Ai đứng sau Giao hàng tiết kiệm (GHTK)?

05/02/2024 13:02
05-02-2024 13:02:00+07:00

Ai đứng sau Giao hàng tiết kiệm (GHTK)?

Tết Nguyên đán sắp đến, ai cũng tất bật làm việc ở những ngày cuối năm, một trong những ngành nghề vất vả và nhiều việc nhất trong giai đoạn này chính là vận chuyển hàng hóa. Thế nhưng một “ông lớn” trong lĩnh vực là Giao hàng tiết kiệm lại đang đối mặt với nguy cơ “vỡ trận” trong mùa cao điểm của năm.

Trong dịp Tết sắp đến, với công việc bận rộn cuối năm, thời gian dành cho mua sắm trở nên quý báu hơn bao giờ hết. Ngán ngẩm với việc phải chen chúc chợ truyền thống, tiểu thương nói thách, hay xếp hàng dài rồng rắn ở siêu thị, nhiều người lựa chọn xu thế mua sắm online.

Nhu cầu mua sắm trực tuyến càng nhiều thì nhiệm vụ của các đơn vị vận chuyển càng nặng nề. Đặc biệt trong mùa cao điểm như Tết hiện nay, công việc có thể liên tục từ sáng cho đến đêm muộn vẫn không hết việc.

Thế nhưng trong những ngày gần đây, rất dễ bắt gặp tình trạng các shop bán hàng – những người tưởng chừng như được hưởng lợi vào mùa cao điểm – khi hợp tác với Giao hàng tiết kiệm (GHTK) lại “khóc ròng” vì các đơn hàng thường xuyên bị chậm trễ, từ khâu nhận hàng cho đến giao hàng.

Quá tải, vỡ trận, đóng tuyến, chính thức chia tay, chuyện gì đang xảy ra, shop khóc ròng… là những điều mà cộng đồng mạng chia sẻ những ngày qua về việc rất nhiều đơn hàng của họ không đến nơi đúng ngày. Trên các hội nhóm, nhiều người kinh doanh online cho hay, đơn hàng nội thành gửi qua GHTK bình thường chỉ 1 – 2 ngày là giao tới nhưng nay có khi cả tuần lễ vẫn chưa đến tay khách; hoặc có người theo lịch trình ngày 20/01 là giao hàng đến nhưng nay đã hơn 10 ngày vẫn chưa thấy tăm hơi. Nhiều người lan truyền thông tin rằng 70% nhân viên GHTK đình công khiến việc lưu thông hàng hóa bị tắc nghẽn. Hàng loạt lái xe tải chở hàng của GHTK đã đình công và xếp hàng dài tại bãi khiến đơn hàng bị đình trệ.

Hình ảnh các đơn hàng của GHTK chất đống được chia sẻ rộng rãi trên facebook những ngày qua

Trên mạng xã hội, nhiều shipper giao hàng thừa nhận rất nản, "đình công là bình thường" vì mức thưởng Tết không xứng đáng với công sức bỏ ra thời gian qua.

Bài đăng của một chủ tài khoản được cho là đang làm việc cho GHTK
Bài đăng trên facebook nhận được hơn ngàn lượt tương tác và hàng trăm bình luận về tình trạng GHTK “vỡ trận”

Trước những tình trạng đó, đại diện GHTK cho biết, lượng hàng tăng cao vào những tháng cuối năm do nhu cầu mua sắm lớn của người dân nên gây ra tình trạng tắc nghẽn trong vận hành. Vì vậy, Công ty đành phải tạm dừng nhận đơn ở một số khu vực nhằm đảm bảo chất lượng vận hành.

GHTK cũng phủ nhận việc công nhân đình công như một số trang mạng xã hội đã lan truyền. Đồng thời, cam kết sẽ cố gắng xử lí các đơn hàng đang tồn đọng để người tiêu dùng có thể nhận hàng trước Tết Nguyên đán.

Ai đứng sau GHTK?

Thành lập vào 2013, chỉ trong vài năm GHTK đã nhanh chóng phủ sóng ở 63 tỉnh thành và hơn 11 ngàn huyện xã trên cả nước, quy mô hàng chục trung tâm vận hành, hơn ngàn xe tải đường bộ và hàng chục ngàn nhân lực.

GHTK có tiền thân là CTCP Phát triển Dịch vụ Thương mại Điện tử (Ecom Services). Doanh nghiệp thành lập ngày 21/05/2013, địa chỉ tại phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải, chi tiết gồm gửi hàng, giao nhận hàng hóa, hoạt động liên quan khác như bao gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hóa.

CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại và Dịch vụ Hải Đăng (Posinvest) có Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật là ông Nguyễn Tiến Nam. Công ty thành lập ngày 03/07/2007.

Trong lần thay đổi đăng ký gần nhất vào tháng 3/2022, Posinvest có vốn điều lệ 6 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ. Ngành nghề kinh doanh chính được thay đổi từ xây dựng nhà các loại thành kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Trụ sở chính cũng được dời từ số 22, ngõ 81, đường Trường Chinh, phường Khương Mai đến tầng 8, số 72 Vương Thừa Vũ, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Vốn điều lệ ban đầu 500 triệu đồng, với 4 cổ đông sáng lập gồm CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại và Dịch vụ Hải Đăng và ông Phạm Hồng Quân cùng góp 40%, bà Nguyễn Nguyệt Minh 15%, bà Tống Thị Ngọc Ánh 5%. Trong đó, ông Phạm Hồng Quân giữ vai trò Giám đốc kiêm đại diện pháp luật.

Tháng 06/2017, Công ty đổi tên thành CTCP Giao hàng Tiết kiệm (GHTK) như hiện nay, địa chỉ trụ sở chính đặt tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Tháng 9 cùng năm, GHTK ghi nhận vốn điều lệ 8.6 tỷ đồng, trong đó ông Quân giảm sở hữu còn 24.58%, bà Minh giảm còn 7.733%. Sau đó Công ty nâng vốn lên 12.9 tỷ đồng, hai cổ đông sáng lập này không thay đổi số vốn góp, nên tỷ lệ sở hữu giảm còn lần lượt 16.387% và 5.156%, tổng cộng hơn 21.54%.

Số vốn còn lại tương ứng tỷ lệ 78.46% dù không được tiết lộ nhưng được cho là có sự tham gia của Sea Group - tập đoàn đến từ Singapore và đang đứng sau những cái tên đình đám khác như Garena, Shopee, ShopeePay. Theo thông tin thu thập từ báo cáo thường niên 2019 của Sea, có khoản sở hữu 78.46% vào doanh nghiệp không được tiết lộ danh tính tại Việt Nam.

Sea Group sở hữu 78.46% một doanh nghiệp tại Việt Nam tính đến năm 2019. Nguồn: Sea Group

Giữa năm 2019, GHTK tiếp tục chuyển đến địa chỉ mới tại tòa nhà VTV, số 8 Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. 

Giữa năm 2020, cơ cấu cổ đông thay đổi lớn khi có sự xuất hiện của cổ đông nước ngoài có tên Parcel Delivery Service Pte Ltd đến từ Singapore sở hữu 42% vốn GHTK.

Theo dữ liệu trên báo cáo thường niên của Kerry Logistics - tập đoàn chuyển phát trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), sở hữu gián tiếp 42% của GHTK từ năm 2020. Theo báo cáo thường niên 2022, Kerry Logistics vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu này.

Kerry Logistics sở hữu gián tiếp 42% của GHTK từ năm 2020. Nguồn: Kerry Logistics

Tháng 03/2022, thời điểm doanh nghiệp tuyên bố vừa cán mốc 1 tỷ đơn hàng luân chuyển qua hệ thống sau 9 năm hoạt động cũng là lúc trang DealStreetAsia đưa tin GHTK đang có kế hoạch IPO với định giá lên tới 1 tỷ USD, trong khi định giá thời điểm đó là khoảng 900 triệu USD theo một số nguồn tin.

Cũng liên quan đến thương vụ IPO, Tech in Asia cho biết GHTK đang rao bán khoảng 23% cổ phần, trong đó Sea Group là nhà đầu tư muốn bán khoảng 20% cổ phần của GHTK. 

Như vậy, có thể hiểu rằng Sea Group và Kerry Logistics là hai cổ đông nước ngoài lớn nhất của GHTK.

Hiện nay, GHTK được biết đến là một trong những “ông lớn” vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ giao hàng Door to door (giao hàng toàn quốc, giao hàng ưu tiên), giao hàng nhanh nội thành, gửi hàng lớn BBS, giao thư tín, fulfilment (dịch vụ hoàn tất đơn hàng) và các dịch vụ gia tăng. Theo thông tin trên website, GHTK cho biết đang sở hữu mạng lưới dịch vụ với hơn 1.5 tỷ đơn hàng, 4.5 triệu nhà bán lẻ trực tuyến và 80 triệu người mua sắm online. Hoạt động phân bổ khắp 63 tỉnh thành với hơn 30 ngàn nhân viên, hơn 1,500 kho và hơn 2,500 xe tải.

Về phần ông Phạm Hồng Quân, nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc GHTK, sinh năm 1987, tốt nghiệp tại trường Đại học Thủy lợi Hà Nội với bằng kỹ sư kỹ thuật cơ sở hạ tầng (cấp thoát nước). Sau tốt nghiệp, ông làm chuyên viên xây dựng sản phẩm tại một sàn thương mại điện tử của VCCorp - Zamba (đã bị khai tử).

Khoảng thời gian đó cũng là lúc ý tưởng lập công ty giao nhận với chất lượng tốt hơn được ra đời.

Ông Phạm Hồng Quân – Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Giao hàng tiết kiệm

Huy Khải

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại theo hướng cân bằng, ổn định, bền vững...

Khắc phục thêm 749 triệu đồng, cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị 6-7 năm tù

Khi luận tội, Viện kiểm sát ghi nhận cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, ngoài 1,5 tỷ đồng đã nộp tại giai đoạn điều tra, còn tự nguyện dùng 749 triệu...

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án đường bộ cao tốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 48/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng...

Cách nào kích cầu thêm tiêu dùng nội địa?

Để kích cầu tiêu dùng thì ngoài giảm giá, ngành bán lẻ cần đổi mới sản phẩm, hạ tầng thương mại, theo chuyên gia.

Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân: Hỗ trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp mới

Kể từ khi công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986, kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc. Đặc biệt, việc Quốc hội thông qua Luật...

DPPA: Rủi ro chính và biện pháp phòng ngừa

Việc nhà phát điện được quyền cung cấp điện thẳng cho doanh nghiệp tiêu thụ không chỉ được kỳ vọng giảm phụ thuộc vào kênh phân phối truyền thống, mà còn mở rộng cơ...

Kinh tế tư nhân vẫn bị 'cái bóng rất lớn' của kinh tế kế hoạch hóa lấn át

Nhấn mạnh kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất để phát triển và tăng trưởng kinh tế nhưng chuyên gia chỉ ra 2 vấn đề bất cập, đang là rào cản cho sự phát...

Xóa bỏ các đầu mối, chỉ Bộ Công Thương cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Theo Bộ Công Thương, việc chuyển quyền cấp xuất xứ hàng hóa về bộ sẽ giúp thống nhất trong hệ thống quản lý giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử của bộ, có hệ...

Thủ tướng chỉ thị giám sát chặt chẽ việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2025 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động...

Việt Nam có cơ hội trở thành “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng của Mỹ

Theo chuyên gia, Việt Nam có cơ hội trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chiến lược của Mỹ - điều này không chỉ giúp Việt Nam tránh bị đánh thuế mà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98