375 triệu USD xây dựng sản xuất gạo carbon thấp tại ĐBSCL

19/03/2024 20:30
19-03-2024 20:30:00+07:00

375 triệu USD xây dựng sản xuất gạo carbon thấp tại ĐBSCL

Ngày 19/03, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị với các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL về ý tưởng đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp. Dự kiến tổng vốn đầu tư thực hiện dự án trong giai đoạn 2026-2031 là 375 triệu USD, tương đương khoảng 9,000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp vùng ĐBSCL được đề xuất dựa trên Đề án một triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp của Chính phủ. Dự án sẽ do Bộ NN&PTNT chủ trì, triển khai ở 12 tỉnh ĐBSCL (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long). Thời gian thực hiện trong 5 năm, từ năm 2026-2031. Giai đoạn chuẩn bị dự án trong hai năm 2024 và 2025.

Theo ông Nguyễn Thế Hinh, Phó trưởng Ban Quản lý các dự án nông nghiệp, Bộ NN&PTNT, tổng chi phí để triển khai dự kiến khoảng 375 triệu USD (tương đương 8,968 tỷ đồng); trong đó, 360 triệu USD từ khoản vay Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) của Ngân hàng Thế giới, 15 triệu USD vốn đối ứng từ đóng góp của Chính phủ và địa phương.

Dự án sẽ được thiết kế dựa trên 6 nguyên tắc, bao gồm: thiết kế và cung cấp gói đầu tư toàn diện và thông minh cho nông dân nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng lợi nhuận cho trang trại. Đồng thời, hỗ trợ sản xuất của các hộ sản xuất nhỏ bằng cách phát triển và củng cố các tổ chức nông dân và hợp tác xã; huy động nguồn vốn tín chỉ các bon cho các khu vực áp dụng các biện pháp thực hành các bon thấp.

Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và hỗ trợ phát triển thị trường lúa các bon thấp. Đồng thời, tạo ra khung chính sách và kỹ thuật thuận lợi để hỗ trợ sản xuất lúa gạo có hàm lượng carbon thấp.

Trong 375 triệu USD vốn đầu tư dự án sẽ được chia cho 3 hợp phần, trong đó hợp phần 1 là: "Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao, các bon thấp" có giá trị đầu tư cao nhất với 350 triệu USD. Hợp phần này có mục tiêu nâng cao sản lượng, hiệu quả và giảm tổn thất sau thu hoạch, từ đó cải thiện lợi nhuận nâng cao giá trị gia tăng, giảm phát thải khí nhà kính và tác động đến khí hậu.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp có văn bản gửi đến 12 tỉnh, thành phố tham gia dự án để các địa phương củng cố hoặc thành lập mới Ban quản lý dự án của tỉnh mình để làm cơ sở chỉ đạo thực hiện, đồng thời cung cấp thông tin để Bộ NN&PTNT sớm hoàn chỉnh dự án.

Theo ông Trần Thanh Nam, qua trao đổi giữa lãnh đạo Bộ NN&PTNT với lãnh đạo Ngân hàng Thế giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì tháng 5/2025, Ngân hàng Thế giới sẽ phê duyệt dự án này. Thời gian chỉ còn khoảng 1 năm do đó các địa phương cần phải đẩy nhanh tiến độ công việc.

"Ngân hàng Thế giới đã xác định dự án này là dự án trọng điểm ở khu vực châu Á Thái Bình Dương để từ đó nhân rộng ra các nước châu Á. Họ cũng đồng ý mua tín chỉ các bon của dự án. Do đó phải làm sao đến tháng 8 hoặc tháng 9 năm nay phải có mô hình điểm để sau đó nhân rộng đồng loạt ở các địa phương tham gia", Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị các tỉnh cung cấp số liệu chính xác để không phải mất thời gian rà soát, trong tháng 4/2024 phải cung cấp cho Bộ. Đây là dự án có thể giúp chuyển đổi căn bản phương thức sản xuất của ĐBSCL trong ngành lúa gạo nên được rất nhiều tổ chức quốc tế chú ý và nông dân cũng rất đồng tình. Do đó Bộ NN&PTNT mong muốn các địa phương cố gắng phối hợp cùng Bộ để hoàn thành sớm giai đoạn chuẩn bị cho dự án.

Tùng Phong

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kịch tính giá cà phê cuối tuần

Giá cà phê gần đây tăng, giảm thất thường khiến việc dự đoán giá trở nên bất khả thi.

Nông dân thu gần tỷ đồng mỗi vụ cau

Mới thu hoạch lứa cau đầu tiên, nhiều nông dân huyện Sơn Tây thu hàng trăm triệu đồng khi giá lập đỉnh 85.000 đồng một kg, gần tỷ đồng khi kết vụ.

Gạo AAN tiếp tục xuất khẩu thành công vào Nhật Bản

Tập đoàn Tân Long thông báo tiếp tục xuất khẩu thành công gạo JAPONICA chất lượng cao mang thương hiệu AAN vào thị trường Nhật Bản, cùng với sự hỗ trợ tích cực từ...

Tôm, cá tra mang về cho Việt Nam hơn 4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm, lần lượt đạt 2.7 tỷ USD và 1.4 tỷ USD. Dự báo 2 mặt hàng này đem về khoảng 6 tỷ USD...

Giá sầu riêng tăng trở lại

Đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho biết dù giá sầu riêng tăng nhưng không phải nông dân nào cũng bán được giá cao

Giá cà phê lại gây bất ngờ

Dù nhiều thông tin chính thức cho thấy nguồn cung đang phục hồi, kéo theo dự báo giá cà phê giảm nhưng thị trường lại diễn biến ngược lại.

Thịt ngoại giá rẻ đổ bộ thị trường

Gia tăng nhập khẩu thịt và phụ phẩm giá rẻ giúp hạ nhiệt giá thực phẩm trong nước song cũng tăng nguy cơ dịch bệnh và gây áp lực với ngành chăn nuôi.

Ấn Độ ‘mở kho’ bán hàng, giá gạo Thái lao dốc, hàng Việt vững top đầu thế giới

Sau hơn 1 năm cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm này. Ngay lập tức, giá gạo Thái Lan lao dốc về mốc thấp nhất năm, trong khi giá...

Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo

Chỉ trong 9 tháng, giá trị nhập khẩu gạo đã lên tới 1 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam chạm mốc tỷ USD.

Là 'biểu tượng của sự giàu có', Trung Quốc chi 525 tỷ mua bong bóng cá Việt Nam

Ở Trung Quốc, bong bóng cá không chỉ là món ăn bổ dưỡng dành cho người sành ăn mà còn là biểu tượng của sự thành công, giàu có. Thế nên, quốc gia này đã chi khoảng...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98