Nhịp đập Thị trường 06/07: Thị trường giảm sâu bất ngờ

06/07/2023 15:31
06-07-2023 15:31:01+07:00

Nhịp đập Thị trường 06/07: Thị trường giảm sâu bất ngờ

VN-Index giảm mạnh sau khi bước vào phiên chiều vài phút, sau đó tạo đáy ở 1.122,3 điểm. Thậm chí chỉ số còn 1 lần nữa quay trở lại sát đáy cũ ngay trước đợt ATC. Dường như có thông tin nào đó ảnh hưởng đến tâm lý NĐT và khiến giá cổ phiếu giảm sâu. Hàng loạt Large Cap giảm nhiều gấp 2-3 lần mức giảm ban sáng, và có mã giảm sát sàn như VND. Dù cổ phiếu và index cũng hồi phục lại sau đó, nhưng đến ATC chỉ số VN-Index vẫn giảm hơn 8 điểm.

Sau 14h, giá cổ phiếu cũng hồi lại đôi chút, thanh khoản trên sàn HOSE còn đạt và bắt đầu vượt so với cùng mốc thời gian chiều qua. Tuy vậy đến khi khớp ATC, vẫn có tới gần 70% số cổ phiếu giảm giá, “dàn đều” trên cả 3 nhóm Large Cap, Mid và Small Cap. Ở nhóm Large Cap, HVNVND là 2 mã giảm sâu nhất. Gần như Top10 nhóm ngành lớn trên sàn này đều chìm trong sắc đỏ. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, chỉ có dệt may, bảo hiểm, Khối ngoại cũng bán ròng hơn 300 tỷ tính cho cả ngày.

Nhóm chứng khoán có lẽ là đau nhất trong phiên chiều nay, trong đó không chỉ VND giảm tới 6,5% mà nhiều mã khác như FTS, CTS, ORS, VIX, BVS… ban sáng còn tăng, đến chiều giảm khá mạnh. May mắn là còn 1 số mã khác, trong đó có các công ty lớn như SSI, MBS, HCM là còn lấy lại được sắc xanh vào lúc đóng cửa, dù cũng từng có lúc giảm trước đó. VCI là công ty lớn như khá nhất, tăng 2.4% và chưa hề giảm theo các mã khác trong cùng ngành.

Ngân hàng cũng chịu cảnh suy giảm sâu hơn so với phiên sáng, với nhiều mã, trong đó có cả VCB giảm hơn 1%, hay VPB giảm hơn 2%. EIB bay mất sắc xanh, đóng cửa giảm 1.2%. Tuy vậy, SSB bất ngờ tăng nổi bật tới 4%, và TPB là mã còn lại trên HOSE cũng tăng giá 0.6%.

Tương tự ngân hàng là BĐS nhà ở trên sàn HOSE, với hầu hết cổ phiếu giảm giá, mức giảm nhìn chung sâu gấp 2-3 lần so với cuối phiên sáng. Các mã vốn hóa lớn đa phần đều giảm trên 2%, các mã tầm trung thậm chí còn giảm trên 3%, trong đó đáng chú ý có NLG, DXG, NTL, CRE… Tuy vậy vẫn có số ít như DRH, TDH, TEG… vẫn giữ được mức tăng giá từng có được trong phiên sáng. Tuy nhiên nhóm BĐS khu công nghiệp vẫn có khá nhiều sắc xanh, trong đó có KBC, SZC hay SZL.

Khối ngoại tăng bán ròng lên hơn 300 tỷ vào cuối ngày, trong đó những mã được nhắc đến trong phiên sáng, thì đến chiều tiếp tục bị bán mạnh là VNM, STB, HDB, NLG, SSI, VND, VHM… Ngoài ra còn có thêm 1 số tên tuổi khác bị đẩy bán trong phiên chiều như VIC, SHB, POW hay cả VCB. HPG ngược lại, được mua ròng mạnh trở lại, ngoài ra có thêm 1 số mã được mua ròng đáng kể là TPB, KBC hay GEX.

Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng đều suy giảm đồng loạt cùng lúc với VN-Index trong phiên chiều. Dường như tâm lý NĐT trên 2 sàn này khá mong manh, nhất là những ai nắm giữ smallcap, dễ dẫn tới cảnh “tháo chạy” mỗi khi cổ phiếu trên HOSE giảm giá. Trên nhóm Large Cap sàn HNX, chỉ còn số ít như MBS hay SCG tăng giá nhẹ, hay tương tự trên UPCoM là ACV, SIP, VGT hay VGI… còn lại đa số giảm giá trên 1%, riêng NVB giảm tới 3.4%.

GAS trở nên lẻ loi trong số những mã tăng giá thuộc gia đình PVN, trong khi đa số các tên tuổi khác, kể cả những cổ phiếu kỳ vọng có BCTC Q2 tích cực hơn như BSR, PVS, PVD, PVC, POW, PVT… giảm giá. Một cổ phiếu dòng khí ban sáng còn tăng giá là CNG, đến chiều cũng giảm.

Dệt may vẫn có thể coi là có vị thế tích cực về cuối ngày, dù cũng có khá nhiều sắc đỏ. GIL tăng bất ngờ lên tới 6%, mạnh hơn mức tăng của phiên sáng. Ngoài ra, còn có 1 số mã khác giữ được đà tăng như PPH, MSH, TNG, VGG, VGT, hay mới nổi trong phiên chiều như ADS. Chỉ có TCM là vẫn giảm tới 4% tương tự cuối phiên sáng.

Phiên sáng: Large Cap kéo VN-Index giảm nhanh

VN-Index bất ngờ giảm sâu sau 11h do hàng loạt cổ phiếu vốn hóa tỷ đô giảm giá. Ngôi sao sáng trong nhóm này là GAS dù vẫn tăng 1.6% vào cuối phiên nhưng rõ ràng là không đỡ nổi chỉ số. Diễn biến của VNindex cũng khiến HNX Index giảm sâu trở lại, thậm chí thấp nhất phiên sáng, và UPCoM-Index rơi về tham chiếu.

Sàn HOSE có gần 60% số lượng cổ phiếu giảm giá vào cuối phiên sáng, tăng gấp rưỡi so với khoảng giữa phiên. Ngược lại, số lượng tăng giá chỉ còn chiếm chưa đến 30%. Các nhóm ngành lớn như ngân hàng, BĐS, sắt thép, xây dựng, thực phẩm, điện… đều có số cổ phiếu giảm giá chiếm quá bán. Chứng khoán là nhóm lớn nhưng lẻ loi còn nhiều mã tăng giá. Thanh khoản giảm đáng kể so với sáng qua. Khối ngoại bán ròng khoảng 130 tỷ đồng trên sàn này.

Chỉ còn 3 cổ phiếu ngân hàng trên sàn HOSE tăng giá vào cuối phiên sáng nay là EIB, LPBSSB. Ngược lại có đến 10 mã giảm giá, trong đó có những cái tên như CTG, VCB, STB, TCB, MSB, VIB… không ít mã giảm sâu hơn so với hồi giữa phiên, dù vậy mức giảm giá đều dưới 1%.

Tương tự, đa số cổ phiếu BĐS trên HOSE giảm giá, từ những mã vốn hóa lớn như bộ ba VIC, VHMVRENVL, PDR, DXG… đến nhỏ. Hầu hết các mã vốn còn tăng giá trong phiên, đến giờ giảm gần hết, ngoại trừ số ít tăng như DRH, LGL, TDH, TEG, ITC… hay còn may mắn dừng ở tham chiếu như DIG. Ở phân khúc BĐS khu CN, điều ngạc nhiên là KBCSZC vẫn giữ được mức tăng nhẹ nhưng ổn định.

Khối ngoại vẫn bán ròng trên sàn HOSE, nhưng dường như chỉ bán trong nửa đầu phiên sáng. Nói cách khác, họ cũng bất ngờ trước đà giảm của cổ phiếu và không đẩy mạnh bán trong nửa cuối phiên. HPG đã bị họ bán ròng trở lại, ngoài ra còn 1 số tên tuổi khác bị bán ròng đáng kể như VHM, VNM, HDB, SSI, VND, CTG, STB

Chỉ số HNX Index rơi về mức thấp nhất sáng nay, nhiều khả năng là chịu không nổi nhiệt từ HOSE. Trong nhóm Large Cap sàn này, chỉ có ít mã tăng giá, ví dụ như MBS, NTP hay SCG, đa số khác giảm giá trong khoảng 0,5-1%, ngoại trừ NVB giảm mạnh hơn. Tương tự HOSE, cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa giảm mạnh hơn.

Nhiều Large Cap sàn UPCoM cũng bay mất sắc xanh vì tâm lý thị trường chung bi quan, chỉ còn ít ỏi mã tăng giá như ACV, VEF hay VGT, nhưng chỉ số UPCoM-Index chỉ rơi dần và chạm tham chiếu vào phút cuối phiên sáng. Nói cách khác, sàn này luôn có nhiều mã nhỏ nhưng tăng mạnh, qua đó tạo lực đỡ không ít cho chỉ số.

Tính cả 3 sàn, nhìn chung là giảm trên diện rộng. Các nhóm lớn như ngân hàng, BĐS, bán lẻ, thực phẩm, điện, xây dựng… đều chìm sâu hơn vào sắc đỏ. Chứng khoán lại là 1 ngoại lệ khi còn đa số sắc xanh, trong đó có cả VCI, SSI, HCM, FTSVND là mã lớn nhưng khá xui khi giảm 50 đồng vào phút cuối. tương tự, 1 cổ phiếu khác, tuy nhỏ nhưng luôn “hot” trong nhóm này là VIX cũng giảm giá nhẹ vào những phút cuối.

GAS tăng giá 1,6% vào cuối phiên sáng nay, mức tăng này thấp hơn so với hồi giữa phiên, nhưng dù sao cũng là mức tăng thuộc loại khá nhất trong số các cổ phiếu vốn hóa tỷ đô trên sàn HOSE. Dù vậy, không ít cổ phiếu khác trong “gia đình” PVN giảm giá, bao gồm PVS, PVT, PVD, OIL, POW, DCM, DPM… dù không ít trong số này đầu phiên tưởng chừng sẽ bật tăng cùng GAS.

Dệt may tiếp tục giữ được sắc xanh ở nhiều cổ phiếu, vốn được nhắc đến từ giữa phiên sáng, bao gồm GIL, MSH, PPH, VGG… hay VGT. Tuy nhiên TCM đã bất ngờ giảm đến 4,7% sau 11h.

10h30: GAS kéo VN-Index hồi lại giữa phiên

Diễn biến 3 sàn xấu đi chút ít so với đầu phiên, VN-Index giảm hơn 2 điểm nhưng hiện đã hồi về sát tham chiếu nhờ công lớn của GAS. Số lượng cổ phiếu tăng và giảm giá trên sàn HOSE vẫn khá cân bằng, và chưa bên nào chiếm quá 50%.

GAS bắt đầu chạy sau 9h30, nhưng phải qua 10h thì cổ phiếu này mới thực sự tăng mạnh, hiện hơn 2% và có thể coi là yếu tố chính kéo chỉ số hồi về lại gần tham chiếu. Tuy nhiên diễn biến tại GAS có vẻ như chưa lan tỏa sang các mã dầu khí khác nhà PVN, dù sắc xanh đang có vẻ lấn át. Các tên tuổi lớn khác như PVS, PVD vẫn dao động quanh tham chiếu, BSR, OIL hay POW còn quay qua giảm nhẹ.

Nhóm ngân hàng trên sàn HOSE có 5 mã giảm giá, trong đó có 2 mã lớn gốc nhà nước là CTGVCB, cộng với STB, TCBMSB. Ngược lại, ACBVIB đã hồi về tham chiếu. EIB vẫn là cổ phiếu tăng tốt nhất nhưng chưa đến +1%.

Nhóm BĐS cả nhà ở lẫn khu CN trên HOSE đều đang chìm dần vào trong sắc đỏ. Ở các mã vốn hóa lớn mà giảm giá, có cả bộ ba nhà VINVIC, VHMVRE, và có thêm NVL nhưng riêng PDR lại tăng nhẹ. Ở nhóm tầm trung, sắc đỏ cũng đang lan tràn, nhưng vẫn còn DIG hay một số smallcap tăng giá như KHG, ITC, NBB, LGL, TDH…  Ở bên BĐS khu công nghiệp có KBC, SZC giữ được sắc xanh, nhưng BCM, LHG, PHR… đều giảm nhẹ.

Nhóm chứng khoán sau khởi đầu phân hóa, thì đến giữa phiên sáng lại có vẻ cùng dắt tay nhau mà tăng giá. Gần như các mã lớn trong Top đầu thị phần đều tăng giá, trong đó nổi lên nhất là VCI và tiếp đó là MBS. Ở các mã nhỏ hơn, cũng không ít tăng hơn 1-2%, ví dụ như BVS, BSI, AGR, CTS

Chỉ số HNX-Index cũng rơi xuống dưới tham chiếu tương tự VN-Index, và bất ngờ là lại đang có khá nhiều Large Cap sàn này tăng giá, bao gồm IDC, MBS, PVS, SCG VCS, SHS… ở chiều giảm giá, chỉ có NVB là giảm hơn 1%.

VGG bất ngờ nổi bật trong nhóm dệt may, với mức tăng gần 8%. Đáng chú ý là cổ phiếu sàn UPCoM này cũng có lượng khớp khá ổn, chứ không phải tăng nhờ 1-2 deal nào đó. Ngoài ra, nhóm dệt may cũng có khá nhiều cổ phiếu khác tăng giá, dù không quá nổi bật, ví dụ như GIL, MSH, PPH, TNG… và cả VGT.

HVN vẫn giảm giá gần 5%, nhưng lượng khớp tăng vọt lên hơn 4 triêu cổ phiếu, gấp gần 4 lần cả ngày hôm qua.

Mở cửa: VN-Index giảm không đáng kể, thị trường chờ tin tích cực

VN-Index mở cửa giảm hầu như không đáng kể so với chiều qua, tương tự là 2 chỉ số 2 sàn còn lại. Diễn biến trên sàn HOSE khi mở cửa nhìn chung vẫn khá tích cực, với sự hỗ trợ từ nhóm ngân hàng, bán lẻ hay cả BĐS, tuy nhiên số lượng cổ phiếu đứng giá ngay ATO còn rất nhiều, và 2 nhóm tăng hay giảm giá đều có số lượng cổ phiếu chiếm chưa đến 40% tổng số mã có khớp lệnh. Mùa BCTC quý 2 đã bắt đầu, 1 số công ty đã được cho là công bố sớm số ước tính, và thị trường vẫn đang chờ tin tích cực.

Nhóm ngân hàng trên sàn HOSE chỉ có 3 mã giảm giá khi mở cửa là ACB, STBVIB, ngược lại có đến 8 mã tăng giá. Tuy nhiên mức tăng hay giảm giá nói chung rất thấp, cao nhất chỉ là EIB tăng 0.5%. Dù vậy ngân hàng vẫn được kỳ vọng là nhóm đỡ chỉ số hôm nay, sau phiên chiều qua tích cực.

Nhóm phân phối điện thoại và các sản phẩm điện tử như MWG, FRT, DGW, PSD sáng nay đều mở cửa tăng giá khá tốt, kỳ vọng vào quý 2 tích cực hơn (so với quý 1 ảm đạm vừa qua) và thông tin về thuế VAT.

Nhiều Large Cap trên sàn HNX vẫn chưa có động tĩnh gì trong 15 phút đầu tiên (cho đến khi HOSE mở cửa), ngoại trừ số ít tăng giá nhẹ như MBS, PVS hay IDC. Tuy nhiên nhóm Large Cap sàn UPCoM đã sớm có dao động phân hóa khá rõ, với những mã tăng giá như ACV, SIP, VEA, VGI… đối ngược với MCH, MSR, OIL, QNS

Nhóm dầu khí có thể coi là tích cực nhất trên 3 sàn, so với nhiều nhóm ngành lớn khác, với đa số cổ phiếu tăng giá, trong đó có GAS, PVS, BSR, POW, PVD

HVN giảm ngay hơn 5% sau khi có tin sắp tới chỉ được giao dịch vào buổi chiều, sau khi bị HOSE đưa vào diện hạn chế giao dịch, bất chấp thông tin mới nhất từ chính doanh nghiệp, rằng doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng tới 50% so với cùng kỳ năm trước. Có vẻ như NĐT lo sợ cổ phiếu này sẽ bị rời sàn HOSE hơn là kỳ vọng tăng giá theo triển vọng phục hồi của doanh nghiệp, dù rằng ngay cả khi phải rời HOSE, HVN vẫn có thể lên giao dịch ngay trên UPCoM.

Hoàng Nam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (91)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán phái sinh tuần 04-08/11/2024: Kịch bản bi quan đang hiện hữu

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 01/11/2024. VN30-Index giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch nằm dưới mức trung bình 20...

Chứng khoán Tuần 28/10-01/11/2024: Đà hồi phục chưa ổn định

VN-Index giằng co cả tuần khi xuất hiện những phiên tăng giảm xen kẽ liên tiếp. Đồng thời, khối lượng giao dịch đang duy trì dưới mức trung bình 20 ngày phản ánh...

Nhịp đập Thị trường 01/11: Giảm đột ngột, VN-Index về sát mốc 1,250 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 9.59 điểm (-0.76%), về mức 1,254.89 điểm; HNX-Index giảm 0.95 điểm (-0.42%), về mức 225.41 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 01/11/2024: Nhóm chứng quyền STB phục hồi tích cực

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/10/2024, toàn thị trường có 34 mã tăng, 18 mã giảm và 10 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 01/11/2024: Tâm lý phân vân chi phối thị trường

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 31/10/2024. VN30-Index tăng điểm nhẹ cùng với khối lượng giao dịch liên tục nằm dưới mức trung...

Vietstock Daily 01/11/2024: Kỳ vọng thanh khoản phục hồi?

VN-Index tăng điểm đồng thời test lại SMA 100 ngày. Nếu chỉ số vượt lên trên ngưỡng này kèm theo khối lượng giao dịch vượt trên mức trung bình 20 ngày thì đà tăng...

Nhịp đập Thị trường 31/10: Hồi phục bất ngờ nhờ ngân hàng và bất động sản, khối ngoại xả mạnh MSN

Hồi phục mạnh mẽ trong phiên chiều với động lực từ nhóm ngân hàng, bất động sản, VN-Index kết phiên tăng 5.85 điểm lên 1,264.48. Sắc xanh cũng hiện diện trên...

Ngày 31/10/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, GEX, HDB, NLG, MSN, STB, TCB, VPB, VHC và VIC.

Thị trường chứng quyền 31/10/2024: Khối ngoại giao dịch thiếu ổn định

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/10/2024, toàn thị trường có 13 mã tăng, 32 mã giảm và 17 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 31/10/2024: Khối ngoại bán ròng mạnh trở lại

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 30/10/2024. VN30-Index giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì dưới mức trung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98