Sau gần ba tháng, Cảng Quốc tế Lào Việt mới hoàn tất phát hành lô trái phiếu 37.5 tỷ đồng

05/01/2024 09:24
05-01-2024 09:24:20+07:00

Sau gần ba tháng, Cảng Quốc tế Lào Việt mới hoàn tất phát hành lô trái phiếu 37.5 tỷ đồng

CTCP Cảng Quốc tế Lào Việt (VLP) thông báo kết quả chào bán lô trái phiếu trị giá 37.5 tỷ đồng, nâng tổng giá trị trái phiếu lưu hành lên gần 260 tỷ đồng.

Lô trái phiếu mã LVPCH2329002, chào bán cho tổ chức chuyên nghiệp với khối lượng 375 tp, mệnh giá 100 triệu đồng/tp, tương ứng giá trị 37.5 tỷ đồng. Lãi suất 9%/năm, trả lãi định kỳ 6 tháng/lần vào thời điểm cuối kỳ. Tổ chức lưu ký là CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS).

Trái phiếu phát hành ngày 29/09/2023, hoàn tất ngày 26/12/2023 và sẽ đáo hạn ngày 31/12/2029, tương ứng kỳ hạn 2,284 ngày.

Theo công bố trên HNX, đây là lô trái phiếu thứ hai được VLP phát hành trong năm 2023 và là lô trái phiếu thứ ba đang lưu hành, nâng tổng giá trị lưu hành lên 259.4 tỷ đồng. Hai lô trái phiếu trước đó lần lượt có mã LVBOND2019-01 trị giá 163.6 tỷ đồng, phát hành ngày 31/12/2019, lãi suất 10.5%/năm và LVPCH2329001 trị giá 58.3 tỷ đồng, phát hành ngày 25/07/2023, lãi suất 9.8%/năm. Cả ba đều chưa phát sinh giao dịch mua lại nào tính đến thời điểm hiện tại và sẽ đồng loạt đáo hạn ngày 31/12/2029.

Về tình hinh kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2023, VLP có lợi nhuận sau thuế 8 tỷ đồng, cao gấp 2.9 lần cùng kỳ; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức 3.3%, cao hơn con số 1.14% của cùng kỳ.

Tại thời điểm 30/06/2023, vốn chủ sở hữu của VLP đạt 243 tỷ đồng; hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2.81 lần, tương ứng dư nợ phải trả 683 tỷ đồng; dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu là 0.67 lần, tương ứng giá trị của lô trái phiếu duy nhất đang lưu hành ở thời điểm đó là LVBOND2019-01, khoảng 163 tỷ đồng.

CTCP Cảng Quốc tế Lào Việt (VLP) thành lập ngày 05/02/2009, với tên gọi khi đó là CTCP Cảng Hà Tĩnh. Vốn điều lệ ban đầu 45 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh sở hữu 53%, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam 38% và phần còn lại thuộc sở hữu người lao động đang làm việc tại Công ty và Doanh nghiệp Tư nhân Hoành Sơn.

Đến ngày 24/05/2011, ĐHĐCĐ họp thành lập nên CTCP Cảng Vũng Áng Việt – Lào, cơ cấu cổ đông có sự góp mặt của Công ty Liên hợp Lào Phát triển Cảng Vũng Áng (CHDCND Lào) sở hữu 20%, Tổng Công ty Dầu Việt Nam sở hữu 17%, Công ty Vận tải Biển Bắc sở hữu 10%, còn lại 53% vẫn thuộc về Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh.

Ngày 04/09/2012, ĐHĐCĐ bất thường họp thông qua việc thay thế hai cổ đông rút khỏi Công ty bao gồm Tổng công ty Dầu Việt Nam và Công ty Vận tải Biển Bắc, thay vào đó là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Ngày 15/12/2017, Công ty đổi tên thành CTCP Cảng Quốc Tế Lào Việt như hiện tại. Giám đốc kiêm đại diện pháp luật là ông Dương Thế Cường.

Trong lần thay đổi vốn điều lệ gần nhất (ngày 02/08/2019), VLP giảm vốn điều lệ từ 1,000 tỷ đồng xuống 235 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước chiếm 53%.

Ngày 02/01/2020, ông Nguyễn Anh Tuấn thay thế ông Dương Thế Cường đảm nhiệm vai trò Giám đốc kiêm đại diện pháp luật.

VLP thực hiện quản lý, khai thác tại hai khu cảng chính là Cảng Vũng Áng (bao gồm bến số 1, 2, 3) và Cảng Xuân Hải có năng lực khai thác 6 - 8 triệu tấn hàng mỗi năm, phục vụ giao thương hàng hóa và phát triển kinh tế, du lịch cho các tỉnh miền Trung, nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan, thông qua tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp tối đa 61,671 DWT.

Cảng Vũng Áng do VLP khai thác tại xã Kỳ lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Huy Khải

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trái phiếu doanh nghiệp tháng 04/2024: Ngân hàng chiếm quá bán, lãi suất thấp nhất chỉ 3.7%/năm

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục tăng trưởng trong tháng 4, đạt 14.4 ngàn tỷ đồng, tăng 30% so với tháng 3 với sự chiếm ưu thế từ các ngân...

FiinRatings đưa ra triển vọng xếp hạng tín nhiệm ổn định đối với Nam Long

Ngày 25/04/2024, FiinRatings đưa ra mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành trái phiếu đối với CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) ở mức A- và có triển vọng xếp hạng tín...

Công ty thành viên của Phúc Khang Group bị xử phạt vì không công bố thông tin trái phiếu

Ngày 25/04/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 180/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường...

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp còn khoảng 1 triệu tỷ đồng, tương đương 9.8% GDP

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp hiện tại khoảng 1 triệu tỷ đồng, tương đương 9.8% GDP năm 2023, chiếm 7.4% dư nợ của nền kinh tế.

Tài khoản bị phong tỏa do liên quan Vạn Thịnh Phát, Bông Sen tiếp tục lỗ 668 tỷ, gánh ngàn tỷ lãi phạt trái phiếu

Trong bối cảnh vẫn chưa thể tất toán lô trái phiếu duy nhất đang lưu hành, tổng tiền lãi mà CTCP Bông Sen phải chịu vào cuối năm 2023 đã vượt ngàn tỷ, trong đó 910...

Các doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát nợ hơn 52.000 tỷ đồng trái phiếu

Tính đến hết năm 2023, các doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nợ trái phiếu doanh nghiệp hơn 52.400 tỷ đồng, trong đó số nợ chậm, chưa thanh toán...

Bất động sản Minh Ngọc mua lại trước hạn hàng trăm tỷ đồng trái phiếu dù âm vốn chủ

Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Ngọc Minh cho biết trong 3 tháng đầu năm 2024 đã mua lại trước hạn gần 370 tỷ đồng lô trái phiếu 1.3 ngàn tỷ đồng.

Lối nào cho trái phiếu xanh?

Chi phí chuyển đổi xanh quá lớn, thời gian chuyển đổi dài và những vướng mắc pháp lý là những nút thắt cản trở quá trình “xanh hoá” hoạt động sản xuất – kinh doanh...

Saigon Glory mua lại trước hạn 468 tỷ đồng của 10 lô trái phiếu

Theo thông báo ngày 17/04 trên HNX, Công ty TNHH Saigon Glory đã mua lại trước hạn 10 lô trái phiếu có mã từ SGL-2020.01 đến 10.

Chuyên gia: Nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ 'đau đầu' lo đáo hạn trái phiếu

Một số doanh nghiệp chia sẻ từ khi lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt, họ đã chủ động mua lại trước hạn nhiều lô trái phiếu nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí lãi vay...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98