VDSC: VN-Index sẽ giao dịch trong biên độ 1,250 - 1,320 điểm trong tháng 6

08/06/2024 08:24
08-06-2024 08:24:55+07:00

VDSC: VN-Index sẽ giao dịch trong biên độ 1,250 - 1,320 điểm trong tháng 6

Trong báo cáo chiến lược vừa được CTCK Rồng Việt (VDSC) phát hành, nhóm phân tích nhận định, bước sang tháng 6, khi mùa kết quả kinh doanh quý 2 vẫn chưa sôi động, yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước vẫn là những nhân tố xúc tác chính trên thị trường chứng khoán (TTCK). Có 4 yếu tố cần lưu ý.

Một là, dữ liệu vĩ mô Việt Nam mới đây ghi nhận sự tích cực về sản xuất và tiêu dùng, củng cố cho triển vọng tăng trưởng GDP quý 2 khả quan.

Hai là, về thị trường tiền tệ, mặc dù áp lực tỷ giá liên tục mạnh trong thời gian gần đây và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những hành động quyết liệt để giảm áp lực cho tỷ giá, VDSC kỳ vọng lãi suất điều hành và lãi suất trong nền kinh tế sẽ chưa có biến động bất thường.

Ba là, tâm điểm thị trường sẽ hướng về các cuộc họp “quyết định lãi suất” của các NHTW lớn bao gồm BoC, ECB, BoJ, Fed, và BoE. VDSC kỳ vọng BoC, ECB, và BoE sẽ lần lượt thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sau 2 năm, trong khi đó Fed vẫn giữ nguyên lãi suất hiện tại nhưng thông điệp đưa ra sẽ “bồ câu” hơn dựa trên những dữ liệu về tăng trưởng, lạm phát và việc làm mới đây. VDSC đánh giá điều này hàm ý khả năng USD gây áp lực lên nhiều đồng tiền khác trong ngắn hạn do sự chênh lệch lãi suất.

Trong kịch bản đó, nhóm phân tích của VDSC cho rằng áp lực lên tỷ giá tiền Đồng sẽ gia tăng trở lại, đặc biệt vào những thời điểm trước ngày họp quyết định lãi suất. Tuy nhiên, đồng USD khó giữ áp lực này được lâu vì dư địa cắt lãi suất của Mỹ là rất lớn.

Cơ sở cho nhận định nói trên đến từ (1) lạm phát hạ nhiệt trở lại trong báo cáo mới đây và dự kiến sẽ đẩy nhanh hơn do hiệu ứng “lạm phát đuổi kịp”, (2) lạm phát do yếu tố cầu kéo đang về lại ngưỡng trung bình trong giai đoạn trước đây cho thấy tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kìm hãm lạm phát là có hiệu quả và đang đạt ngưỡng giới hạn, (3) nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc mạnh khi tăng trưởng GDP có điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ (SAAR) giảm từ 3.4% (quý 4/2023) về mức 1.3% trong quý 1/2024.

Chúng tôi không loại trừ khả năng Fed thay đổi lập trường sớm hơn kỳ vọng của thị trường hiện tại để tránh bỏ lại phía sau “đường cong” và qua đó giúp nền kinh tế hạ cánh mềm”, VDSC nêu vấn đề.

Trong đoạn cuối con đường ứng phó với chu kỳ thắt chặt tiền tệ của các NHTW lớn, VDSC cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn còn dư địa để neo giữ mặt bằng lãi suất trong biên độ hợp lý thông qua các nghiệp vụ thị trường mở như phát hành tín phiếu, cầm cố giấy tờ có giá, và bán USD giao ngay với mục đích duy trì một lượng thanh khoản hợp lý thay vì trạng thái dư thừa như trước đây, đồng thời thu hẹp chênh lệch lãi suất USDVND giúp cho áp lực rút ròng USD dịu dần trước khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất lần đầu tiên.

Cuối cùng, yếu tố thứ tư, Chính phủ đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm hơn kế hoạch ban đầu. Nếu được thông qua trong tháng 6, sự tích cực từ nhóm cổ phiếu bất động sản (chiếm 14% vốn hóa rổ VN-Index) có thể tác động tích cực đến thị trường.

Về mặt điểm số, VDSC kỳ vọng VN-Index sẽ giao dịch trong biên độ 1,250 - 1,320 trong tháng 6. Trong kịch bản cơ sở, kỳ vọng diễn biến vĩ mô tích cực có thể giúp chỉ số duy trì động lượng vượt đỉnh cũ ngắn hạn mới đây. Ở chiều ngược lại, áp lực tỷ giá mạnh hơn có thể khiến NHNN khó giữ được định hướng mặt bằng lãi suất hiện tại và gián tiếp tác động tiêu cực lên kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như điểm số của thị trường.

Kha Nguyễn

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

“Thăm dò” kết quả kinh doanh quý 1, ngành nào bùng nổ?

Ông Đào Hồng Dương - Giám đốc phân tích ngành và cổ phiếu của VPBankS đánh giá bức tranh vĩ mô quý 1 mang màu sắc tích cực, tăng trưởng GDP dự báo tốt hơn năm...

Góc nhìn 01/04: Có thể về dưới 1,300?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cùng nhìn nhận thị trường đang chịu áp lực điều chỉnh với rủi ro ngắn hạn gia tăng. VN-Index có thể tiếp tục giảm khi lực bán vẫn áp...

HPG, DPG và FPT có khả quan?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua HPG vì kế hoạch lợi nhuận 2025 đặt mục tiêu tăng trưởng 25% so với năm trước; mua DPG vì tiềm năng của 3 mảng kinh...

Góc nhìn tuần 31/03-04/04: Nguy cơ điều chỉnh, VN-Index có thể về 1,300?

Thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn rung lắc mạnh khi VN-Index liên tục đánh mất các ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) nhận định...

Lạm phát sẽ chịu tác động từ thuế quan, nhưng được bù trừ bởi giá dầu và lãi suất

Chia sẻ tại Webinar với chuyên đề “Khơi dòng thịnh vượng - kiến tạo tài sản bền vững” tổ chức ngày 28/03, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát...

Góc nhìn 28/03: Tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng mặc dù một số cổ phiếu trụ đã tạo điểm đỡ cho toàn thị trường, thanh khoản có dấu hiệu sụt giảm tại quanh ngưỡng hỗ trợ cho...

Việt Nam lên hạng, "ngư ông" nào đắc lợi?

Việc nâng hạng thành công sẽ là cột mốc đáng chú ý, việc nhìn nhận lại hành trình phát triển thị trường thập kỷ qua và động lực hiện tại cũng mang nhiều ý nghĩa. 

UOB: Thị trường chứng khoán duy trì gam màu sáng, giá vàng có thể lên 3,200 USD/oz trong quý 1/2026

Nhu cầu dài hạn đối với vàng như tài sản trú ẩn an toàn được kỳ vọng tiếp tục mạnh mẽ, dự báo giá vàng có thể lên đến 3,200 USD/oz trong quý 1/2026. 

Ngành công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050

Ngành công nghệ cao chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050. Việc Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc sẽ mang đến nhiều...

Góc nhìn 26/03: Cần cẩn trọng trong những phiên tới?

CTCK BIDV (BSC) nhận định áp lực bán tại vùng giá cao hiện hữu khá rõ ràng trong phiên 25/03. Nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98