Chủ đầu tư metro số 1 thông tin về yêu cầu bồi thường 4,000 tỷ đồng của nhà thầu Nhật

07/06/2024 21:00
07-06-2024 21:00:00+07:00

Chủ đầu tư metro số 1 thông tin về yêu cầu bồi thường 4,000 tỷ đồng của nhà thầu Nhật

Dù có khiếu nại phát sinh nhưng Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM khẳng định công tác thi công tuyến Metro số 1 vẫn theo tiến độ thống nhất với các nhà thầu và tư vấn Nhật Bản.

Tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày 06/06, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) - chủ đầu tư dự án Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã có văn bản thông tin về việc bị nhà thầu Hitachi kiện, đòi bồi thường do dự án chậm tiến độ.

Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

MAUR cho biết, các hợp đồng triển khai thi công thực hiện dự án Metro số 1 là đợp đồng áp dụng mẫu FIDIC (Hiệp hội tư vấn kỹ sư quốc tế).

Theo các quy định của hợp đồng FIDIC, nhà thầu tự cho rằng mình có quyền đòi hỏi các chi phí khi nhận thấy trong quá trình thi công có những điểm khác biệt so với thông tin khảo sát ban đầu hoặc nhà thầu cho rằng kế hoạch thực hiện hợp đồng của họ bị thay đổi so với kế hoạch ban đầu, gây bất lợi cho họ. Khi đó, nhà thầu sẽ gửi khiếu nại đến chủ đầu tư yêu cầu chi phí.

Việc khiếu nại trong các dự án áp dụng mẫu của hợp đồng FIDIC là rất phổ biến trên thế giới và việc xử lý các khiếu nại luôn được quy định rõ trong các hợp đồng. Đối với dự án Metro số 1 thì việc khiếu nại xảy ra ở tất cả các gói thầu của dự án trong suốt quá trình triển khai thực hiện từ trước đến nay.

Theo trình tự được quy định trong hợp đồng, Tư vấn chung (với vai trò đại diện chủ đầu tư và kỹ sư) sẽ đánh giá các khiếu nại của nhà thầu về tính hợp lý và chi phí. Hiện nay, đa phần các khiếu nại của nhà thầu đã được Tư vấn chung bác bỏ do không có đủ căn cứ pháp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp không hài lòng, theo hợp đồng, nhà thầu có quyền đề nghị thành lập ban xử lý tranh chấp hoặc đề nghị Trọng tài thương mại xem xét theo đúng các điều khoản đã ký trong hợp đồng cho các nội dung khiếu nại.

Cũng theo MAUR, trong suốt quá trình thực hiện Dự án từ trước đến nay, đối với các khiếu nại và phát sinh hợp lý, sau khi Tư vấn chung đánh giá, chủ đầu tư đã tiến hành giải quyết thanh toán cho các nhà thầu. Đối với những khiếu nại chưa thống nhất được, các bên vẫn đang giải quyết thông qua trung tâm trọng tài.

Gần đây, MAUR và nhà thầu đang bàn bạc giải pháp giải quyết các khiếu nại thông qua Ban Xử lý tranh chấp. Tuy nhiên, quá trình xử lý là thông tin mật nên MAUR không thể cung cấp thông tin chi tiết. Dù vậy, quá trình đều được MAUR báo cáo đầy đủ cho cấp có thẩm quyền theo dõi, chỉ đạo.

Dù có khiếu nại phát sinh nhưng MAUR khẳng định công tác thi công tuyến Metro số 1 vẫn theo tiến độ thống nhất với các nhà thầu và tư vấn Nhật Bản.

Trước đó, nhà thầu Hitachi đã khởi kiện MAUR tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) với yêu cầu gia hạn thời gian hoàn thành ít nhất 2,773 ngày và chi phí bồi thường khoảng 527 tỷ đồng.

Đồng thời, nhà thầu Hitachi yêu cầu các chi phí phát sinh cho việc gia hạn thời gian hoàn thành. Tính đến hiện tại, các khiếu nại chi tiết tạm thời mà nhà thầu đệ trình có tổng chi phí vào khoảng 23.721 tỷ yen (tương đương gần 4,000 tỷ đồng).

Theo chủ đầu tư, chi phí này chỉ là đơn phương từ phía Hitachi, chưa phản ảnh được những chậm trễ do chính nhà thầu gây ra cho dự án và cần phải được Tư vấn chung đánh giá.

Hiện nay, UBND TPHCM đã giao chủ đầu tư tích cực phối hợp với Tư vấn chung và nhà thầu thống nhất phương án xử lý và triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch mục tiêu đề ra. Đồng thời, phối hợp với các bên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của dự án và chủ đầu tư.

Tùng Phong

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt...

Doanh nghiệp nội địa chưa được đối xử công bằng

GS.TSKH Nguyễn Mại chỉ rõ sự bất hợp lý trong ưu đãi đầu tư: “Chúng ta đang dành quá nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp FDI, trong khi doanh nghiệp nội địa, lực lượng...

Đề xuất dự án dùng dưới 50% vốn ngân sách không cần đấu thầu

Theo dự thảo sửa đổi một số điều Luật Đấu thầu, đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng dưới 50% vốn ngân sách và các dự án đầu tư khác, doanh nghiệp nhà nước tự quyết...

Lãnh đạo TPHCM cam kết đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 30% vào cuối quý 2

Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Lê Thành Long về tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường thừa...

Mỹ đánh giá cuộc điện đàm về thuế quan với Việt Nam là hiệu quả

Thông báo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết cuộc họp trực tuyến về thuế quan giữa Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Greer và Bộ trưởng Công thương Việt Nam...

Luật đầu tư mới mở đường cho dòng vốn tư nhân vào hạ tầng TPHCM

Với những cải cách mạnh mẽ như phân quyền cho địa phương, rút gọn quy hoạch và đơn giản đấu thầu, Luật số 57/2024/QH15 được xem là chìa khóa để TPHCM thu hút đầu tư...

Chính phủ tăng cường tham vấn chuyên gia trong điều hành chính sách phát triển

Tại phiên họp đầu tiên với Hội đồng Tư vấn chính sách, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các thành viên đóng góp chất lượng, góp phần hoàn thiện các định hướng lớn...

Việt Nam đề nghị Mỹ xem xét khách quan vụ áp thuế pin mặt trời

Sau khi Mỹ công bố mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam sẵn sàng đối thoại...

Giá điện tái tạo bất cập làm sao thu hút được đầu tư?

Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt có mục tiêu rất lớn khi chỉ trong 5 năm tới, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam sẽ gấp 2 - 2,8 lần so với hiện...

Cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp thông tin 38 cán bộ liên quan dự án Điện mặt trời Long Thành 1

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp thông tin cá nhân của 38 lãnh đạo và cán bộ liên quan đến Dự án Điện mặt trời Long Thành 1.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98