Xuất khẩu Việt Nam sẽ đạt 618 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng 7%/năm

01/06/2023 20:30
01-06-2023 20:30:00+07:00

Xuất khẩu Việt Nam sẽ đạt 618 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng 7%/năm

Đây là dự báo của Standard Chartered đưa ra trong báo cáo nghiên cứu “Future of Trade: New opportunities in high-growth corridors” (tạm dịch: Tương lai của thương mại: Những cơ hội mới cho các hành lang tăng trưởng cao).

Theo Standard Chartered, tổng kim ngạch thương mại toàn cầu dự báo sẽ đạt 32.6 nghìn tỷ USD, với mức tăng trưởng 5% vào năm 2030. Các hành lang thương mại kết nối với Châu Á, Châu Phi và Trung Đông sẽ vượt tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu khoảng 4 điểm phần trăm, thúc đẩy tổng kim ngạch thương mại ở các khu vực này lên 14.4 nghìn USD, chiếm 44% thương mại toàn cầu vào năm 2030.

Việt Nam sẽ là một trong những nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu. Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến ​​đạt 618 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%.

Việt Nam: Các hành lang thương mại đáng quan tâm

Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ là những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong những năm tới. Bên cạnh đó, thương mại với Ấn Độ, Singapore và Indonesia được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2021-2030.

Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

Việt Nam: Các lĩnh vực xuất khẩu đáng quan tâm

Nhu cầu ngày một gia tăng của thế giới đối với các sản phẩm ​​điện tử, hoạt động đầu tư và các sáng kiến về phát triển bền vững sẽ thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam.

Bà Michele Wee, Tổng giám đốc ngân hàng Standard Chartered Việt Nam chia sẻ: “Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm thương mại toàn cầu. Là một ngân hàng quốc tế với 119 năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi có những lợi thế vượt trội để hỗ trợ các giao dịch xuyên biên giới, giúp khách hàng định hướng chiến lược kinh doanh và đầu tư, đồng thời nắm bắt các cơ hội thương mại toàn cầu”.

Các hành lang thương mại tăng trưởng cao ở châu Á, châu Phi và Trung Đông.

Nghiên cứu dựa trên một cuộc khảo sát với hơn 100 nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu tại 13 thị trường, báo cáo cho biết, 54% người được hỏi cho rằng xung đột và căng thẳng địa chính gia tăng là thách thức hàng đầu với doanh nghiệp họ, 52% cho rằng, giá cả năng lượng và hàng hóa cao và biến động là thách thức hàng đầu, 46% lựa chọn chất lượng cơ sở hạ tầng yếu kém; 45% cho rằng lạm phát cao là thách thức đáng lo ngại, trong khi 44% cho rằng, các lệnh trừng phạt, chính sách thuế quan và cấm xuất khẩu là thách thức hàng đầu với họ.

Các giải pháp tài chính chuỗi cung ứng kĩ thuật số sẽ giúp thay đổi cuộc chơi

Chuyên gia của Standard Chartered nhận định rằng đến năm 2030, việc tăng cường áp dụng các giải pháp tài chính chuỗi cung ứng kỹ thuật số có thể giúp thúc đẩy xuất khẩu tăng 7.5% tại 13 thị trường được khảo sát, và đạt mức tăng 791 tỷ đô la Mỹ. Các giải pháp tài chính chuỗi cung ứng kỹ thuật số cũng có thể giúp thúc đẩy khả năng tiếp cận tài chính và sự tham gia đóng góp vào nền kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), giúp các công ty này theo dõi việc tuân thủ các tiêu chí ESG và giảm rủi ro gian lận cũng như chi phí giám sát.

Ông Michael Spiegel, Giám đốc toàn cầu khối ngân hàng giao dịch, ngân hàng Standard Chartered chia sẻ: “Thương mại toàn cầu được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong thập kỷ tới. Chúng tôi mong muốn giúp các khách hàng của mình cải thiện khả năng tiếp cận tài chính và đạt được các yêu cầu tuân thủ về ESG trên toàn bộ chuỗi cung ứng của họ. Các giải pháp tài chính chuỗi cung ứng kỹ thuật số sẽ góp phần hiện thực hóa những mục tiêu này và thúc đẩy tăng trưởng thương mại bền vững ở các nền kinh tế đang phát triển.

Khang Di

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Ngành điện kỳ vọng hồi phục khi kế hoạch triển khai QHĐ8 được ban hành

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98