TikTok tăng tốc, Lazada hụt hơi ở ASEAN

17/06/2023 19:00
17-06-2023 19:00:00+07:00

TikTok tăng tốc, Lazada hụt hơi ở ASEAN

TikTok đã đạt được thành công trên thị trường thương mại điện tử ở ASEAN, song vẫn đi sau các đối thủ trong khu vực, báo cáo công bố ngày 15/06 của công ty tư vấn Momentum Works cho thấy.

TikTok, nền tảng chia sẻ video dạng ngắn, thuộc sở hữu của “gã khổng lồ” công nghệ ByteDance, đang cung cấp dịch vụ bán lẻ TikTok Shop. Dịch vụ này ra mắt thị trường ASEAN lần đầu tiên vào năm 2021. Kể từ đó cho tới nay, tổng giá trị hàng hoá (GMV) của dịch vụ này đã gấp 7 lần, theo báo cáo của Momentum Works.

Báo cáo này cho biết TikTok Shop đã nỗ lực để thúc đẩy GMV ước tính ở Đông Nam Á tăng từ 600 triệu USD vào năm 2021 lên 4.4 tỷ USD vào năm ngoái. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với các đối thủ như Shopee của Sea Group, Lazada của Alibaba và Tokopedia của GoTo.

Tổng giá trị hàng hoá ước tính năm 2022 của 4 “ông lớn” thương mại điện tử (đvt: tỷ USD)

Phát biểu tại diễn đàn đầu tiên của công ty ở Jakarta vào ngày 15/06, Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew tuyên bố rằng sẽ tiếp tục mở rộng sự hiện diện của mình tại thị trường Đông Nam Á, nơi từ lâu đã bị thống trị bởi những “gã khổng lồ” công nghệ khu vực như Sea và GoTo.

“Chúng tôi sẽ đầu tư hàng tỷ đô la vào Indonesia và Đông Nam Á trong vài năm tới”, ông Chew nói. Trong đó, TikTok sẽ đầu tư hơn 12 triệu USD cho khu vực này trong ba năm tới để hỗ trợ hơn 120,000 người bán hàng và doanh nghiệp địa phương.

Theo ông Chew, nền tảng hiện có khoảng 8,000 nhân sự ở Đông Nam Á, tăng so với con số chỉ khoảng 100 người khi mới gia nhập thị trường này vào 6 năm trước.

“ByteDance thực sự rất quyết tâm trong việc thúc đẩy mảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á”, Weihan Chen, trưởng nhóm nghiên cứu tại Momentum Works, cho biết. “Vẫn còn quá sớm để biết liệu họ có thực sự thành công trong tương lai hay không, bởi vì mọi người vẫn phụ thuộc nhiều vào các nền tảng thương mại điện tử truyền thống”.

Mặc dù bước đột phá của TikTok vào lĩnh vực mua sắm trực tuyến đã đạt được kết quả, nhưng họ vẫn bị lấn át bởi các đối thủ lớn hơn. Sea ghi nhận tổng giá trị hàng hóa ước tính của Shopee tăng từ 42.5 tỷ USD vào năm 2021 lên 47.9 tỷ USD vào năm ngoái và là công ty mua sắm trực tuyến lớn nhất ASEAN, chiếm gần một nửa thị phần của khu vực, Momentum Works cho biết.

Lazada của “gã khổng lồ” công nghệ Alibaba giành vị trí thứ hai sau Shopee vào năm ngoái. Tổng giá trị hàng hóa ước tính của Lazada đã giảm từ 21 tỷ USD vào năm 2021 xuống còn 20.1 tỷ USD vào năm ngoái.

Báo cáo cũng cho biết Tokopedia của GoTo đứng ở vị trí thứ ba, với GMV ước tính tăng từ 15.5 tỷ USD lên 18.4 tỷ USD trong cùng kỳ.

Dù bị các đối thủ ASEAN lấn át, song TikTok Shop đang nhắm đến một “miếng bánh” lớn hơn trong thị trường bán lẻ số. Sau khi ra mắt tại Indonesia, nền tảng này đã mở rộng mảng thương mại điện tử của mình sang Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines vào năm 2022. Singapore là thị trường ASEAN mới nhất mà họ gia nhập vào tháng 8 năm ngoái.

Ng Chew Wee, giám đốc tiếp thị kinh doanh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: “Khi ngày càng có nhiều người mua sắm trực tuyến, TikTok Shop là đại diện cho sự kết hợp tối ưu giữa nội dung và thương mại”.

Công ty tư vấn quản lý Bain & Co. dự đoán thị trường Đông Nam Á sẽ chứng kiến lượng người dùng kỹ thuật số tăng từ 370 triệu vào năm 2022 lên 402 triệu vào năm 2027, và đây là một thị trường béo bở cho các nền tảng thương mại điện tử.

Kim Dung (Theo Nikkei Asia)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng phát từ khi nào?

Thương chiến đã gây ra những tác động sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu và nó đang nóng lên hơn bao giờ hết. Bộ câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra hiểu biết cơ...

Boeing rút máy bay khỏi Trung Quốc

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, tập đoàn Boeing đã đưa một số máy bay khỏi Trung Quốc và chuyển ngược...

Kinh tế Đức nguy cơ thất thu 330 tỷ USD trong 4 năm

Viện Kinh tế Đức cảnh báo tổn thất trực tiếp của Đức do các biện pháp thuế quan của Mỹ có thể lên tới 200 tỷ euro, tương đương 1,2% GDP hằng năm từ nay đến năm 2028.

Trump có quyền sa thải Chủ tịch Fed hay không?

Khi Donald Trump tuyên bố rằng ông có quyền sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, ông đã thách thức một tiền lệ pháp lý đã bảo vệ Fed khỏi sự can thiệp chính trị...

Hậu trường vụ hoãn thuế: Các cố vấn tranh thủ thuyết phục Trump khi Peter Navarro vắng mặt

Giữa lúc thị trường hoảng loạn, hai bộ trưởng hàng đầu của Trump đã tìm cách thuyết phục Tổng thống Mỹ tạm hoãn thuế quan.

Chính phủ không phải là startup

Chính phủ không nên được vận hành như các công ty khởi nghiệp (startup), bởi vì hai bên phục vụ những mục đích khác nhau, chịu trách nhiệm với các đối tượng khác...

Thuế quan không phải lối thoát cho thâm hụt thương mại của Mỹ

Muốn tái cân bằng thương mại với thế giới, nước Mỹ không nên đặt cược vào thuế quan. Thay vào đó, ưu tiên hàng đầu nên là nâng cao năng lực xuất khẩu.

OpenAI siết chặt kiểm soát để ngăn các đối thủ sao chép mô hình Trí tuệ Nhân tạo

OpenAI vừa triển khai yêu cầu xác minh ID chính phủ đối với các nhà phát triển muốn truy cập vào các mô hình AI tiên tiến nhất của họ, nhằm "bảo vệ tài sản trí tuệ...

Bị Mỹ áp thuế cao, Trung Quốc biến thị trường 1.4 tỷ dân thành 'phao cứu sinh' cho nhà xuất khẩu

Đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc cam kết sẽ bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách khai thác tiềm năng thị trường...

Lạm phát tại Nhật Bản tăng tốc khi giá gạo tăng mạnh nhất trong 50 năm

Lạm phát tiêu dùng tại Nhật Bản đã tăng nhanh trong tháng 3, chủ yếu do giá gạo, một mặt hàng lương thực thiết yếu, tăng vọt ở mức chưa từng thấy trong nửa thế kỷ...


Hotline: 0908 16 98 98