Tổng cục Thống kê: 59 tỉnh, thành phố tăng trưởng dương trong 6 tháng

09/06/2023 14:34
09-06-2023 14:34:00+07:00

Tổng cục Thống kê: 59 tỉnh, thành phố tăng trưởng dương trong 6 tháng

Trong 6 tháng đầu năm, Hậu Giang tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vươn lên đứng đầu cả nước về tăng trưởng GRDP trong khi Bắc Ninh dự báo tăng trưởng âm.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 59 tỉnh, thành phố ước đạt tăng trưởng dương và 4 tỉnh tăng trưởng âm, trong đó với tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2023 dự báo ước đạt 14,21%, tỉnh Hậu Giang tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vươn lên đứng đầu cả nước.

Hai vị trí tiếp theo thuộc về Bắc Giang và thành phố Hải Phòng với mức tăng trưởng dự báo ước đạt lần lượt là 10,94% và 9,94%.

Nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có mức dự báo tăng trưởng cao nhất 6 tháng đầu năm 2023 còn có Quảng Ninh, Cà Mau, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa và Thái Bình.

Như vậy, Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất lọt top 10 địa phương có dự báo tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm. Bốn thành phố trực thuộc Trung ương còn lại dự báo có mức tăng trưởng khá khiêm tốn và chỉ xếp hạng mức trung bình cả nước.

Cụ thể, Hà Nội được dự báo tăng 5,97%, chỉ xếp thứ hạng 30/63 tỉnh, thành phố; Đà Nẵng 3,74%, xếp thứ 46; Cần Thơ 3,71%, xếp thứ 47 và thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh 3,55%, xếp thứ 48.

Ngược lại, 10 địa phương có dự báo tăng trưởng thấp nhất là Bắc Ninh giảm 12,59%; Quảng Nam giảm 9,16%; Lai Châu giảm 6,32%; Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 3,47%; Vĩnh Long chỉ đạt 0,44%; Hòa Bình đạt 0,73%; Hà Giang đạt 1,18%; Vĩnh Phúc đạt 1,69%; Sóc Trăng đạt 1,83% và Sơn La đạt 2,1%.

Theo Tổng cục Thống kê, với mức tăng trưởng của Hậu Giang là do kết thúc năm 2022, Hậu Giang đạt mức tăng trưởng ngoạn mục 13,94%, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và vươn lên thứ 4 của nước (tăng 35 bậc so với năm 2021), với quan điểm tập trung phát triển 4 trụ cột quan trọng là công nghiệp-nông nghiệp-du lịch và đô thị, kinh tế Hậu Giang những tháng đầu năm 2023 tiếp tục khởi sắc, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Hậu Giang đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ.

Trong quý 1/2023, mặc dù chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh không đạt được mức tăng như cùng kỳ năm trước, song vẫn đạt con số khá chú ý với mức tăng 13,05%.

Cùng với sự hồi phục của thị trường tiêu thụ trong nước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tỉnh Hậu Giang tiếp tục tăng trong hai tháng 4 và 5 lần lượt là 14,47% và 13,91% so cùng kỳ; góp phần đưa chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng 13,92% so với cùng kỳ; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, tăng 8,34% so với cùng kỳ; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 270,92%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 13,92%.

Cũng trong 5 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ước đạt 8.810 tỷ đồng, tăng 9,03% so cùng kỳ năm trước.

Đóng góp trong sự tăng trưởng mạnh mẽ của Hậu Giang trong những tháng đầu năm còn có đà tăng trưởng ổn định của tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành, nhờ sự phát triển nhanh của thị trường các nhóm hàng bán buôn, bán lẻ cùng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tỉnh Hậu Giang ước thực hiện được 23,32 nghìn tỷ đồng, tăng 13,3%.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, bên cạnh những địa phương có mức tăng trưởng cao, Bắc Ninh lại là địa phương có mức tăng trưởng âm do sự sụt giảm sâu của khu vực công nghiệp.

Sản xuất hàng may xuất khẩu. (Nguồn: Vietnam+)

Kinh tế của Bắc Ninh được dự báo tăng trưởng giảm mạnh nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2023 là do sự sụt giảm sâu của khu vực công nghiệp, đặc biệt ở một số ngành chủ lực trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu tiêu dùng quốc tế suy yếu bởi một số quốc gia rơi vào tình trạng suy thoái, lạm phát, từ đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, nhất là xuất khẩu sản phẩm.

Không những thế, nhiều doanh nghiệp của Bắc Ninh bị cắt giảm đơn hàng hoặc đơn hàng lẻ tẻ nên buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, buộc người lao động phải nghỉ việc hoặc giảm giờ làm, thậm chí là giải thể. Cùng với đó, khu vực FDI vốn là động lực kinh tế của Bắc Ninh cũng đang gặp phải nhiều vấn đề cần tháo gỡ.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, tính chung 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm tới 19,02% so với cùng kỳ năm trước và đây cũng là mức giảm nhiều nhất trong 5 năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, mặc dù, trong những tháng đầu năm tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều nỗ lực trong việc giải ngân vốn đầu tư công, tuy nhiên vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 5 tháng đầu năm 2023 giảm 10,2% so với cùng kỳ năm trước./.

Thúy Hiền

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98