Dân Cuba “đau đầu” vì có quá nhiều loại tiền tệ

16/03/2024 10:31
16-03-2024 10:31:56+07:00

Dân Cuba “đau đầu” vì có quá nhiều loại tiền tệ

“Tôi có thể trả tiền cho bạn bằng cách nào?”. Ở Cuba, câu hỏi này không còn dừng lại ở chuyện thanh toán bằng tiền mặt hay thẻ khi mà người dân phải bối rối với sự tồn tại của bốn loại tiền tệ khác nhau, biến họ thành những trader bất đắc dĩ khi luôn phải tìm cách tối ưu hoá giá trị số tiền của mình.

Với Pedro Gonzalez, một kỹ sư 68 tuổi đã nghỉ hưu do đất nước bị khủng hoảng kinh tế và lạm phát nghiêm trọng, mỗi lần đi mua sắm dù nhỏ cũng đầy vất vả.

Ông phải tự hỏi: “Mình sẽ mua ở đâu? Tỷ giá hối đoái là bao nhiêu? Có đáng để mình đổi qua loại tiền đó không?”

Vào năm 2021, Chính phủ Cuba đã hợp nhất hai loại tiền tệ quốc gia đang lưu hành trong nước: đồng peso của Cuba và đồng peso có thể chuyển đổi được liên kết với đồng USD và cũng có thể đổi sang các loại ngoại tệ khác.

Ý tưởng của việc đó là làm cho nền kinh tế của hòn đảo này - vốn từ lâu bị hạn chế dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, khi Chính phủ sở hữu và quản lý hầu hết các doanh nghiệp - trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thay vào đó, 4 loại tiền tệ đã được đưa vào sử dụng. Điều này càng làm suy yếu nền kinh tế vì chúng “làm biến dạng giá cả” trong mối quan hệ với nhau, Pavel Vidal, giáo sư tại Đại học Javeriana ở Cali, Colombia, cho biết.

Tùy thuộc vào nhà hàng, cửa hàng hoặc dịch vụ, người dân có thể thanh toán bằng peso Cuba, USD, Euro hoặc MLC - một loại tiền ảo được Chính phủ cho ra mắt vào năm 2019.

MLC được sử dụng bằng cách nạp USD vào một chiếc thẻ từ. Thẻ này chỉ có thể dùng để mua hàng tại các cửa hàng quốc doanh. Tuy nhiên, chúng không thể đổi lại thành USD dưới dạng tiền mặt.

Và đồng Peso của Cuba phải chịu hai tỷ giá hối đoái chính thức khác nhau: một dành cho doanh nghiệp và một dành cho cá nhân. Ngoài ra, còn có tỷ giá “phi chính thức” thứ ba, trong đó 1 USD có thể đổi được nhiều peso hơn trên đường phố.

“Không nền kinh tế nào có thể tăng trưởng và phát triển trong những điều kiện tiền tệ và tỷ giá hối đoái này”, Vidal nêu quan điểm.

Với tình trạng thiếu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men trên diện rộng, “chúng tôi phải hết sức chú ý đến các cơ chế tiền tệ này để tận dụng tối đa số tiền của mình”, Gonzalez nói.

Ông nói với AFP rằng bản thân đã chứng kiến những đồng peso của mình “bốc hơi như nước” trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất ở Cuba trong 30 năm qua.

Quốc đảo này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với ngành du lịch trọng điểm, cũng như việc thắt chặt các lệnh trừng phạt của Mỹ trong những năm gần đây và những điểm yếu về cơ cấu kinh tế.

Theo ước tính chính thức, nền kinh tế Cuba đã giảm 2%, còn lạm phát đứng ở mức 30% vào năm 2023, một con số mà các chuyên gia tin rằng thấp hơn thực tế.

Tình cảnh ảm đạm này đã khiến khoảng 5% dân số phải rời khỏi đất nước để tìm sinh kế, và phần lớn số đó là sang Mỹ, trong làn sóng di cư lớn nhất kể từ cuộc cách mạng của Fidel Castro.

Pedro Gonzalez cho biết ông sẽ không thể vượt qua được những khó khăn hiện tại nếu không có sự giúp đỡ của con trai ông, người đã di cư sang Mỹ và gửi USD về cho ông.

Ông nạp một ít trong số tiền này vào thẻ MLC của mình và sau đó đổi những đồng USD còn lại lấy peso để mua sắm tại các doanh nghiệp tư nhân nhỏ đã được phép kinh doanh từ năm 2021.

Mặc dù các cửa hàng này cung cấp nhiều sản phẩm hơn nhưng giá cả thường vượt quá tầm mà hầu hết người dân có thể mua được khi mức lương trung bình của họ chỉ là 4,200 peso (35 USD).

Anna Valls, 80 tuổi, cho thuê một căn phòng trong nhà bà ở Havana để kiếm peso, sau đó bà đưa tiền cho một người bạn, nhờ họ chuyển một số MLC của họ vào thẻ của bà.

“Đó là cách chúng tôi tồn tại”, bà nói với AFP bên ngoài một cửa hàng tạp hóa quốc doanh.

Nhã Thanh (Theo Ibtimes)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trở lại trong tháng 4

Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 4/2024, theo dữ liệu của cơ quan hải quan Trung Quốc trong ngày 09/05.

Trung Quốc muốn ghìm cương cơn sốt sản xuất pin

Trung Quốc đã công bố một dự thảo nhằm kiềm chế sự mở rộng nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất pin, một vấn đề đã khiến Mỹ và châu Âu lên án về tình trạng dư...

AI bùng nổ, các trung tâm dữ liệu sẽ mọc như nấm ở châu Á trong năm 2024

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo bùng nổ thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các nhà đầu tư tư nhân và nhà quản lý tài sản trên khắp thế giới đã sẵn sàng...

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98