Cựu Chủ tịch Chứng khoán Trí Việt Phạm Thanh Tùng tiếp tục bị truy tố

06/06/2024 19:07
06-06-2024 19:07:31+07:00

Cựu Chủ tịch Chứng khoán Trí Việt Phạm Thanh Tùng tiếp tục bị truy tố

Từ ngày 2/1-19/10/2020, Phạm Thanh Tùng đã chỉ đạo thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, tạo cung, cầu giả gây thiệt hại/thua lỗ cho 31 nhà đầu tư số tiền hơn 3,3 tỷ đồng.

Chủ tịch Chứng khoán Trí Việt (TVB) Phạm Thanh Tùng. (Nguồn: Báo Tiền phong)

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt Phạm Thanh Tùng (sinh năm 1979) và 2 nhân viên Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt gồm Đỗ Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1986), Nguyễn Mạnh Thìn (sinh năm 1988) về cùng tội “Thao túng thị trường chứng khoán” theo quy định tại Điều 211, khoản 2, điểm c-Bộ luật Hình sự.

Trước đó, ngày 12/5/2023, cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt Phạm Thanh Tùng đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử và tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm về cùng tội “Thao túng thị trường chứng khoán.”

Hai bị can Đỗ Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Thìn có nhân thân chưa tiền án, tiền sự.

Theo cáo trạng, Phạm Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, đại diện theo pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (mã cổ phiếu TVC) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt (mã cổ phiếu TVB), chỉ đạo và quyết định mọi hoạt động đầu tư, giám sát hoạt động của Phòng đầu tư, trực tiếp phụ trách quản lý hoạt động đầu tư chứng khoán.

Trong thời gian từ ngày 2/1/2020 đến 19/10/2020, Phạm Thanh Tùng đã chỉ đạo Nguyễn Mạnh Thìn và Đỗ Thị Hồng Hạnh thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán thông qua việc sử dụng 109 tài khoản nội nhóm Trí Việt của 58 chủ tài khoản để giao dịch mua, bán chéo với nhau đối với mã cổ phiếu TVB, TVC để tạo cung, cầu giả gây thiệt hại/thua lỗ cho 31 nhà đầu tư số tiền hơn 3,3 tỷ đồng.

Hiện tại, Phạm Thanh Tùng đã nộp khắc phục số tiền 2,2 tỷ đồng.

Cụ thể, trong giai đoạn năm 2020, để tạo tính thanh khoản của các mã cổ phiếu TVBTVC, theo sự chỉ đạo của Phạm Thanh Tùng, Đỗ Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Thìn thực hiện thao túng cổ phiếu mã TVBTVC bằng phương thức: hướng dẫn các nhân viên của công ty TVB, TVC mở nhiều tài khoản chứng khoán tại các công ty chứng khoán khác nhau đứng tên các cá nhân là nhân viên, người thân nhân viên, bạn bè, người quen của Phạm Thanh Tùng, các công ty vệ tinh trong hệ sinh thái của Tập đoàn Trí Việt (gọi là tài khoản chứng khoán nội nhóm) rồi chuyển lại thông tin các tài khoản cùng mật khẩu lại cho phòng đầu tư quản lý.

Phạm Thanh Tùng chỉ đạo Nguyễn Mạnh Thìn sử dụng các tài khoản nội nhóm liên tục đặt lệnh, khớp đối ứng đối với cổ phiếu TVB, TVC.

Ngoài ra, Thìn và Hạnh còn phải đặt lệnh mua bán thỏa thuận cổ phiếu TVB, TVC cho nhóm nội bộ Trí Việt trong năm 2020.

Hàng ngày, khi phát sinh giao dịch khớp lệnh, Thìn thông báo danh sách, số lượng tiền cần nộp/chuyển vào từng tài khoản chứng khoán nội nhóm theo chỉ đạo của Tùng và nhờ các chủ tài khoản thực hiện nộp/rút/chuyển tiền vào các tài khoản chứng khoán trong nhóm ở các ngân hàng khác nhau hoặc lấy các séc đã được các chủ tài khoản nội nhóm ký sẵn để thực hiện giao dịch tiền.

Phạm Thanh Tùng chỉ đạo sử dụng các nguồn tiền từ Công ty Quản lý tài sản Trí Việt, vay ký quỹ tại các công ty chứng khoán khác ngoài TVB và nguồn tiền quay vòng, luân chuyển giữa các tài khoản chứng khoán, ngân hàng của cá nhân trong nhóm nội bộ Trí Việt sau khi bán, mua các chứng khoán TVB, TVC để thực hiện việc mua/bán cổ phiếu TVB, TVC giữa các tài khoản nội nhóm.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo chỉ đạo từ Tùng, Thìn trực tiếp đi nộp/rút/chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của Thìn hoặc chỉ đạo nhân viên đi rút tiền từ tài khoản ngân hàng rồi nộp tiền vào các tài khoản chứng khoán nội nhóm khác.

Tại Hà Nội, Hạnh chỉ đạo các nhân viên phòng nguồn vốn, nhân viên phòng đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt tới ngân hàng rút séc từ tài khoản ngân hàng của công ty và các cá nhân nội nhóm Trí Việt rồi nộp tiền vào các tài khoản chứng khoán nội nhóm chỉ định.

Đối với các nhân viên của Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt được phân công nhiệm vụ theo dõi dòng tiền luân chuyển giữa các tài khoản nội nhóm, dùng tài khoản nội nhóm để giao dịch ký quỹ mua mã chứng khoán trên thị trường ngoài mã TVB, TVC; thực hiện giao dịch rút séc từ tài khoản ngân hàng của công ty và các cá nhân khác để nộp tiền vào các tài khoản chứng khoán nội nhóm chỉ định để trả tiền nợ vay margin và giao dịch chứng khoán khác; thực hiện đặt lệnh mua bán mã TVB, TVC giữa các tài khoản nội nhóm với nhau, có nhiệm vụ sức mua, số dư tiền của các tài khoản chứng khoán nội nhóm được chỉ định…

Viện Kiểm sát xác định họ không tham gia trực tiếp thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, làm việc theo chỉ đạo của Tùng, Hạnh và Thìn không được hưởng lợi gì nên không đề cập xử lý.

Đối với các chủ tài khoản nội nhóm đều là nhân viên, người thân nhân viên, bạn bè, người quen của Phạm Thanh Tùng, các công ty vệ tinh trong hệ sinh thái của Tập đoàn Trí Việt, mở tài khoản chứng khoán theo sự chỉ đạo hoặc được Tùng nhờ.

Sau khi mở tài khoản chứng khoán những người này chuyển lại tài khoản gồm tên tài khoản chứng khoán, mật khẩu đăng nhập, tài khoản ngân hàng tương ứng với tài khoản chứng khoán cho phòng đầu tư của công ty TVB.

Các chủ tài khoản không biết, không thực hiện các giao dịch thao túng chứng khoán đối với các tài khoản chứng khoán này nên cơ quan tố tụng xác định không có căn cứ xử lý về hành vi thao túng thị trường chứng khoán./.

(TTXVN/Vietnam+)





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thành viên HĐQT ST8 xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

CTCP Tập đoàn ST8 (HOSE: ST8) thông báo nhận được đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT độc lập của ông Nguyễn Đức Ngọc, với lý do có định hướng công việc cá nhân mới nên...

VietABank bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Trọng làm Tổng Giám đốc

HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) thông báo bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Trọng - Quyền Tổng Giám đốc giữ chức vụ Tổng Giám đốc kể từ ngày 17/04, với...

Khi lãnh đạo ngoại rút khỏi doanh nghiệp

Nhiều lãnh đạo cấp cao người nước ngoài rời khỏi các công ty niêm yết ngay trước kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Động thái này xuất phát từ nguyện vọng cá nhân...

Chủ tịch PAN Group Nguyễn Duy Hưng: Đừng sợ thưởng cao nếu Công ty đang làm ăn hiệu quả

Người đứng đầu PAN Group Nguyễn Duy Hưng thẳng thắn chia sẻ quan điểm về chính sách đãi ngộ cho người lao động và ban điều hành. Ông nói: "Tôi càng thích khi phần...

Loại Chủ tịch và Phó Chủ tịch, 2 người mới từ Tập đoàn Thành Công được đề cử vào HĐQT PGBank

Danh sách ứng viên HĐQT PGBank mới không có tên của Chủ tịch HĐQT Phạm Mạnh Thắng và Phó Chủ tịch Đào Phong Trúc Đại. Trong khi đó, các ứng viên mới xuất hiện là...

Ông Đặng Hồng Anh xin từ chức Phó Chủ tịch TTC Land trước thềm ĐHĐCĐ

Một lần nữa, HĐQT TTC Land lại xáo trộn trước thềm ĐHĐCĐ thường niên. Sau sự ra đi của bà Huỳnh Bích Ngọc vào năm ngoái thì sau 1 năm, đến lượt con trai bà, ông...

Hai ứng viên vào HĐQT Vinamilk

Ngày 11/04, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) công bố danh sách 2 ứng viên vào HĐQT nhiệm kỳ 2022-2026. Cả hai đều là đại diện của cổ đông lớn tại Vinamilk...

"Thuyền trưởng" bền bỉ: Lợi thế hay rủi ro trong kỷ nguyên biến động?

Giữa "cơn lốc" biến động thị trường và làn sóng thay đổi nhân sự, nhiều doanh nghiệp Việt có bộ máy lãnh đạo cấp cao "bất biến" suốt hơn 1 thập niên. Liệu sự ổn...

Loạt thành viên xin rút, HĐQT Sách Thái Nguyên chỉ còn 1 người

Ngay trước thềm ĐHĐCĐ 2025, 4/5 thành viên HĐQT Sách Thái Nguyên đồng loạt gửi đơn từ nhiệm, trong đó có ông Nguyễn Văn Tuấn - con trai doanh nhân Nguyễn Quốc Thái...

Bị cáo Trương Mỹ Lan khóc và cho biết đã sẵn sàng khắc phục hậu quả

Bị cáo Trương Mỹ Lan nói rằng nhóm đối tác của bị cáo đã chuẩn bị nguồn lực, phương án khắc phục hậu quả vụ án xin HĐXX ghi nhận nỗ lực mới này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98