FPT nhận sản xuất gần 70 triệu chip, chưa có kế hoạch IPO ở Mỹ

15/09/2023 10:28
15-09-2023 10:28:05+07:00

FPT nhận sản xuất gần 70 triệu chip, chưa có kế hoạch IPO ở Mỹ

Mới đây, Chủ tịch Trương Gia Bình tiết lộ FPT đã nhận đơn hàng gần 70 triệu chip tới năm 2025, đồng thời hướng tới việc mở rộng ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và đào tạo kỹ thuật. Theo ông, đạo luật mới của Mỹ đã mở ra hàng loạt cơ hội cho Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn.

CTCP FPT (HOSEFPT) đang là công ty công nghệ lớn nhất với tổng vốn hóa thị trường 5.2 tỷ USD. Đây là tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ AI, đám mây (cloud) và dữ liệu lớn (big dât) cho khách hàng ở 29 quốc gia, đồng thời cũng đang tăng trưởng ở mảng thiết kế chip và giáo dục.

FPT nằm trong số ít doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội nghị kinh doanh với các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ nhân dịp Tổng thống Joe Biden tới Việt Nam vào đầu tuần này.

Chủ tịch Trương Gia Bình cho biết Việt Nam có thể xây dựng vị thế lớn mạnh trong lĩnh vực AI. Ông cũng tin rằng Việt Nam nói chung và FPT nói riêng có thể tăng trưởng nhanh hơn ở lĩnh vực kỹ thuật số.

FPT vừa ký thỏa thuận hợp tác với công ty Mỹ Landing AI để nâng khả năng đào tạo. Họ cũng tham gia đàm phán với gã khổng lồ Nvidia và các công ty Việt Nam khác để ứng dụng AI vào lưu trữ đám mây, y tế và các ứng dụng khác.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters tại trụ sở FPT Hà Nội, ông Bình cho biết “các cơ hội mới” phần lớn nằm ở lĩnh vực bán dẫn nhờ Đạo luật CHIPS mà Mỹ thông qua trong năm ngoái.

Chủ tịch FPT đánh giá đạo luật mới của Mỹ là “yếu tố làm thay đổi cuộc chơi” nhờ tạo ra điều kiện cho các công ty nước ngoài mở rộng (trừ Trung Quốc) và việc Mỹ cam kết thúc đẩy lĩnh vực chip của Việt Nam đã xác nhận cho chuyện đó.

FPT trước đó công khai đơn hàng 25 triệu chip cho tới năm 2025, nhưng ông Bình còn tiết lộ tổng đơn đặt hàng lên tới 67 triệu chip và đến từ các khách hàng ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhiều khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế và nhiều loại thiết bị điện tử khác.

Trái ngược với thông lệ lắp ráp sản phẩm tại Việt Nam của nhiều doanh nghiệp công nghệ quốc tế, FPT có chip được thiết kế sản xuất tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan - được đánh giá là một dạng chuỗi cung ứng đảo ngược so với “gã khổng lồ” điện tử Hàn Quốc Samsung, vốn lắp ráp khoảng một nửa số điện thoại thông minh ở Việt Nam.

Ông Bình cho biết thêm, FPT có thể đưa hoạt động sản xuất chip của mình về Việt Nam trong vòng 5 năm tới vì ông nhận thấy mối quan tâm ngày càng tăng và khả năng đầu tư nước ngoài cho việc xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên của Việt Nam.

Chưa có kế hoạch niêm yết ở Mỹ

Khi được hỏi về dự định mở rộng, ông Trương Gia Bình cho biết FPT hiện chưa có ý định IPO tại Mỹ. “Có lẽ một ngày nào đó”, ông Bình nói thêm nhưng nhấn mạnh rằng ông chưa thấy mục đích rõ ràng cho việc đó vào lúc này.

Doanh thu tại Mỹ của FPT là vào khoảng 250-300 triệu USD mỗi năm và công ty hiện đặt mục tiêu nâng doanh thu lên 1 tỷ USD trước 2030. Ông Bình lưu ý rằng khả năng niêm yết tại Mỹ chỉ có thể được xem xét khi FPT đạt được quy mô lớn hơn và tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

Ông Bình cũng khẳng định FPT cần đầu tư nhiều hơn vào các dịch vụ giáo dục. FPT đã tiếp nhận hàng ngàn sinh viên trong khuôn viên trường đại học của mình và đặt mục tiêu lấp đầy khoảng trống đào tạo trong lực lượng lao động kỹ thuật chip của Việt Nam. Các chuyên gia ước tính lực lượng lao động kỹ thuật chip cần phải tăng gấp 10 lần trong thập kỷ tới, lên 50,000 người.

Vị Chủ tịch FPT sẵn sàng thúc đẩy điều đó và hy vọng Mỹ sẽ cung cấp nhiều hơn số vốn đã công bố hồi đầu tuần khi quan hệ song phương với Việt Nam được nâng cấp.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tỷ phú Joe Lonsdale: “Masan ứng dụng công nghệ như một công ty hàng đầu của Mỹ”

“Masan Group đã và đang đi đúng hướng, ứng dụng dữ liệu, đưa AI vào hoạt động kinh doanh như các công ty hàng đầu của Mỹ”, ông Joe Lonsdale – nhà sáng lập 8VC nhận...

CEO Lương Hoài Nam: Không có chuyện Bamboo Airways nộp đơn phá sản, đội bay bị cắt giảm còn 1/3

Là người dẫn dắt quá trình tái cấu trúc của Bamboo Airways, tân CEO Lương Hoài Nam muốn chứng minh rằng hãng hàng không nặng nợ 6 năm tuổi này vẫn có một tương lai...

Nhựa Picomat muốn “thâu tóm” doanh nghiệp kinh doanh lưu trú

HĐQT Nhựa Picomat thông qua việc mua thêm cổ phần của PCLand từ nguồn vốn tự có được ĐHĐCĐ chấp thuận, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 28.27%, tiến thêm một bước trong...

Giá heo quý 3 lao dốc, nhóm chăn nuôi lao đao

Đa phần các doanh nghiệp chăn nuôi heo trong quý 3 chứng kiến kết quả giảm sâu so với cùng kỳ khi giá thịt heo tại Việt Nam đi xuống vì nhiều nguyên nhân. Tuy vậy...

CTS muốn vay tối đa 2 ngàn tỷ từ một doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp

HĐQT CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (HOSE: CTS) thông qua Nghị quyết về việc vay ngắn hạn CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP) tối đa 2,000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp in ấn, xuất bản giáo dục trước rủi ro từ giảm giá sách tồn kho

Kết thúc quý 3, khoảng một nửa công ty in ấn, xuất bản giáo dục tiếp tục báo lãi tăng so với cùng kỳ. Sự thay đổi, cập nhật chương trình sách giáo khoa giai đoạn...

Gỗ Thuận An bị phạt và truy thu thuế hơn 134 triệu đồng

Ngày 22/11, Cục Thuế tỉnh Bình Dương ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính thuế và chấp hành pháp luật thuế đối với CTCP Chế biến gỗ Thuận An (HOSE: GTA).

VHM chuyển nhượng công ty con cho MIK Group?

Ngày 25/11, CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) thông báo muốn chuyển nhượng công ty con là Công ty TNHH Phát triển Bất động sản SV Holding. Được biết công ty con này mới...

Lỗ gộp kinh doanh bảo hiểm quý 3, VNR vẫn sống khỏe nhờ hơn 3,000 tỷ tiền gửi

Với hơn 3,000 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn ngắn và dài, Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare, HNX: VNR) thu về lợi nhuận hoạt động tài chính quý 3/2023 hơn...

"Thay máu" loạt lãnh đạo, một doanh nghiệp xây dựng vẫn chưa thể hoàn thiện BCTC, còn nợ cổ tức 2016

Cơ cấu thượng tầng tại CTCP Cầu 12 (UPCoM: C12) có nhiều biến động mạnh. Trước khi “thay máu” nhân sự cấp cao, C12 vẫn chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023, kinh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98