"Những công ty nào làm ô tô, đặc biệt liên quan đến thiết kế ô tô là FPT đều muốn mua sạch"

10/04/2024 15:25
10-04-2024 15:25:20+07:00

BÀI CẬP NHẬT

"Những công ty nào làm ô tô, đặc biệt liên quan đến thiết kế ô tô là FPT đều muốn mua sạch"

Đó là chia sẻ của ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT CTCP FPT (HOSE: FPT) về kế hoạch thực hiện M&A của Tập đoàn tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra chiều 10/04 tại Hà Nội.


Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Khoa phát biểu tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của FPT chiều 10/04

Mốc 5 tỷ USD, 10 tỷ USD từ thị trường nước ngoài nằm trong tầm tay

Phát biểu Đại hội, Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Khoa cho biết việc FPT có thể tăng trưởng đều và liên tục do Tập đoàn tập trung vào con người, công nghệ và kỷ luật tăng trưởng.

Ông Khoa khẳng định, trong năm 2023, FPT đã góp mặt trong danh sách các công ty dịch vụ công nghệ tỷ USD. Sau khi đã đạt được cột mốc 1 tỷ USD, con số 5 tỷ, 10 tỷ USD đã trong tầm tay.

Người điều hành FPT cũng chia sẻ về kỷ luật tăng trưởng và các phương hướng phát triển bền vững. Để triển khai kỷ luật tăng trưởng, FPT xây dựng công thức và thường xuyên thiết lập công việc, các vấn đề trọng yếu áp dụng từ lãnh đạo cao nhất đến từ nhân viên.

Bước sang năm 2024, FPT đặt kế hoạch doanh thu 61,850 tỷ đồng (~2.5 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế 10,875 tỷ, đồng loạt tăng khoảng 18% so với kết quả năm 2023.

Trong cơ cấu doanh thu, khối Công nghệ dự kiến sẽ đem về doanh thu nhiều nhất với 31,449 tỷ đồng, tăng hơn 21% và chiếm gần 51% tổng doanh thu. Hai khối Viễn thông và Giáo dục, đầu tư khác mục tiêu doanh thu tăng trưởng lần lượt 11% lên 17,600 tỷ và tăng 14% lên 6,100 tỷ đồng.

Về lợi nhuận, khối Công nghệ dự kiến đóng góp 5,195 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 25%, khối Viễn thông đem về 3,508 tỷ đồng trong khi lãi trước thuế khối Giáo dục, đầu tư và khác dự kiến đạt 2,172 tỷ đồng (tăng 9%).

Về kế hoạch năm 2024, với khối Công nghệ, FPT sẽ nâng cao năng lực chuyên sâu trong lĩnh vực Automotive (mục tiêu tăng trưởng 50%/năm và đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2030. FPT cũng sẽ mở rộng các dịch vụ trong ngành chíp bán dẫn: 2030 đào tạo được 10,000 kỹ sư và chuyên viên ngành bán dẫn (bao gồm cả các chứng chỉ chuyển đổi ngắn hạn từ các ngành liên quan như Điện tử, Viễn thông…).

Cùng với đó là tiếp tục đầu tư cho các dịch vụ về AI, Cloud, Cybersecurity cùng các dịch vụ hạ tầng mới, công nghệ mới. Với khối Viễn thông, FPT dự kiến đầu tư 2,300 tỷ đồng cho các trục cáp chính, cáp biển, nâng cấp chất lượng hạ tầng viễn thông nội địa và hệ thống Trung tâm Dữ liệu.

Về Giáo dục, FPT dự kiến đầu tư khoảng 2,000 tỷ đồng mở rộng khuôn viên khối Đại học tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và mở rộng thêm các cơ sở đào tạo mới của các khối cao đẳng, phổng thông trên quy mô toàn quốc. 

Kế hoạch trả cổ tức 20% bằng tiền và thưởng cổ phiếu 15%

Với kết quả kinh doanh 2023 lập đỉnh mới, cổ đông FPT thông qua kế hoạch chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20% (sở hữu 1 cp được nhận 2,000 đồng/cp). Trong đó, Tập đoàn đã tạm ứng 10% vào tháng 7/2023. Phần cổ tức còn lại dự kiến chi trả trong quý 2/2024.

Bên cạnh đó, cổ đông FPT cũng thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng). Cụ thể, Công ty dự kiến phát hành tối đa 190.5 triệu cp thưởng tỷ lệ 20:3 (tức 15%), tương đương sở hữu 20 cp được nhận thêm 3 cp mới. Mục đích tạo thanh khoản tốt hơn cho cổ phiếu FPT, mang lại giá trị cho cổ đông. 

Nguồn vốn phát hành được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thuộc nguồn vốn chủ sở hữu trên BCTC công ty mẹ kỳ gần nhất được kiểm toán. Thời gian thực hiện dự kiến sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt, không muộn hơn quý 3/2024 sau khi được chấp thuận của UBCKNN.

Năm 2024, FPT dự kiến tiếp tục chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20%.

THẢO LUẬN

Thực trạng thiếu nguồn nhân lực mảng bán dẫn?

Chủ tịch Trương Gia Bình: Khi sang Đài Loan để tìm hiểu về bán dẫn, chúng tôi đã choáng ngợp khi gặp 1 công ty có 600 nhân viên phần mềm, và doanh thu gần 1 tỷ USD. Mỗi người tạo ra năng suất lao động khoảng 1.5 tỷ. Giá thị trường 7-8 tỷ USD. Tôi cảm giác mình có lỗi vì trước đó rất lâu tôi từng đến Đài Loan thăm TSMC khi họ còn nhỏ mà không hiểu bán dẫn cũng là phần mềm, nếu ngày ấy hiểu bán dẫn là phần mềm thì giờ đã khác.

Ngành bán dẫn còn không gian rất lớn nữa là phát triển phần mềm cho bán dẫn. Chúng ta có lực lượng lao động. Mediatech mở công ty ở Mỹ nhưng thiếu người, toàn tuyển người Việt Nam.

FPT chuẩn bị cho lĩnh vực bán dẫn thế nào?

Ông Trương Gia Bình: Ngày đầu tiên FPT sang Ấn Độ nói chuyện với NIIT. APTECH sang Việt Nam, ngoài đào tạo sẽ cung cấp 100 công việc ở Mỹ và điều quan trọng nhất với FPT ngày ấy là đầu ra. Đấy chính là điểm khởi đầu của ngành Công nghiệp phần mềm Việt Nam. Về đầu ra, FPT đi ký với các doanh nghiệp. Đầu tiên nhằm tới Nhật Bản, đã có cam kết các nhà máy hiện đại xây lại tại Nhật Bản thì FPT cung cấp nhân lực.

Làm thế nào để cung cấp người? Chúng ta lại ký kết với Đài Loan đào tạo nhân lực, ký loạt các đơn vị để có đầu ra. Khi có đầu ra thì các thanh niên Việt Nam sẽ làm. Làm phần mềm lương là 1 thì bán dẫn lương là 3. Hấp dẫn cả về công việc và thu nhập.

Đặc biệt làm việc trong ngành bán dẫn cần biết nói tiếng Trung. Ví dụ các cơ sở bán dẫn của Nga có nhiều chuyên gia Đài Loan sang làm việc. Người Nga ở Nga và nói tiếng Trung bởi không nói tiếng Trung sẽ “ra khỏi ngành bán dẫn”.

Làm thế nào để Việt Nam và FPT cạnh tranh với Ấn Độ? 

Chủ tịch FPT: Ấn Độ đi trước Việt Nam rất lâu nhưng về công việc, Việt Nam đang cho thấy chất lượng thực hiện tốt và được hài lòng hơn Ấn Độ.

Tuy nhiên, trong công việc quy mô trăm triệu họ hài lòng với chúng ta hơn. Vì với người Ấn Độ thì thay đổi yêu cầu công việc là phải thêm tiền để làm. Còn người Việt Nam thì muốn làm tốt nhất nên tạo nên hai thái độ hoàn toàn khác.

Khách hàng với Việt Nam, với FPT họ luôn ngạc nhiên rằng trong thời gian COVID, không dự án nào lỡ hẹn và vẫn đạt 100 điểm hài lòng của khách hàng. Đối với chip, tuy đến nay chưa có hợp đồng triệu USD nhưng đã có khách hàng nói “FPT làm ra bao nhiêu con đều mua hết”.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT

Lợi nhuận quý 1 dự kiến tăng 20%

Thông tin về khoản đầu tư 2,200 tỷ đồng cho mảng công nghệ trong năm 2024?

Ông Nguyễn Thế Phương: 90% là chi phí xây văn phòng cho lập trình viên. Hiện FPT có khoảng 30,000 lập trình viên với tốc độ tăng trưởng 20%/năm thì ước tính bổ sung thêm 6,000 nhân lực một năm. FPT có hai lựa chọn hoặc tự xây văn phòng hoặc đi thuê. Khi FPT tự xây ở các khu Campus, với giá đất rẻ nên tổng chi phí trên một m2 tự xây chỉ bằng 1/3, 1/4 chi phí đi thuê. Do đó, hiệu quả cao.

Năm nay, FPT sẽ xây campus ở Hoà Lạc, Quy Nhơn và tiếp tục mở rộng ở Đà Nẵng, TP HCM.

Kết quả kinh doanh quý 1/2024?

Ông Nguyễn Thế Phương – Phó Tổng Giám đốc FPT: Dự kiến tương đối tốt, tăng trưởng doanh số, lợi nhuận khoảng 20%. Về tăng trưởng từ thị trường nước ngoài mức 25%, thị trường Nhật vẫn tốt khoảng 40%, Mỹ tăng chậm hơn mức bình quân chung.

FPT có dự kiến tăng tỷ lệ chi trả cổ tức hay không?

Ông Nguyễn Thế Phương: FPT sẽ vẫn duy trì chính sách trả cổ tức 20% bằng tiền. Ngoài ra, hàng năm Tập đoàn vẫn có chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng giúp gia tăng lượng cổ phiếu nắm giữ. Với mục tiêu tăng trưởng 20%/năm trong khi mảng công nghệ và giáo dục là ngành đầu tư dài hạn, nên vốn đầu tư rất cần thiết.

Đơn hàng 70 triệu chip bán dẫn dự kiến mang về doanh thu 10 triệu USD

Đơn hàng 70 triệu chip bán dẫn dự kiến mang về doanh thu, lợi nhuận ra sao?

Ông Nguyễn Thế Phương: Đơn hàng 70 triệu chip được triển khai không chỉ trong một năm. FPT làm chip đơn giản nên giá không cao. Chúng tôi làm về thiết kế, sau đó OEM cho các nhà máy Đài Loan, Nhật Bản sản xuất. Đơn hàng 70 triệu chip dự kiến mang về doanh thu khoảng 10 triệu USD, biên lợi nhuận xác định rất thấp vì đang trong giai đoạn đầu tư.

Biên lợi nhuận khối công nghệ trong nước chỉ bằng 1/3 thị trường nước ngoài? Ban lãnh đạo có kế hoạch gì để cải thiện vấn đề này?

Ông Nguyễn Thế Phương: Khối CNTT nước ngoài thuần tuý là dịch vụ. Còn CNTT trong nước thì hợp đồng thường bao gồm ba phần, bao gồm hợp đồng tích hợp (phần cứng như máy chủ, hệ thống mạng); phần mềm và dịch vụ. Phần cứng làm cho biên lợi nhuận thấp xuống. FPT có chiến lược đẩy mạnh sản phẩm Made by FPT, chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận trong những năm tới được cải thiện đáng kể.

Ông Nguyễn Thế Phương - Phó TGĐ FPT

Tăng trưởng xuất khẩu phần mềm ký mới trong năm 2024?

Ông Phạm Minh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc FPT: Năm 2024, tăng trưởng xuất khẩu phần mềm ký mới ở thị trường nước ngoài từ 25-30%. FPT có một lợi thế lớn ở châu Á, các hợp đồng lớn đến từ Singapore rất nhiều

FPT có tiếp tục triển khai kế hoạch M&A hay không?

Ông Phạm Minh Tuấn: FPT sẽ tiếp tục M&A với tham vọng không chỉ mở rộng mà đi sâu. Để rút ngắn thời gian, FPT muốn bổ sung thêm công ty để cùng làm các hợp đồng lớn. Trước đây, Tâp đoàn M&A nhiều ở thị trường Mỹ, đầu năm nay M&A ở Nhật. Hàn Quốc, Singapore, châu Âu tiếp tục là các thị trường mà FPT nhắm tới.

Chủ tịch Trương Gia Bình: Những công ty nào làm ô tô, đặc biệt liên quan đến thiết kế ô tô là FPT đều muốn mua sạch.

Dù đã theo đuổi môi trường làm việc hạnh phúc, FPT quyết định phải hạnh phúc hơn nữa để nhiều ông chủ quyết định giao công ty cho FPT.

Thế Mạnh

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các nguồn thu tăng trưởng âm, Vietcombank giảm 4% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) có quý đi lùi về mọi mặt, chỉ thu được 10,817 tỷ...

BVBank lãi trước thuế quý 1 hơn 69 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) lãi trước thuế hơn 69 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ năm trước, dù...

Tăng mạnh dự phòng, ABBank giảm 69% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB) lãi trước thuế hơn 192 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ năm trước, do...

Ngành nào hấp thụ vốn vay nhanh nhất?

Giống với nguyên tắc đầu tư kinh điển - “không bỏ hết trứng vào một rổ”, các ngân hàng cũng đa dạng hóa danh mục cho vay để dàn trải rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Bán nha đam, thạch dừa giúp GC Food thu 40 tỷ mỗi tháng

Hưởng lợi khách hàng cũ tăng mua giúp CTCP Thực phẩm G.C (GC Food, UPCoM: GCF) lãi ròng gần 8 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 18% so với cùng kỳ. Đây là quý đầu năm...

Tiền gửi tăng trưởng âm, KienlongBank tăng 6% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) lãi trước thuế gần 214 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm...

Tăng 4 lần chi phí dự phòng, Vietbank giảm 63% lãi trước thuế quý 1

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) chỉ lãi trước thuế hơn 73 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm...

Lãi ròng HAH về đáy 13 quý, ghi nhận giá trị trái phiếu chuyển đổi 500 tỷ đồng

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) khép lại quý 1/2024 với lãi ròng giảm 50% so với cùng kỳ, thấp nhất 13 quý. Nợ vay tăng khi xuất hiện thêm giá trị trái...

Giảm dự phòng rủi ro, BIDV lãi trước thuế quý 1 gần 7,390 tỷ đồng, tăng 7%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) lãi trước thuế gần 7,390 tỷ đồng, tăng 7%...

ĐHĐCĐ Nhựa Bình Minh: Lãi quý 1 giảm hơn 30%, kỳ vọng khởi sắc nửa cuối năm nay

Lãnh đạo Nhựa Bình Minh kỳ vọng kết quả nửa cuối năm 2024 sẽ tích cực hơn khi thị trường bất động sản, phân khúc chính mà doanh nghiệp hướng tới, sẽ được cải thiện.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98