HCM, MBS, VCI, FTS

Mở cửa giảm nhẹ dù Fed ra tin đúng dự đoán

VN-Index sáng nay mở cửa giảm chừng 0.5 điểm dưới tham chiếu, với tương quan tăng – giảm – đứng giá rất cân bằng trên sàn HOSE. Nhiều nhóm lớn như ngân hàng, BĐS, thực phẩm, chứng khoán… chưa có nhiều giao dịch, thậm chí có không ít cổ phiểu chưa “chọn màu” mà vẫn đứng yên tại tham chiếu.

Đúng như dự đoán từ các chuyên gia trên TTCK Mỹ, Fed đã quyết định không tăng lãi suất đợt này để đánh giá ảnh hưởng từ các động thái chính sách trước đó tới cuộc chiến chống lạm phát. Tuy nhiên các chỉ số chứng khoán Mỹ phản ứng rất yếu sau tuyên bố của Fed, và do đó có lẽ khó có hiệu ứng tích cực từ đó qua sàn chứng Việt sáng nay. Ngược lại, cú rơi trong “khoảnh khắc ATC” của VN-Index chiều qua mới là yếu tố khiến “người chơi” trên sàn chứng Việt trở nên dè chừng hơn.

Ngân hàng, BĐS là 2 nhóm lớn trên sàn HOSE nhưng sáng nay có khởi đầu khá yên ắng, tức là ít giao dịch, ít biến động giá. Ở nhóm ngân hàng, SHB là mã có lượng khớp lớn nhất nhưng giảm giá, còn MSB lại là mã tăng giá tốt nhất, dù chỉ tăng chưa đến 0.5%. Trong số mã ngân hàng giảm giá có cả VCBBID. Ở nhóm BĐS, vị thế sáng hơn 1 chút bởi có nhiều cổ phếu tăng giá hơn, nhưng mức tăng bình quân cũng rất yếu, ngoại trừ số ít mã nhỏ như IJC, PTL, CCLQCG giảm sàn phiên thứ hai với hàng triệu lượng đơn vị sớm bị xả.

Sắt thép là nhóm lớn trên HOSE nhưng sớm chìm trong sắc đỏ, trong đó có cả HPG, HSG và nhiều mã nhỏ hơn, trong đó có POM, TLH, SMC.

Dầu khí có lẽ là nhóm khá nhất so với các nhóm ngành lớn khác. Thực tế không ít mã khởi đầu tiêu cực, nhưng ngay sau đó đã đổi sang sắc xanh, trong đó có PVS, PVD, PVB, PVG… và cả GAS.

Khá nhiều Large Cap sàn UPCoM sớm giảm nhẹ như ACV, BSR, KLB, MSR, OIL, QNS, VGI, VGT, TVN… nhưng chỉ số UPCoM-Index vẫn mở cửa và duy trì sắc xanh cho đến khi VN-Index có điểm số ATO. Điều này tưởng chừng bất ngờ, nhưng thực tế hết sức bình thường trên sàn UPCoM, bởi mức độ ảnh hưởng của nhóm Large Cap lên chỉ số sàn này không hề lớn.

Hoàng Nam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (93)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường chứng quyền 09/05/2024: Triển vọng dần kém sắc

Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/05/2024, toàn thị trường có 39 mã tăng, 70 mã giảm và 17 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 1.33...

Chứng khoán phái sinh ngày 09/05/2024: Khối lượng giao dịch được cải thiện

Các hợp đồng tương lai hầu hết đều tăng trong phiên giao dịch ngày 08/05/2024. VN30-Index đóng cửa ở mốc tham chiếu cùng với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với...

Vietstock Daily 09/05/2024: Tâm lý lạc quan quay trở lại

VN-Index tiếp tục tăng điểm và duy trì trên đường Middle của Bollinger Bands. Đồng thời, khối lượng giao dịch đã phục hồi trở lại và vượt lên trên đường trung bình...

Nhịp đập Thị trường 08/05: VN-Index diễn biến giằng co kéo dài

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1.83 điểm (0.15%), lên mức 1,250.46 điểm; HNX-Index tăng 1.56 điểm (0.67%), lên mức 234.52 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 08/05/2024: Khối ngoại bán ròng hơn 2.9 triệu CW

Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/05/2024, toàn thị trường có 57 mã tăng, 47 mã giảm và 22 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 2.94...

Chứng khoán phái sinh ngày 08/05/2024: Phe Long tiếp tục dẫn dắt thị trường

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 07/05/2024. VN30-Index tiếp tục kéo dài chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp đồng thời cắt lên trên...

Vietstock Daily 08/05/2024: Tiếp tục tăng trong thận trọng

VN-Index tăng điểm với sự hình thành của mẫu hình nến High Wave Candle. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch đang duy trì dưới mức trung bình 20 ngày kể từ sau đợt giảm...

Nhịp đập Thị trường 07/05: Bứt phá cuối ngày, VN-Index đóng cửa tăng hơn 7 điểm

Giằng co cả phiên sáng và đầu phiên chiều, VN-Index có chuyển biến tích cực hơn khi có những nhịp tăng dứt khoát hơn sau 14h, đã có lúc chỉ số tăng đến 9 điểm để...

Thị trường chứng quyền 07/05/2024: Tâm lý lạc quan đang lan tỏa

Kết thúc phiên giao dịch ngày 06/05/2024, toàn thị trường có 94 mã tăng, 16 mã giảm và 16 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 07/05/2024: Phe Long tiếp tục áp đảo

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 06/05/2024. VN30-Index tiếp tục bật tăng sau khi test lại nhóm SMA 100 ngày và SMA 200 ngày...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98