PMI tháng 8/2023: Số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu kể từ tháng 2

05/09/2023 08:54
05-09-2023 08:54:00+07:00

PMI tháng 8/2023: Số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu kể từ tháng 2

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index™ (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 8 đã tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm lần đầu trong sáu tháng. Với kết quả 50.5, tăng so với mức 48.7 của tháng 7, cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đã cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 8 khi một số dấu hiệu phục hồi của nhu cầu đã giúp cả số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng tăng trở lại. Các công ty đã gia tăng hoạt động mua hàng tương ứng, nhưng việc làm tiếp tục giảm nhẹ khi các công ty đã ngần ngại tuyển thêm nhân viên trong bối cảnh nhu cầu còn yếu. Tình trạng giá cả tăng trở lại cũng được ghi nhận vào giữa quý 3. Chi phí đầu vào tăng lần đầu trong bốn tháng, trong khi giá bán hàng có dấu hiệu tăng lần đầu kể từ tháng 3.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index™ (PMI®) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 8 đã tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm lần đầu trong sáu tháng. Với kết quả 50.5, tăng so với mức 48.7 của tháng 7, cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đã cải thiện nhẹ.

Sự phục hồi trở lại của sức khỏe ngành sản xuất đã phản ánh những dấu hiệu cải thiện của nhu cầu. Các nhà sản xuất ghi nhận số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu trong sáu tháng, trong khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng sau thời gian giảm kéo dài năm tháng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng là nhẹ khi có một số báo cáo cho thấy nhu cầu còn yếu. Tương tự như vậy, sản lượng ngành sản xuất tăng trưởng trở lại trong tháng 8, từ đó kết thúc thời kỳ giảm sản lượng kéo dài năm tháng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ là nhẹ. Sự phục hồi của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới là đáng kể nhất trong lĩnh vực hàng hóa đầu tư cơ bản.

Trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới và yêu cầu sản xuất tăng, các công ty đã tăng mạnh hoạt động mua hàng. Đây là lần tăng đầu tiên trong sáu tháng và là mức tăng đáng kể nhất kể từ tháng 9/2022. Từ đó, tồn kho hàng mua cũng tăng, đánh dấu lần tăng tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, tình hình việc làm kém tích cực hơn khi các công ty vẫn do dự trong việc tuyển thêm nhân viên và do đó, số lượng việc làm đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ giảm là yếu nhất trong thời kỳ này và chỉ là mức giảm nhẹ.

Việc làm tiếp tục giảm phản ánh năng lực sản xuất trong ngành không được dùng hết, và lượng công việc tồn đọng đã giảm tháng thứ tám liên tiếp. Các công ty cũng ghi nhận tồn kho hàng thành phẩm tăng tháng thứ hai liên tiếp khi có một số báo cáo cho thấy nhu cầu yếu đã khiến hàng hóa thành phẩm chưa bán được.

Dữ liệu của tháng 8 cho thấy giá cả đầu vào tăng mạnh, từ đó kết thúc thời kỳ giảm kéo dài ba tháng. Một số thành viên nhóm khảo sát cho rằng nguyên nhân tăng chi phí đầu vào là do giá dầu tăng, trong khi giá thực phẩm tăng cũng được nhắc đến. Từ đó, các công ty cũng tăng giá bán hàng, mặc dù mức tăng chỉ là nhẹ.

Đây là lần tăng giá đầu ra đầu tiên kể từ tháng 3. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn tháng thứ tám liên tiếp khi hàng tồn kho của các nhà cung cấp vẫn đủ để đáp ứng các đơn hàng, mặc dù nhu cầu hàng hóa đầu vào tăng trong tháng 8. Hiệu suất hoạt động của người bán hàng cũng cải thiện mạnh, mặc dù ít đáng kể nhất kể từ tháng 5.

Sự cải thiện tạm thời của nhu cầu thị trường đã giúp nâng cao niềm tin kinh doanh vào giữa quý 3 khi các công ty hy vọng sự phục hồi sẽ tiếp tục trong những tháng tới. Mức độ lạc quan về triển vọng sản lượng trong 12 tháng tới là cao nhất trong năm tháng, nhưng vẫn nằm dưới mức trung bình của chỉ số khi tiếp tục có những quan ngại về lực cầu.

Bình luận về PMI của Việt Nam, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nói:

Chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam mới nhất của S&P Global vẽ một bức tranh tươi sáng hơn về sức khỏe của ngành này so với những tháng gần đây, với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, hoạt động xuất khẩu và hoạt động mua hàng đều tăng trở lại. Tuy nhiên, sự cải thiện nói chung vẫn còn yếu khi lực cầu vẫn còn mỏng manh. Do đó, có thể còn quá sớm khi nói rằng ngành sản xuất đã ở trạng thái phục hồi trọn vẹn. Một khía cạnh khác từ kỳ khảo sát này là sự kết thúc của thời kỳ giảm giá gần đây, với cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng trong tháng 8, và lý do thường được cho là giá dầu tăng”.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng giao Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn đàm phán với Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong ngày mai (11/4) thành lập đoàn đàm phán với phía Mỹ do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn; xây dựng kịch bản, phương án...

Trung ương thảo luận về chủ trương sáp nhập tỉnh, sửa Hiến pháp

Trung ương thảo luận về 8 đề án, báo cáo liên quan việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp cũng như việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Hội nghị Trung ương 11: Cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung vào hai nhóm vấn đề chính

Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng ngày 10/4. Dự kiến diễn ra từ ngày 10-12/4, Hội nghị cho ý kiến đối với 15 nội...

50 năm non sông liền một dải - Bài 3: Những ngày tái thiết thành phố

Sài Gòn những ngày tháng 4-1975 lịch sử, màu nắng hòa lẫn màu của thành thị phồn hoa. Ông Chín Đào trầm ngâm nhìn lên tấm hình cũ đã phai màu, rồi lại nhìn ra nhịp...

Kinh tế tư nhân: Yếu tố giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045

Theo Chuyên gia kinh tế của WB, phát triển kinh tế tư nhân là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng bền vững và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm...

50 năm non sông liền một dải - Bài 2: Ngày đoàn tụ

Sau 50 năm, với Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Hữu Thái, một trong những nhân chứng đặc biệt chứng kiến thời khắc đất nước thống nhất, những ký ức về không khí sáng...

Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng

Chiều 09/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại...

Thuế đối ứng 46% với Việt Nam chính thức có hiệu lực

Vào lúc 11h01 ngày 09/04 giờ Việt Nam, chính sách thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức có hiệu lực, trong đó bao gồm cả mức thuế 46% với Việt...

Đoàn đại biểu Việt Nam sắp gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến sẽ đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vào lúc 16h ngày 09/04 (giờ Mỹ, tức 3h sáng ngày 10/04 giờ Việt Nam). Ngoài...

Cuộc chiến thuế quan và thế tựa bờ sông mà đánh

Mức thuế 46% Mỹ áp lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam không chỉ gây áp lực lên thương mại, tỷ giá, và tâm lý thị trường tài chính trong nước, mà còn cảnh tỉnh về mô...


TIN CHÍNH

Thành lập BCĐ liên ngành tổ chức thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Thành lập BCĐ liên ngành tổ chức thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 9/4/2025 thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.




Hotline: 0908 16 98 98