Không trả nợ thẻ tín dụng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

20/03/2024 15:22
20-03-2024 15:22:46+07:00

Không trả nợ thẻ tín dụng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Từ vụ “Thẻ tín dụng 8.5 triệu đồng bị đòi nợ 8.8 tỷ đồng” liên quan đến Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB), luật sư Đỗ Văn Luận - Giám đốc Công ty Luật Lập Phương, Đoàn luật sư TPHCM cho rằng, nếu xác minh được có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo luật, khách hàng hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư Đỗ Văn Luận

Thưa luật sư, nếu khách hàng không trả nợ thẻ tín dụng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Khách hàng sẽ được cho vay tiền trong hạn mức tín dụng được xác định trong hợp đồng mở thẻ để chi tiêu trước, sau đó thanh toán lại cho tổ chức tín dụng toàn bộ khoản vay hoặc trả góp hàng tháng. Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay trong khoảng thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng.

Chủ thẻ không trả nợ thẻ tín dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Theo luật, Eximbank tính lãi liên tục trong suốt 11 năm là đúng hay sai khi năm 2017 khách hàng đã biết mình có nợ xấu và trao đổi qua lại với ngân hàng?

Mức lãi suất và cách tính lãi được xác định theo thỏa thuận của hai bên khi mở thẻ tín dụng.

Theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Tuy nhiên, mức trần lãi suất 20% không áp dụng đối với ngành ngân hàng. Theo quyết định số 1125 của Ngân hàng Nhà nước năm 2023, ngân hàng chỉ được phép thỏa thuận lãi suất không quá 4%/năm khi cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên như phát triển nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ, ứng dụng công nghệ cao hay mua nhà....

Vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng khi sử dụng thẻ tín dụng có thể lên tới bất kỳ con số nào. Với vụ việc này, có thể ngân hàng đã áp dụng lãi suất kép, cộng số tiền lãi vào số tiền gốc để tiếp tục tính lãi của kỳ hạn kế tiếp, theo từng tháng, nên việc khoảng tiền từ 8.5 triệu đồng lên đến 8.8 tỷ đồng sau 11 năm là hoàn toàn có thể, nếu lãi suất nợ quá hạn khoảng 70%/năm.

Khách hàng đã nhờ luật sư can thiệp khởi kiện ra tòa, vậy hướng xử lý sẽ như thế nào?

Ngân hàng nếu không thương lượng được với khách hàng về việc trả nợ gốc, nợ lãi thì họ phải kiện khách hàng ra tòa để thu hồi số tiền này.

Theo khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện “là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”. Tuy nhiên, thời điểm khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán tới nay đã 11 năm, khi khởi kiện thì ngân hàng có thể chỉ thu hồi được khoản nợ gốc 8.5 triệu đồng, còn số tiền nợ lãi sẽ phải căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên khi mở thẻ tín dụng để xác định còn hay hết thời hiệu khởi kiện.

Bởi lẽ, theo quy định khoản 2 Điều 155 của Bộ luật Dân sự 2015 thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”, yêu cầu đòi tiền nợ gốc được xác định là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu nên không áp dụng thời hiệu, người đòi tài sản có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bất cứ khi nào.

Còn với nợ lãi phát sinh từ hợp đồng vay tài sản được xác định là tranh chấp hợp đồng. Đến nay, ngân hàng khởi kiện yêu cầu khách hàng thanh toán phần nợ lãi thì căn cứ quy định tại Điều 429 của Bộ luật Dân sự 2015 thì “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Theo đó, để xác định thời hiệu khởi kiện trong vụ việc này cần phải căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên khi mở thẻ tín dụng để xác định thời điểm ngân hàng biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng bị xâm phạm, nếu kể thời điểm đó cho đến nay đã hơn 3 năm thì đã hết thời hiệu khởi kiện, trừ trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều 157 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc rơi vào trường hợp thời không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015.

Xin cảm ơn luật sư.

“Điều 157. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

c) Các bên đã tự hòa giải với nhau. ”

“Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

1.Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

3.Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;

b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.”

* Diễn biến mới nhất vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỉ đồng

* Từ vụ thẻ tín dụng 8.5 triệu bị đòi nợ 8.8 tỷ, người dùng cần lưu ý gì?

Cát Lam

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

OCB tham gia sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) đã mang đến sự kiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 những trải nghiệm số ưu việt nhất từ phiên bản OCB OMNI 4.0 và...

Đề xuất điều kiện cấp phép của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Nghị định quy định điều kiện cấp phép của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trong đó, dự thảo dành 1 chương...

TP HCM yêu cầu ngân hàng kiểm tra các đại lý thu đổi ngoại tệ

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng cần tổ chức thực hiện kiểm tra các đại lý đổi ngoại tệ được ủy quyền; kiểm tra, kiểm soát hoạt động...

Lãi suất hạ nhiệt, người dân bắt cơ hội vay mua nhà, đầu tư kinh doanh

Lãi suất hạ nhiệt, dòng tín dụng được khơi thông cùng chính sách cho vay hấp dẫn từ các ngân hàng đang giúp người dân có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn...

Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần GDP

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số quốc gia ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả tích cực, nổi bật. Tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đã đạt...

Tăng lãi suất sẽ là xu hướng trong dài hạn?

Đầu tháng 5, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng bắt đầu tăng trên diện rộng và ở tất cả các kỳ hạn.

Nhiều ngân hàng có trên 90% giao dịch được thực hiện trên kênh số

Nhiều nghiệp vụ ngân hàng cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví...

Một mã cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng tăng

Mới đây, Công ty chứng khoán DNSE đưa ra dự báo giá cổ phiếu của một ngân hàng vừa “chào sàn” HOSE trong quý 1 năm 2024 sẽ tăng trong thời gian tới.

174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM

Sau 4 tháng triển khai kể từ đầu năm 2024 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo cụm, khu vực trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và có...

Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái

Bước sang giai đoạn tiếp theo của năm 2024, nền kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng thích ứng với...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98