Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

18/11/2023 09:40
18-11-2023 09:40:25+07:00

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định bảo vệ quyền tài sản của bên mua khi tham gia mua vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa gửi góp ý về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Trong đó, VCCI cho biết, nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn.

Nhiều trường hợp, nhà đầu tư bỏ tiền mua lại phần vốn một cách ngay tình qua đấu giá công khai. Khi phát hiện sai sót nội bộ từ phía bên bán, có nhiều ý kiến để nghị phải huỷ giao dịch, trả lại tài sản. Điều này khiến nhà đầu tư không muốn tham gia dù có khả năng quản trị doanh nghiệp được bán tốt hơn và mang lại hiệu quả kinh tế.

"Cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định bảo vệ quyền tài sản của bên mua khi tham gia mua vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. Trường hợp bên mua ngay tình (không biết và không có nghĩa vụ phải biết) trước những sai sót của bên bán trong quá trình giao dịch, thì quyền tài sản của bên mua đối với phần vốn đã mua được pháp luật bảo vệ. Trường hợp đấu giá công khai, minh bạch, đúng trình tự thủ tục, không có gian lận, có nhiều người tham gia đấu giá độc lập, kết quả đấu giá phải được pháp luật bảo vệ", VCCI đề nghị.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm vì nhà đầu tư sợ rủi ro khi mua vốn cổ phần hóa. (Ảnh minh họa).

Cùng với đó, VCCI cũng kiến nghị, Bộ Tài chính bổ sung quy định về nghĩa vụ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, Luật 69 hiện hành đã có quy định về công bố thông tin. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 81/2005/NĐ-CP về công bố thông tin DNNN.

Tuy nhiên, việc công bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa được thực hiện đồng bộ. Nhiều doanh nghiệp không công bố, công bố chậm làm giảm hiệu quả giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp nhà nước. Nhất là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho người dân.

Một vấn đề nữa được VCCI góp ý liên quan đề xuất bổ sung quy định mở rộng đối tượng áp dụng với doanh nghiệp có phần vốn đầu tư của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Việc yêu cầu doanh nghiệp của toàn bộ các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp lại gây nhiều vấn đề bất cập. Hiện nay, nhóm tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đã tự chủ tài chính, không nhận hoặc nhận rất ít sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp do các tổ chức này góp vốn hiện được thành lập và hoạt động theo pháp luật chung về doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp).

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc giới hạn doanh nghiệp có phần vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thuộc đối tượng tác động của luật này. Cơ quan soạn thảo có thể cần nhắc phương án chưa bao gồm các doanh nghiệp có vốn góp của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp; hoặc căn cứ vào mức độ hỗ trợ...

Quỳnh Nga

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.

IPO khi nào mới sôi động trở lại?

Thị trường Việt Nam chững lại dòng vốn FII khi thiếu vắng các thương vụ IPO lớn thời gian qua. Chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần phải nâng hạng thị trường, bên cạnh...

Tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp chậm... là do hết thời lợi dụng để ôm 'đất vàng'?

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, doanh nghiệp muốn mua vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa thường nhìn vào giá trị các khu đất “vàng” nhưng hiện nay nghiêm cấm chuyển mục...

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu liên quan tới cổ phần hóa

Chiều 6/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trả lời chất vấn trước Quốc hội một số nội dung liên quan đến cổ phần hóa.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương nghiêm túc, quyết liệt thực hiện cơ cấu lại, sắp xếp lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái...

Một ông lớn gạch ốp lát IPO thành công, sự trở lại của banker Phạm Hữu Phú

Công ty chuyên sản xuất gạch ốp lát Hoàng Gia vừa IPO thành công, đánh dấu sự trở lại của banker Phạm Hữu Phú. Đây có thể được xem là đợt IPO thành công hiếm hoi...

Gã khổng lồ Thái Lan bác tin đồn mua cổ phần của công ty bán lẻ Việt Nam

Mới đây, Công ty CP ALL – trực thuộc tập đoàn bán lẻ Thái Lan Charoen Pokphand (CP) và vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven – lên tiếng phủ nhận các thông tin...

CEO Lê Hồng Minh: VNG sẽ niêm yết nhưng không phải bây giờ

Trong một thông báo nội bộ, ông Lê Hồng Minh, CEO Tập đoàn VNG, cho biết đợt IPO bị hoãn lại vì nhà đầu tư chưa sẵn sàng đón nhận một công ty công nghệ tại châu Á.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98