Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023: Các chuyên gia dự báo thế nào về tăng trưởng GDP của Việt Nam?

19/09/2023 19:48
19-09-2023 19:48:00+07:00

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023: Các chuyên gia dự báo thế nào về tăng trưởng GDP của Việt Nam?

Các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 được nhiều chuyên gia đề cập tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023, chiều ngày 19/9.

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023

Tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở là 5.2-5.5%

Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực cho biết, kể từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Khó khăn, thách thức mới xuất hiện nhiều hơn là cơ hội, nặng nề hơn so với dự báo, cũng như so với các nhiệm kỳ gần đây. Đó là chiến tranh (xung đột Nga-Ukraine), dịch bệnh (nhất là đại dịch COVID-19), thiên tai (khí hậu thất thường, khắc nghiệt và nhiều thiên tai hơn).

Thời kỳ này đã khiến kinh tế - xã hội (KTXH) thế giới và Việt Nam bất thường hơn, bấp bênh và rủi ro hơn - điều mà giới kinh doanh vẫn gọi là thế giới VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ).

Kinh tế thế giới sau khi phục hồi mạnh mẽ năm 2021 (tăng 6%), đang giảm đà, xuống mức tăng 3% năm 2022 và dự báo khoảng 2.1-2.4% năm nay, trước khi tăng trở lại mức 2.4-2.7% năm 2024.

Để cập về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam từ năm 2020 đến nay, TS. Cấn Văn Lực cho biết, nền kinh tế nước ta cũng phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức và hạn chế, đó là: (i) rủi ro và thách thức từ bối cảnh quốc tế vẫn hiện hữu và có thể kéo dài; (ii) hoạt động thương mại quốc tế còn khó khăn, còn giảm dù mức giảm đã chậm lại; (iii) hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn nhưng đã khá dần lên; (iv) tín dụng tăng trưởng thấp, nợ xấu tăng cao do khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn yếu (dù đây chỉ là hiện tượng ngắn hạn khi bối cảnh kinh tế thế giới còn phục hồi chậm và mong manh); (v) Thu ngân sách nhà nước sau 2 năm (2021-2022) tăng khá bắt đầu suy giảm từ đầu năm 2023 chủ yếu là do ngoại thương giảm, doanh nghiệp còn khó khăn và các chính sách giãn hoãn, giảm thuế, phí được áp dụng nhiều hơn trong 6 tháng cuối năm 2023.

TS.Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV trình bày tham luận “Động lực tăng trưởng và phát triển bền vững trong bối cảnh mới (đến năm 2025 và hướng đến năm 2030)”

Trong 8 tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản luôn là bệ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. khu vực dịch vụ duy trì đà tăng (dù chậm hơn) và là động lực tăng trưởng quan trọng trong bối cảnh khu vực công nghiệp và xây dựng còn khó khăn. Khu vực công nghiệp và xây dựng gặp nhiều khó khăn từ quý 3/2022 nhưng đã có nhiều tín hiệu phục hồi từ cuối quý 2/2023.

TS. Cấn Văn Lực cho biết, tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở là 5.2-5.5%. Với kịch bản tiêu cực là kinh tế thế giới suy thoái nặng hơn, tận dụng được ít các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng dự báo là 4.4-4.5%. Tuy nhiên, với kịch bản tích cực là kinh tế thế giới sớm phục hồi, và khai thác được các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số , đẩy mạnh liên kết vùng với việc thúc đẩy 2 động lực chính là Hà Nội và TP. HCM ) tăng trưởng có thể đạt 5.5-6%.

Đối với năm 2024 và 2025, theo kịch bản cơ sở, dự báo tình hình kinh tế thế giới từng bước phục hồi, lạm phát được kiếm chế và dần về mức dưới 3% năm 2025, khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt khoảng 6% năm 2024 và 6.5% năm 2025.

Bên cạnh đó, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh việc nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách tập trung vào nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu và đẩy mạnh thương mại dịch vụ.

Trong thời gian tới, cơ hội và thách thức đan xen, vì vậy muốn lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi Quốc hội và Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách, giải pháp vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống vừa tạo không gian đủ rộng để khai thác hiệu quả các mô hình, động lực tăng trưởng mới, cho cả trước mắt và lâu dài. Theo đó, Nhóm Nghiên cứu kiến nghị 2 nhóm giải pháp chính: Nhóm giải pháp củng cố các động lực tăng trưởng hiện hữu; Nhóm giải pháp phát huy, khai thác động lực tăng trưởng mới.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường chính sách công và quản lý Fulbright Việt Nam nhận xét, việc đạt tốc độ tăng trưởng 6.5% năm 2023 "là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là khó khả thi, khi hai quý cuối năm phải tăng đến 9% so với cùng kỳ". Theo ông Thành, cả 3 động lực tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là tiêu dùng nội địa, đầu tư và xuất khẩu đều không theo hướng chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn.

Giảng viên Trường Fulbright Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP năm nay khoảng 5.5-5.9% nếu giải ngân đầu tư công đạt 95% kế hoạch Thủ tướng giao.

Nhiều tổ chức dự báo GDP 2023 của Việt Nam tăng ở mức 4.2 - 4.7%

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Alexander BÖHMER - Trưởng Ban Hợp tác và Quan hệ toàn cầu, Khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tại Pháp cho biết OECD có 38 thành viên trên toàn cầu. Đông Nam Á là khu vực có sự phát triển năng động, có tầm ảnh hưởng lớn, trọng tâm của báo cáo của OECD đã đưa ra những dự báo tăng trưởng của khu vực này, trong đó ASEAN có mức tăng trưởng đạt 5.6% trong năm 2022; Dự báo mức tăng trưởng chung đạt 4.2% vào năm 2023 và tăng lên 4.7% vào năm 2024.

Ông Alexander BÖHMER, Trưởng Ban Hợp tác và Quan hệ toàn cầu, Khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tại Pháp (phát biểu ghi hình)

OECD dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay dự báo gặp khó khăn nên hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống 4.9%, dự kiến tăng lên 5.9% vào năm 2024. Tốc độ phát triển kinh tế xã hội tích cực năm 2022 đã và đang góp phần cải thiện an sinh xã hội trong những năm gần đây; đồng thời nền kinh tế cũng cho thấy khả năng chống chịu với những cú sốc từ bên ngoài. 

Theo OECD, những cải cách sâu hơn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh doanh, mở rộng hệ thống lương hưu và phúc lợi là cần thiết cho sự phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam.

Điều quan trọng, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và dạy nghề để nâng cao năng lực chuyển đổi số của người lao động, ông Alexander BÖHMER nhấn mạnh.

Trong buổi tọa đàm cấp cao, Ông Sebastian Eckardt, Giám đốc khối nghiệp vụ kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư - khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm rõ rệt so với năm ngoái, nguyên nhân một phần do xung đột Nga-Ukraina hay chính sách zero COVID. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động từ bên ngoài vì xuất khẩu của Việt Nam chiếm 50%.

Sự suy giảm trên toàn thế giới không còn sâu sắc và có dấu hiệu khởi sắc hơn, nhưng những tác động này vẫn tác động tới Việt Nam, làm hạn chế tốc độ tăng trưởng. Ông Sebastian Eckardt cũng đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ đạt 4.7%.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng cục Thống kê: Sáu trụ cột hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,8%-7% năm 2024

Để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra, Tổng cục Thống kê cho rằng cần sự nỗ lực chung của toàn xã hội, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và sự chủ động, sáng tạo...

Tăng trưởng tín dụng tới 27/09/2024 đạt 8.53% 

Theo báo cáo vừa công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến 27/09/2024, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8.53% (cùng thời điểm năm trước tăng 6.24%). 

CPI 9 tháng đầu năm tăng 3.88%, lạm phát cơ bản tăng 2.69%

Giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình...

GDP quý 3 ước tăng 7.4%

Theo công bố của Tổng Cục thống kê, tăng trưởng GDP quý 3/2024 ước đạt 7.4%. Trong đó, tăng trưởng đến nhiều từ khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp lãnh đạo Tập đoàn Airbus và Safran

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Thương mại Toàn cầu, Phó Chủ tịch cấp cao, Thành viên Ban điều hành Tập đoàn Airbus, Benoit De Saint-Exupery và...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9-4/10/2024

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm...

Tổng bí thư, Chủ tịch nước muốn cộng đồng Pháp ngữ đầu tư vào bán dẫn, AI tại Việt Nam

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, sáng 04/10, tại Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu tại Diễn đàn...

Thủ tướng: Bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

Trong 6 nhóm giải pháp đưa ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân; không hình...

Ngày 10/10 là Ngày Chuyển đổi số quốc gia

Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia đã quyết định ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh để cùng đất nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn trân trọng hoan nghênh, chào đón các nhà doanh nhân Việt Nam - những người đầy tài năng, tâm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98