ĐHĐCĐ MSB: Để ngỏ khả năng chào bán cổ phần cho cổ đông chiến lược ngoại

23/04/2024 09:28
23-04-2024 09:28:53+07:00

ĐHĐCĐ MSB: Để ngỏ khả năng chào bán cổ phần cho cổ đông chiến lược ngoại

Sáng 23/04, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSEMSB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 và được thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn điều lệ, bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022 - 2026...


ĐHĐCĐ thường niên 2024 của MSB tổ chức sáng 23/04 tại Hà Nội. Ảnh: Thế Mạnh

​Theo biên bản kiểm phiếu, tính đến 9h sáng ngày 23/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của MSB có sự tham dự của 185 cổ đông, đại diện cho hơn 1.55 tỷ cổ phần, tương đương 77.63% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Đại hội đủ điều kiện tiến hành.

Kế hoạch lãi trước thuế 6,800 tỷ đồng

Năm 2024, MSB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 280,000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2023. Nguồn vốn huy động tại thị trường 1 và trái phiếu đạt 178,900 tỷ đồng, tăng 27%. Dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đạt 178,200 tỷ đồng, tăng 18%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế kỳ vọng 6,800 tỷ đồng, tăng 17%.

Lãi trước thuế MSB giai đoạn 2010 - 2023

Ban lãnh đạo MSB cho biết, trong năm 2024 Ngân hàng đặt trọng tâm đa dạng hóa doanh thu, tăng cường giải pháp bán chéo, đưa thu nhập ngoài lãi trở thành một trong những trụ cột nhằm giảm áp lực lên mảng hoạt động lõi. Kết thúc quý 1/2024, MSB ghi nhận giao dịch ngoại hối với tổng khối lượng giao dịch dự kiến 51 tỷ USD, lãi từ mảng hoạt động này ước hơn 550 tỷ đồng, tương đương 54% lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2023.

Tăng trưởng tín dụng quý 1/2024 của MSB ước đạt trên 5%. MSB cũng đưa ra thị trường gói tín dụng xanh 3,000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực như năng lượng, tài nguyên nước, chất thải, xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, chuyển đổi xanh... Bên cạnh đó, tỷ lệ CASA của MSB ước tính tại cuối quý 1/2024 có thể vượt mốc 29%.

Chia cổ tức 30% bằng cổ phiếu, tăng vốn lên 26,000 tỷ đồng

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, sau khi trích các quỹ, lợi nhuận sau thuế để lại của MSB là hơn 3,946 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến phát hành thêm 600 triệu cp để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 30%. Số cổ phiếu này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024.

Số vốn tăng thêm nhằm mở rộng quy mô ngân hàng, gia tăng vị thế cạnh tranh, đồng thời nâng cao năng lực tài chính để mở rộng triển khai những mục tiêu chiến lược. Nếu thành công, MSB sẽ tăng vốn điều lệ từ 20,000 tỷ đồng lên 26,000 tỷ đồng.

Đại diện MSB chia sẻ thêm: “Bên cạnh nâng cao bộ đệm rủi ro, việc tăng vốn còn tạo thêm nguồn lực thúc đẩy mạnh hơn tiến trình số hóa cũng như các dự án phục vụ chiến lược phát triển bền vững trong hành trình xanh hóa ngân hàng”.

Với lợi nhuận dự tính được tạo ra trong năm 2024 cùng với lợi nhuận để lại sau khi hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 26,000 tỷ đồng từ chia cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, HĐQT Ngân hàng sẽ được trình ĐHĐCĐ phê duyệt kế hoạch chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận có thể dùng để chi trả cổ tức với tỷ lệ dưới 15% bằng tiền hoặc/và bằng cổ phiếu, thời điểm tạm ứng cổ tức tùy theo diễn biến tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh của MSB.

Bầu thay thế 01 Thành viên HĐQT

Tại ĐHĐCĐ, cổ đông MSB đã bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII (2022 - 2026) sau khi được chấp thuận của NHNN, nhằm kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao.

MSB sẽ bầu thêm 02 thành viên trong HĐQT sau khi bà Nguyễn Thị Thiên Hương có đơn từ nhiệm. Hai ứng cử viên dự kiến bầu vào HĐQT là bà Đào Minh Anh - Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng và Đầu tư MSB và ông Võ Tấn Long - Chủ tịch Ủy ban Công nghệ MSB.

Kết quả bầu cử, chỉ có ông Võ Tấn Long được bầu vào Ban HĐQT nhiệm kỳ 2022 - 2026.

Ông Võ Tấn Long sinh năm 1968, có trình độ Kỹ sư điện tử tại Trường Đại học Kỹ thuật Điện Leningrad, Tiến sỹ Vật lý và Toán học, Trường Đại học Saint Petersburg State Electrical Engineering. Ông đã bắt đầu công tác trong ngành tài chính - ngân hàng kể từ năm 2013 và từng làm việc cho các công ty như IBM, VPBank, PWC, MSB, ROX ...

Thảo luận

Dự kiến chuyển đổi core banking vào cuối tháng 4/2024

Việc chuyển đổi core banking có ảnh hưởng tới hoạt động thường nhật của khách hàng hay không, tiến độ bao giờ thì xong chuyển đổi?

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc MSB: Chúng tôi dự kiến chuyển đổi core banking vào cuối tháng 4/2024, sẽ bắt đầu từ kỳ nghỉ Lễ. Để chuyển đổi cũng là quá trình hoàn thiện của MSB, chúng tôi đã trải qua 2 lần thực hiện điều này, lần đầu vào năm 2002, lần thứ 2 khi hợp nhất với Mekong Bank.

Toàn bộ quá trình chuyển đổi đã được các chuyên gia cũng như nhân viên của MSB làm việc liên tục trong 2 năm nay. Về mặt rủi ro, sẽ không có nhiều vấn đề lớn xảy ra, chỉ có một chút gián đoạn trong quá trình chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, tuy nhiên sẽ diễn ra rất nhanh.

Vì vậy mà Ngân hàng sẽ chọn các thời điểm khách hàng ít giao dịch nhất vào dịp nghỉ lễ. Còn lại các giao dịch của khách hàng sẽ diễn ra bình thường.

Chia sẻ về sự cố tiền gửi vừa qua? Ảnh hưởng từ các phương tiện thông tin đại chúng đến MSB như thế nào?

CEO Nguyễn Hoàng Linh: Liên quan đến khách hàng tiền gửi, MSB khẳng định các khách hàng chân chính luôn được Ngân hàng đảm bảo quyền lợi. Sự việc vừa qua là do MSB chủ động phát hiện ra và đưa ra cơ quan công an để làm rõ. MSB luôn tôn trọng phán quyết của cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, nếu đó là khách hàng chân chính.

Việc mất tiền trên hệ thống Ngân hàng không hề đơn giản. Nếu thực hiện đầy đủ các khâu kiểm tra, giám sát thì chúng ta có thể tránh được các rủi ro trong việc gửi tiền.

Đối với sự cố vừa qua, các khách hàng của MSB đều là khách hàng rất thông minh và có khả năng đánh giá thông tin. Do đó, số dư tiền gửi không bị ảnh hưởng và vẫn ổn định, tháng 1 trên 58 ngàn tỷ đồng, tháng 2 trên 60 ngàn tỷ đồng, số dư mới nhất cập nhật đã tăng lên 62 ngàn tỷ đồng.

Sự việc trên cũng là cơ hội để MSB giải trình, trong hoạt động quản trị rủi ro, hàng năm chúng tôi vẫn trích ra hơn 2,000 tỷ để dự phòng rủi ro cho các hoạt động khắc phục, do đó, những sự cố nêu trên không ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động ngân hàng

Ông Nguyễn Hoàng An – Phó Chủ tịch HĐQT: Ngân hàng ngày càng hiện đại hóa, các đối tượng tội phạm công nghệ lợi dụng để chiếm quyền kiểm soát của người dùng, chiếm tiền của khách hàng và Ngân hàng. Không riêng gì MSB mà các ngân hàng khác thì tội phạm công nghệ chiếm đoạt rất nhiều. Cơ quan công an cũng khuyến nghị về hoạt động công nghệ phải hết sức thận trọng.

Sự việc vừa qua chúng tôi chủ động đưa ra công an từ tháng 10 năm ngoái. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì khách hàng và cán bộ có thể bị truy tố. Nếu lỗi Ngân hàng không chặt chẽ, sát sao thì Ngân hàng sẽ có trách nhiệm. Chúng tôi đang đợi kết luận của cơ quan. Nếu có thực sự lỗi của mình, chúng ta sẽ đền cho khách hàng. Nếu có sự cấu kết thì Ngân hàng không bị mất tiền.

MSB có ghi nhận thêm phí upfront banca trong năm 2024 không?

CEO Nguyễn Hoàng Linh: Năm 2023, MSB đã ghi nhận toàn bộ phí upfront banca với Prudential.

MSB có kế hoạch bán FCCOM không?

CEO Nguyễn Hoàng Linh: FCCOM đã được đổi tên thành TNEX Finance và chúng tôi cùng với McKinsey đang xây dựng kế hoạch 6 tháng, 1 năm cho mô hình mới, hệ sinh thái số…

Tuy nhiên, MSB vẫn “mở” trong các trường hợp liên kết, tham gia TNEX Finance. Chúng tôi đang có có ba nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) đang làm việc chặt chẽ, tham gia quá trình hợp tác với FCCOM. MSB vẫn để mở các khả năng.

NIM luôn cao hơn bình quân thị trường

Triển vọng NIM trong giai đoạn 2024 và 2025?

CEO Nguyễn Hoàng Linh: Cuối năm 2023 và đầu 2024, với biến động lãi suất huy động có chiều hướng giảm, tiền vay theo chỉ đạo NHNN cũng giảm. Tuy nhiên, với quản trị và tỷ lệ CASA của MSB tương đối khả quan, do đó NIM trong hoạt động huy động cho vay của chúng ta luôn đạt mức độ cao so với bình quân trên thị trường, khoảng 44% tổng danh mục.

Đánh giá triển vọng thị trường bất động sản? Ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng tài sản của MSB?

CEO Nguyễn Hoàng Linh: Trong hoạt động quản trị rủi ro và dự báo, MSB có bộ phân dự báo về biến động nền kinh tế, biến động ngành, chất lượng tài sản đảm bảo. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, MSB vẫn “review”, đánh giá lại giá trị của các BĐS nói chung trong phần BĐS được sử dụng làm tài sản đảm bảo. Còn lại trong báo cáo của Ban điều hành, danh mục cho hoạt động đầu tư BĐS của MSB tương đối thấp, nằm trong ngưỡng cảnh báo của NHNN là một trong những ngân hàng đầu tư vào BĐS thấp.

Tuy nhiên, tương lai của ngành BĐS theo quan điểm của MSB đang có dấu hiệu khởi sắc với các luật của Chính phủ được thông qua, sắp sửa có hiệu lực trong thời gian tới, cùng với động thái ổn định thị trường, lãi suất thấp, MSB tin rằng ngành BĐS sẽ khởi sắc nhất định, kéo theo là các hoạt động tín dụng BĐS của MSB, tuy nhiên chúng tôi vẫn khẳng định MSB là ngân hàng kiểm soát.

Lợi nhuận trước thuế quý 1 trên 1,500 tỷ đồng

Sơ bộ kết quả kinh doanh quý 1/2024?

CEO Nguyễn Hoàng Linh: Tổng tài sản đạt 280,000 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Tăng trưởng tín dụng trên 5%, cho vay đạt 158,000 tỷ đồng, tăng 4.7%, tiền gửi là 138,000 tỷ đồng, tăng 4.1%. Lợi nhuận trước thuế trên 1,500 tỷ đồng, tăng nhẹ với cùng kỳ năm trước. Hoạt động ngoại hối đạt 600 tỷ đồng, tăng trưởng 4 lần cùng kỳ. CAR (tỷ lệ an toàn vốn) đảm bảo trên 12%, CIR (tỷ lệ tối ưu chi phí) giảm còn 33%.

Các chỉ số khác như MTIT ở mức 28.8%, LDR 68.9%, NIM tổng thể ở mức 3.87%. Tỷ lệ CASA vẫn tăng 14.64%, chiếm 29% tổng tiền gửi.

Dự báo 2024 sẽ khó khăn đến hết 6 tháng đầu năm, với khả năng bám sát mục tiêu kế hoạch, tối ưu hóa huy động vốn và sử dụng vốn, chúng tôi tin tưởng khả năng sẽ hoàn thành kế hoach lãi 6,800 tỷ đồng.

MSB có kế hoạch chào bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài không?

CEO Nguyễn Hoàng Linh: MSB vẫn để ngỏ phương án này, năm vừa qua chúng tôi đã làm việc một số đối tác, trong đó một tổ chức của Đức để trao đổi mời cổ đông chiến lước nước ngoài nhằm giúp MSB phát triển kinh doanh, chuyển đổi số, quản trị rủi ro....

So với quy mô tài sản, vốn điều lệ của MSB hiện đã đáp ứng được yêu cầu NHNN, tiêu chuẩn Basel … nên việc tăng vốn từ cổ đông chiến lược nước ngoài không phải chuyện thứ yếu. Thay vào đó, ngân hàng muốn cổ đông nước ngoài có thể mang lại giá trị về quản trị rủi ro, phát triển kinh doanh, chuyển đổi số. Tóm lại, chúng tôi vẫn để ngỏ phương án này trong năm 2024, nếu có thì ĐHĐCĐ tiếp theo sẽ chia sẻ chi tiết hơn với cổ đông.

Kết thúc Đại hội, tất cả các tờ trình đều được thông qua.

Thế Mạnh

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina: Lỗ hơn 200 tỷ vì hai nhà máy tạm ngừng, vẫn đang tìm kiếm nhà đầu tư

Thật khó để nhà đầu tư có thể tìm ra một điểm tích cực trong báo cáo tài chính của CTCP Thép Pomina (HOSE: POM): Doanh thu “bốc hơi”, lỗ gộp, chi phí vay tăng mạnh…...

Thực hư việc Vinaconex rút vốn tại dự án Cát Bà Amatina?

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinaconex, lãnh đạo Công ty khẳng định vẫn tiếp tục bơm vốn cho Cát Bà Amatina và không rút khỏi dự án này.

HAG lãi 12 quý liên tiếp, tái cơ cấu tài chính để khắc phục chứng khoán bị cảnh báo

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) báo lãi ròng quý 1/2024 đạt 215 tỷ đồng, đánh dấu 12 quý liên tiếp có lãi.

Cơ cấu sở hữu tại TTE sắp có biến động lớn?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của TTE thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc cho phép VPG nhận chuyển nhượng dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có...

Suy giảm doanh thu mảng năng lượng, HDG ghi nhận lợi nhuận quý 1 đi lùi 27%

Với việc doanh thu mảng năng lượng suy giảm, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) ghi nhận lợi nhuận quý 1/2024 đi lùi so với cùng kỳ.

VPBankS lãi sau thuế quý 1 gần 146 tỷ, 40% tài sản ở dạng trái phiếu

Quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) lãi sau thuế gần 146 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Vì sao RDP có lãi quý 1/2024 gấp hơn 4 lần cùng kỳ?

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) có lãi ròng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, dù lãi gộp giảm 65%.

Hụt đáng kể tiền bồi thường, lãi ròng quý 1 GVR giảm 14% 

GVR công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng gần 476 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm mạnh khoản thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa...

"Cháy vé" tàu về quê dịp Tết, ngành đường sắt thắng lớn quý đầu năm

Nhu cầu đi lại tăng cao, tiết giảm chi phí tốt, giá vé hợp lý... là một trong những nguyên nhân chính giúp Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn lãi đậm trong quý 1/2024...

Doanh thu cao nhất 15 năm, Ninh Vân Bay có lãi trở lại sau 2 quý lỗ ròng liên tiếp

Quý 1/2024, Ninh Vân Bay lãi ròng 3.6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 5.6 tỷ đồng. Kết quả này có thể xem là khả quan đối với doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng sau...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98