Nguyên Tổng giám đốc FLC đang bỏ trốn đã giúp sức cho Trịnh Văn Quyết lừa đảo thế nào?

26/02/2024 09:03
26-02-2024 09:03:07+07:00

Nguyên Tổng giám đốc FLC đang bỏ trốn đã giúp sức cho Trịnh Văn Quyết lừa đảo thế nào?

Với vai trò Tổng giám đốc FLC kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros, bị can Doãn Văn Phương đã  chỉ đạo Thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc và các nhân thuộc Faros ban hành nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ, lập hồ sơ góp vốn khống... nhằm mục đích giúp Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Vai trò của cựu Tổng giám đốc FLC Doãn Văn Phương

Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

CQĐT xác định bị can Doãn Văn Phương đã bỏ trốn từ năm 2022.

Khác với kết luận điều tra trước, lần bổ sung này, C01 truy tố 51 bị can trong đó có 7 người là lãnh đạo, cán bộ của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE), Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Tại Tập đoàn FLC, Công ty CP Xây dựng Faros và các công ty liên quan, C01 đã làm rõ hành vi phạm tội của từng bị can, chỉ còn Doãn Văn Phương (SN 1977, Tổng giám đốc của Tập đoàn FLC) đã xuất cảnh trốn đi nước ngoài từ tháng 3/2022.

Theo cơ quan điều tra, trong vụ án, Doãn Văn Phương còn giữ vai trò kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros giai đoạn từ 2012 – 2016, sau đó là Thành viên HĐQT từ tháng 11/2016 - 6/2019.

Với vai trò Chủ tịch HĐQT Faros, từ ngày 28/5/2015 - 9/11/2016, Phương đã chỉ đạo các Thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc và nhân viên thuộc Faros ban hành các nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ; lập hồ sơ góp vốn khống;...lập hồ sơ đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký và đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu tương đương 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Faros.

Việc làm này của Phương nhằm để Trịnh Văn Quyết và đồng phạm bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Cụ thể về hành vi của Phương, CQĐT cho rằng bị can đã chỉ đạo và trực tiếp ký các tờ trình, biên bản, nghị quyết của HĐQT để ra chủ trương về việc tăng vốn khống ở các lần tăng vốn (thứ 3, thứ 4, thứ 5) và chủ trương đăng ký niêm yết cổ phiếu của Faros trên sàn chứng khoán.

Với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Faros, Phương cũng trực tiếp tham gia ký hồ sơ, chứng từ khống để hợp thức hạch toán kế toán cho việc góp vốn khống. Trong đó, ký 18 giấy rút tiền mặt để bị can Trịnh Thị Minh Huế (em gái Trịnh Văn Quyết) sử dụng rút 900 tỷ đồng vốn góp ra khỏi tài khoản của Faros; ký 12 ủy nhiệm chi để Huế làm thủ tục chuyển 296,5 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty CP Đầu tư phát triển Bình Định FLC đến tài khoản của các cá nhân khác nhau để tạo dòng tiền, hình thành công nợ ảo để hạch toán hợp thức trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

Ông Trịnh Văn Quyết.

Hưởng lợi 500.000 cổ phiếu

Ngoài ra, bị can còn tiếp ký các tài liệu để làm hồ sơ gửi Vụ giám sát Công ty đại chúng đề nghị đăng ký công ty đại chúng; đề nghị Trung tâm lưu ký cho đăng ký và lưu ký chứng khoán; đề nghị sàn HOSE chấp thuận niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp với giá trị vốn góp không đúng thực tế.

Trên danh nghĩa cá nhân, Doãn Văn Phương đã ký hợp đồng ngày 19/5/2015, với nội dung: “Nhận chuyển nhượng 675.000 cổ phần của Nguyễn Văn Mạnh tại Công ty CP Xây dựng Faros nhưng không phát sinh thanh toán để đứng tên làm cổ đông góp vốn”.

Sau khi trở thành cổ đông góp vốn, từ 27/5/2015 - 12/11/2015, Phương ký khống 4 giấy nộp tiền góp vốn khống và 2 ủy nhiệm chi khống để Trịnh Thị Minh Huế sử dụng làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền, hợp thức làm tăng khống số vốn góp mang tên Doãn Văn Phương tại Faros từ 675 triệu đồng (tương đương 675.000 cổ phần) lên hơn 77,6 tỷ đồng đồng (tương đương 7.762.500 cổ phần). Trước khi niêm yết, Phương đã trả lại 7.762.500 cổ phần cho Trịnh Văn Quyết bằng hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng nhưng không phát sinh thanh toán tiền.

Cơ quan điều tra xác định, bị can Doãn Văn Phương được hưởng lợi 500.000 cổ phiếu với trị giá trị phát hành là 5 tỷ đồng. Ngày 29/08/2016, bị can đăng ký lưu ký tại tài khoản chứng khoán mang tên cá nhân mình. Trong hai năm 2017 – 2018, bị can được trả cổ tức thêm 160.000 cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu Phương sở hữu lên 660.000 cổ phiếu.

Trung tuần tháng 5/2020, Phương sử dụng tài khoản chứng khoán bán toàn bộ 660.000 cổ phiếu này, thu được hơn 2,3 tỷ đồng.

“Doãn Văn Phương đã cùng Trịnh Văn Quyết và đồng phạm nâng khống giá trị vốn góp tại Công ty CP Xây dựng Faros, đăng ký niêm yết và bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán”, C03 kết luận và cho rằng, vi phạm của bị can Phương đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", với vai trò tổ chức thực hiện, giúp sức tích cực cho Trịnh Văn Quyết.

Đến nay, dù đã xác minh nhiều nơi nhưng không tìm được Doãn Văn Phương. Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tách tài liệu liên quan đến hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của bị can để xử lý sau.

Hoàng Cư

Tiền phong







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ông Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật vì vi phạm liên quan Vạn Thịnh Phát

Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM bị UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật do chịu trách nhiệm trong các vi phạm liên quan Vạn...

Vợ và em trai ông Trương Anh Tuấn muốn rút khỏi HĐQT Địa ốc Hoàng Quân

Ngày 07/05/2024, 3 thành viên HĐQT không điều hành của CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) bất ngờ đồng loạt nộp đơn từ nhiệm.

Đón cổ đông lớn mới, Thành viên HĐQT HAG từ nhiệm sau 30 năm gắn bó

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) cho biết đã nhận được đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT của ông Nguyễn Chí Thắng đề ngày 07/05 vì lý do cá nhân.

Chủ tịch Acuity Funding làm Tổng Giám đốc Nam Sông Hậu

Theo thông báo ngày 25/04, HĐQT CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) đã bổ nhiệm 2 nhân vật vào ghế Tổng Giám đốc (TGĐ) và Phó TGĐ. Đáng chú ý...

Chủ tịch HQC Trương Anh Tuấn ngồi "ghế nóng" Thành phố Vàng và động thái “lạ” ngay sau đó

Mới đây, ông Trương Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật của...

Trung tướng Tô Ân Xô thông tin về lời khai của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đến nay các bị can như Nguyễn Duy Hưng, Phạm Thái Hà, Dương Văn Thái, và một số bị can khác đã khai báo với thái độ thành khẩn...

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch CADIVI

Theo thông tin vừa công bố, kể từ 03/05/2024, ông Lê Bá Thọ sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Dây Cáp điện Việt Nam (HOSE: CAV).

OCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong Ban điều hành

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám...

Nhà sáng lập ACB Trần Mộng Hùng qua đời

Ông Trần Mộng Hùng – nhà sáng lập kiêm cựu Chủ tịch Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) được thông báo qua đời vào ngày 25/04.

Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm

Sau khi bị tuyên án tử hình, bà Trương Mỹ Lan đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, cho rằng mình không chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98