Vai trò của mảng môi giới và trào lưu “zero fee”

11/04/2024 13:33
11-04-2024 13:33:33+07:00

Vai trò của mảng môi giới và trào lưu “zero fee”

Trong xu thế zero fee lên ngôi, mảng môi giới có còn đem lại lợi nhuận cho công ty chứng khoán (CTCK)?

Mảng môi giới là mảng rất quan trọng về mặt dòng tiền kinh doanh đều, kinh doanh vốn margin (chiếm khoảng 40-50% quy mô doanh thu) và nếu áp chính sách “zero fee” có thể làm giảm 15-20% quy mô doanh thu công ty (tỷ trọng đóng góp vào lợi nhuận của chỉ tiêu này có thể sẽ thấp hơn nhiều).

Tất nhiên, dòng tiền kinh doanh của CTCK còn đến từ 2 mảng khác và cũng có thể là thế mạnh, mũi nhọn riêng của từng CTCK là tự doanh và tư vấn tài chính doanh nghiệp (IB).

Nhưng sự kết hợp và liên quan chặt chẽ với nhau giữ 3 mảng kinh doanh này là điểm rất cần được lưu ý. Một CTCK có mảng môi giới hoạt động tốt, quy mô giao dịch lớn, NĐT đông đảo sẽ dễ dàng tiếp cận các doanh nghiệp lớn cần IPO, niêm yết, giao dịch và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp niêm yết cho thị trường được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, là cơ hội đầu tư cho tự doanh, CTCK sẽ tiếp cận tốt hơn khi mảng IB và mảng môi giới của CTCK hoạt động tốt và sôi động.

Nên, có thể nói môi giới là mảng rất quan trọng với vai trò mang lại dòng tiền đều và ổn định (phí giao dịch + lãi margin) cho hoạt động kinh doanh của CTCK và là nền tảng cơ bản, hỗ trợ cho các mảng kinh doanh còn lại hoạt động được tốt hơn.

Vậy trong xu thế zero fee lên ngôi, mảng môi giới có còn đem lại lợi nhuận cho công ty chứng khoán? Hiện các CTCK mới với quy mô vốn lớn xuất hiện ngày càng nhiều nên việc cạnh tranh và sức ép thị phần ngày càng trở nên khắc nghiệt và cuộc đua ngày càng dài hơi hơn.

Ngoài câu chuyện thị phần, quy mô giao dịch từng công ty chứng khoán được công bố hàng quý trên 3 sàn, chúng ta còn thấy các CTCK xếp hạng quy mô dư nợ margin đang ở mức nào mỗi quý.

Cho nên, dù “zero fee” lên ngôi, mảng môi giới vẫn đem lại lợi nhuận và ngày càng nhiều hơn nếu mức dư nợ tại CTCK ngày càng phình to ra. Bản chất “zero fee” chỉ miễn, giảm phí giao dịch ở từng loại tiểu khoản giao dịch (tiểu khoản thường, tiểu khoản margin, tiểu khoản phái sinh…) theo từng thời kỳ và điều khoản giao dịch nhất định.

Việc các CTCK mới và lớn đang tranh thủ dùng chính sách “zero fee” để quảng cáo và chiếm lĩnh thị phần tất nhiên có ảnh hưởng lớn đến dòng tiền từ phí giao dịch của nhà đầu tư, tuy nhiên, trước giờ hầu hết CTCK thường dùng dòng tiền này để trả hoa hồng cho CTV, môi giới và trang trải một phần dòng tiền cho vận hành hệ thống, nên sức ảnh hưởng lớn của chính sách này được chia đều cho 3 thành phần: là cộng tác viên (CTV), môi giới và CTCK.

Ngoài ra, đặc điểm mới của TTCK hiện nay là các chính sách “zero fee” sẽ được nhiều CTCK áp dụng cho các NĐT tự giao dịch và không cần môi giới chăm sóc hay CTV kết nối, nên việc miễn phí giao dịch này cơ bản chỉ ảnh hưởng 1 phần đến dòng tiền kinh doanh của CTCK vì họ sẽ không phải trả chi phí cho CTV và môi giới.

Dù nói là miễn phí giao dịch, CTCK vẫn thu được tiền từ các dịch vụ khác của  NĐT (lãi vay, ứng trước tiền bán, phí lưu ký chứng khoán…).

Tựu trung lại, mặc dù CTCK đang áp chính sách “zero fee” và chấp nhận lỗ ở dòng tiền từ phí môi giới (chiếm 15-20% tổng doanh thu) nhưng mảng dịch vụ chứng khoán còn rộng hơn (gồm dịch vụ margin - chiếm 30-40% tổng doanh thu, dịch vụ lưu ký…) nên mảng dư nợ margin sẽ là mảng tạo lợi nhuận thay thế cho hoạt động môi giới lúc này.

Ngoài ra, mảng môi giới hoạt động tốt, sẽ giúp các mảng tự doanh (thành phần chính thứ 2 tạo lợi nhuận lớn cho CTCK), tư vấn doanh nghiệp (IB) của CTCK sẽ có lợi nhuận tốt hơn khi thị trường sôi động.

Tiềm ẩn thua lỗ của mảng môi giới tại các CTCK chỉ thực sự xuất hiện khi việc quản lý danh mục và cho vay margin không thực sự tốt (xuất hiện những cổ phiếu đang kinh doanh yếu kém vẫn được cấp dư nợ lớn), hoặc khi TTCK vào các đợt thoái trào, suy giảm lớn sẽ tiềm ẩn dư nợ xấu cho CTCK khi thanh khoản thị trường kém và tình trạng call margin diện rộng diễn ra trên thị trường.

Trần Đình Khánh - Phó TGĐ Công ty Chứng khoán Funan

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sản lượng và giá khí sụt giảm, PV GAS rơi 25% lãi quý 1

Đơn vị kinh doanh khí đốt của PVN (PetroVietnam) có quý kinh doanh sụt giảm lợi nhuận, do biến động về giá và sản lượng khí.

Các nguồn thu tăng trưởng âm, Vietcombank giảm 4% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) có quý đi lùi về mọi mặt, chỉ thu được 10,817 tỷ...

BVBank lãi trước thuế quý 1 hơn 69 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) lãi trước thuế hơn 69 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ năm trước, dù...

Tăng mạnh dự phòng, ABBank giảm 69% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB) lãi trước thuế hơn 192 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ năm trước, do...

Ngành nào hấp thụ vốn vay nhanh nhất?

Giống với nguyên tắc đầu tư kinh điển - “không bỏ hết trứng vào một rổ”, các ngân hàng cũng đa dạng hóa danh mục cho vay để dàn trải rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Bán nha đam, thạch dừa giúp GC Food thu 40 tỷ mỗi tháng

Hưởng lợi khách hàng cũ tăng mua giúp CTCP Thực phẩm G.C (GC Food, UPCoM: GCF) lãi ròng gần 8 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 18% so với cùng kỳ. Đây là quý đầu năm...

Tiền gửi tăng trưởng âm, KienlongBank tăng 6% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) lãi trước thuế gần 214 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm...

Tăng 4 lần chi phí dự phòng, Vietbank giảm 63% lãi trước thuế quý 1

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) chỉ lãi trước thuế hơn 73 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm...

Lãi ròng HAH về đáy 13 quý, ghi nhận giá trị trái phiếu chuyển đổi 500 tỷ đồng

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) khép lại quý 1/2024 với lãi ròng giảm 50% so với cùng kỳ, thấp nhất 13 quý. Nợ vay tăng khi xuất hiện thêm giá trị trái...

Giảm dự phòng rủi ro, BIDV lãi trước thuế quý 1 gần 7,390 tỷ đồng, tăng 7%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) lãi trước thuế gần 7,390 tỷ đồng, tăng 7%...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98