BIG: Doanh nghiệp lên sàn từ đầu năm 2022 đang làm ăn ra sao?

21/09/2023 08:11
21-09-2023 08:11:30+07:00

BIG: Doanh nghiệp lên sàn từ đầu năm 2022 đang làm ăn ra sao?

Lên sàn vào thời điểm kinh tế khó khăn năm 2022, “tân binh” Big Invest Group (UPCoM: BIG) vẫn có lãi và cần mẫn xếp từng viên gạch vững chắc cho mục tiêu tăng trưởng bền vững với những điểm sáng về quy mô tài sản và doanh thu.

Vượt khó và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hiếm có doanh nghiệp nào dám chắc chắn sẽ lãi lớn trong năm 2022. Bởi sau 2 năm khó khăn vì dịch COVID-19, kinh tế toàn cầu còn phải gánh thêm chướng ngại lớn từ ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraine. BIG cũng không đứng ngoài khó khăn chung đó. Trong năm 2022 (năm đầu tiên lên sàn chứng khoán) BIG đạt doanh thu thuần gần 177 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ; lãi sau thuế khiêm tốn gần 400 triệu đồng, giảm 90%. Dù thị trường chung khó khăn trong năm 2022, nhưng BIG vẫn duy trì kinh doanh có lãi trong năm này.

Sau khi duy trì được kết quả kinh doanh tích cực, BIG lại tiếp tục tìm hướng “vượt bão” khi nửa đầu năm 2023, kinh tế chung vẫn còn khá trì trệ. “ Kinh tế năm 2023 xác định vẫn còn nhiều khó khăn nhưng vẫn ẩn chứa nhiều cơ hội. Vì vậy, BIG đã lên một chiến lược đẩy mạnh hàng loạt hoạt động đầu tư mở rộng, M&A các tài sản vả mảng kinh doanh tạo ra dòng tiền dương và dồi dào. Dòng tiền chính là nguồn lực quan trọng nhất cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại”, ông Võ Phi Nhật Huy – Chủ tịch HĐQT BIG chia sẻ.

Nhờ những nỗ lực vượt khó không ngừng nghỉ và linh hoạt thích ứng với các thay đổi của thị trường, theo thông tin từ doanh nghiệp dự kiến hết tháng 9/2023, doanh thu BIG cán mốc 160 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch đề ra và đang tăng tốc chinh phục mục tiêu kinh doanh vào các tháng cuối năm. Ban lãnh đạo BIG luôn thận trọng và tập trung phát huy sức mạnh nội tại để đem lợi ích về cho cổ đông. “BIG luôn muốn gắn kết việc phát triển kinh doanh với các thế mạnh sẵn có và tìm hướng đi có tiềm năng tăng trưởng vững chắc”, ông Kiều Văn Khoa – Phó Chủ tịch HDQT trải lòng.

Quy mô tài sản gấp hơn 3 lần giá trị vốn hóa

ĐHĐCĐ thường niên 2023 của BIG đã thông qua việc thâu tóm hai mảnh đất vàng diện tích 800 m2 tại TP Lào Cai để hoàn thiện việc sở hữu tòa bộ tổ hợp đa chức năng khách sạn, văn phòng, nhà hàng, café, căn hộ cho thuê, Spa sức khỏe ... với diện tích xây dựng gần 3,000 m2 (gồm 2 tòa nhà 5 tầng) do BIG hợp tác triển khai vào năm 2022. Tổ hợp này nằm tại vị trí đắc địa trên đường Hoàng Liên ngay cạnh quảng trường TP Lào Cai nổi tiếng với điểm du lịch Sapa, cửa khẩu Hà Khẩu thông thương và du lịch qua Trung Quốc nên luôn được lấp đầy khách thuê liên tục với hiệu suất trung bình 70-80%. Giá trị đầu tư của hai tòa này khoảng 100 tỷ đồng.

Tòa nhà đa chức năng khách sạn, văn phòng, nhà hàng, cafe của BIG tại TP Lào Cai

Ngoài ra, BIG còn đang là chủ sở hữu khu nhà cho thuê tại huyện Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Dự án gồm 9 căn nhà được xây theo hình thức liên kế, tổng giá trị đầu tư hơn 22 tỷ đồng (xấp xỉ 1 triệu USD). Khu nhà dùng để cho thuê cho các đối tượng là chuyên gia và nhân sự tại khu Công Nghiệp Phước Đông lớn nhất cả nước hiện được lấp đầy tiên tục. Giá trị thị trường của khu nhà này, hiện tại đã tăng khá nhiều.

Khu nhà cho chuyên gia thuê của BIG gần khu công nghiệp Phước Đông, Tây Ninh

Chỉ tính riêng hai khu nhà này, giá trị tài sản cố định của BIG đã ở khoảng BIG 122 tỷ đồng. Đặc biệt, con số này mới chỉ tính ở giá trị đầu tư, nếu tính ở giá thị trường sẽ còn cao hơn. Chưa kể những giá trị tài sản mà BIG đang nắm giữ tại các công ty thành viên. Theo thông tin từ doanh nghiệp chia sẻ, quy mô tài sản của BIG hiện tại đã đạt con số trên 160 tỷ đồng. Con số này đang cao gấp 3.5 lần mức vốn hóa mà thị trường đang định giá.

Đầu tư mở rộng và M&A thêm các công ty con hoàn thiện hệ sinh thái

Song song với việc sở hữu nhiều bất động sản thương mại tạo dòng tiền, BIG còn triển khai mạnh mẽ việc đầu tư thành lập và M&A thêm các công ty thành viên để hoàn thiện hệ sinh thái dòng tiền. Điển hình cho định hướng này là việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang mảng F&B (Food and Beverage) vào cuối tháng 8/2023. Cụ thể, BIG đã khai trương cửa hàng Cafe Trung Nguyên và Jolly Spa Massage tại tầng 1 và 2 của tòa nhà BIG Lào Cai (tổ hợp văn phòng và căn hộ dịch vụ). Các cửa hàng này do công ty con của BIG triển khai là Công ty CP BFB. Quán cafe có diện tích 200 m2 và Spa có không gian 100 m2. Hai cửa hàng này góp phần mang đến luồng gió mới cho cư dân tòa nhà và du khách với nhu cầu trải nghiệm văn hóa và chăm sóc sức khỏe.

CTCP BFB được lập ra nhằm khai thác tiềm năng phát triển hấp dẫn của ngành F&B, nhất là trong giai đoạn kinh tế bắt đầu hồi phục trở lại. Báo cáo nghiên cứu thị trường F&B mới đây cho thấy, quy mô doanh thu ngành F&B năm 2022 đạt gần 610,000 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 40%. Trong năm 2023, ngành F&B được dự báo sẽ tăng trưởng gần 20% và có thể đạt 1 triệu tỷ đồng doanh thu vào năm 2026. Không chỉ giúp BIG mở rộng hệ sinh thái kinh doanh, hoạt động này còn giúp gia tăng dòng tiền cho doanh nghiệp hiệu quả.

Mảng F&B và bất động sản hiện chỉ chiếm khoảng 20% doanh thu BIG, số còn lại đến từ hoạt động thương mại sắt thép. Hoạt động này vẫn đang vận hành trơn tru và mang về dòng tiền đều đặn cho công ty. Ban lãnh đạo BIG cho biết đang cân nhắc mở rộng hoạt động thương mại sang một số sản phẩm khác như gỗ hoặc nông sản. Ông Huy cho biết: “Chúng tôi đã có sẵn đối tác”.

Cổ phiếu phục hồi mạnh mẽ trên đà tăng trưởng trước kế hoạch phát hành

Dù có nhiều bước đi hướng đến giá trị bền vững, nhưng do kinh tế chung khó khăn, quy mô vốn hóa của BIG sụt giảm khá xa so với giá trị tài sản thật. Chào sàn Upcom vào đầu năm 2022 với mức giá 10,900 đồng/cp rồi theo tình hình sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán, cổ phiếu BIG đã có lúc chạm đáy ở mức 5,000 đồng/cp. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 2/2023, cổ phiếu BIG đã bật tăng và phục hồi mạnh mẽ theo sự hồi phục của thị trường chứng khoán nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Kết phiên 20/09, giá cổ phiếu BIG đang giao dịch quanh mức 9,100 đồng/cp, lên gấp đôi so với thời điểm đầu quý 2/2023. Với 5 triệu cp đang lưu hành, vốn hóa BIG mới chỉ đạt khoảng 45.5 tỷ đồng.

Diễn biến giá cổ phiếu của BIG từ đầu quý 2/2023

Ngoài ra, BIG đang hoàn tất hồ sơ để xin ý kiến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) phát hành cổ phiếu tăng vốn. Theo kế hoạch, BIG sẽ phát hành riêng lẻ thêm 10 triệu cp với giá 10,000 đồng/cp cho các cổ đông chiến lược, các nhà đầu tư chuyên nghiệp, dự kiến thu về 100 tỷ đồng. Qua đó, giúp vốn điều lệ tăng từ 50 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng.

Trần Thị Mưa Thao – Tổng Giám đốc BIG cho hay, tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu sẽ giúp BIG tự chủ được nguồn vốn kinh doanh trong thời gian dài. Hơn nữa, hoạt động này giúp công ty giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính, góp phần gia tăng lợi nhuận cho BIG trong tương lai.

Dịch vụ

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IPA rót 850 tỷ đồng vào công ty liên quan Trung Nam, dự phòng 474 tỷ đồng với CRE

Ba tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Đầu tư I.P.A (HNX: IPA) thuộc hệ sinh thái của VNDirect đã chi ra 850 tỷ đồng để sở hữu 9.36% vốn của CTCP Năng lượng Tái tạo Trung...

Lộc Trời lên tiếng về lùm xùm nợ hàng trăm tỷ tiền mua lúa của nông dân

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) lên tiếng về lùm xùm nợ tiền mua lúa của nông dân, nhấn mạnh sẽ chấp nhận bán lúa giá thấp để nhanh chóng trả nợ. LTG cũng chấp...

Hoạt động tài chính giúp CEO thoát cảnh đi lùi

Doanh thu tài chính gấp 4 lần và chi phí lãi vay chỉ bằng 1/3, tạo điều kiện không thể thuận lợi hơn để CEO lãi ròng 36 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 26% so với...

Thời tiết nóng đột biến, doanh nghiệp bán máy lạnh báo lãi tăng 80% trong quý 1

Với doanh nghiệp chuyên bán máy lạnh như CTCP Tập đoàn Nagakawa (HNX: NAG), thời tiết nóng bức chính là chất xúc tác tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi.

Viglacera dự kiến cho thuê 173ha đất KCN năm 2024, lãi ròng quý 1 tăng nhẹ

Năm 2024, Tổng Công ty Viglacera - CTCP (HOSE: VGC) đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng với chỉ tiêu lãi trước thuế 1,110 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2023; dự kiến...

MWG đồng loạt giải thể 2 công ty con trong mảng nông sản và kho vận nhằm tối ưu vận hành

Ngày 08/05, HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) thông qua quyết định giải thể 2 công ty con là CTCP 4K Farm và CTCP Logistics Toàn Tín, với lý do tái cơ...

HAG đặt kế hoạch lãi sau thuế 2024 đi lùi, nguồn thu chủ lực từ cây ăn trái

Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên 2024, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) đặt mục tiêu tổng doanh thu tăng 20%, chủ lực tới từ cây ăn trái. Song, lãi sau...

Chưa hết khó khăn, Xi măng Bỉm Sơn nối dài chuỗi thua lỗ

CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) cho biết nhu cầu sử dụng xi măng bao đang dần thấp hơn xi măng rời, tiếp tục làm giảm lợi thế và thương hiệu xi măng của Công ty...

Bầu Đức bán Bệnh viện cho ai?

Cuối năm 2023, bầu Đức cho biết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu, chính thức loại bỏ...

ACV sẽ vay 1.8 tỷ đô để đầu tư dự án sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) dự kiến vay 1.8 tỷ USD từ ba ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV để tài trợ cho dự án sân bay...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98