"Vua tôm" Minh Phú dự lãi kỷ lục 1.2 ngàn tỷ năm 2024, liệu có xa vời?

05/06/2024 16:47
05-06-2024 16:47:34+07:00

"Vua tôm" Minh Phú dự lãi kỷ lục 1.2 ngàn tỷ năm 2024, liệu có xa vời?

Sau lỗ kỷ lục năm ngoái, Thủy sản Minh Phú đặt mục tiêu năm nay đạt 18.5 ngàn tỷ đồng doanh thu và 1.2 ngàn tỷ đồng lãi sau thuế, đều là mức cao nhất từ trước đến nay của Doanh nghiệp. Trong khi quý 1 chỉ lãi 7.2 tỷ đồng, liệu kế hoạch này có "xa vời"?

Diễn biến doanh thu và lãi sau thuế của MPC từ năm 2004 - 2023

Yếu tố tích cực trên của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) sẽ trông cậy rất lớn vào khả năng đạt mục tiêu sản xuất 70,000 tấn vừa được lãnh đạo đề ra, gấp rưỡi con số thực hiện năm ngoái, để có thể mang về 18.5 ngàn tỷ đồng doanh thu cho năm nay, tăng đến 73% so với kết quả năm 2023.

Nếu đúng như dự tính, MPC sẽ lãi đến 1.2 ngàn tỷ đồng, không những phục hồi mạnh so với khoản lỗ kỷ lục 105 tỷ đồng năm 2023 mà còn là mức lãi đậm nhất trong lịch sử vua tôm. Lần cao nhất trước đó là 921 tỷ đồng cách đây 10 năm.

“Vạn sự khởi đầu nan”, MPC chỉ đi được 15% chặng đường doanh thu sau quý 1 với 2.7 ngàn tỷ đồng. Dù không nhiều nhưng số này cũng đã cải thiện 28% so với cùng kỳ. Giá vốn ở mức thấp giúp lãi gộp gấp đôi, 246 tỷ đồng.

Theo MPC, nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty nuôi tôm giống và tôm thương phẩm của Tập đoàn bắt đầu có hiệu quả nên đã chuyển từ lỗ 97.2 tỷ đồng cách đây một năm sang lãi 7.2 tỷ đồng. Nhưng nếu đem kết quả này so với mục tiêu hơn 1.2 ngàn tỷ đồng rõ ràng còn cách rất xa.

Lãnh đạo Công ty cũng đề xuất nếu không hoàn thành kế hoạch thì sẽ không được thưởng. Nếu đạt, mức trích thưởng là 8% lãi sau thuế cho HĐQT, BKS, Ban Điều hành và cán bộ công nhân viên. Trường hợp vượt, mức trích là 15% phần lãi sau thuế vượt kế hoạch.

Hướng đến tự cung tự cấp nguyên liệu tôm bằng công nghệ

Bước sang năm 2024, MPC dự báo kinh tế toàn cầu và Việt Nam vẫn còn nhiều biến động khó lường. Doanh nghiệp cho biết sẽ xây dựng chuỗi giá trị tôm hướng đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số, thông qua thực hiện số hóa chuỗi giá trị tôm, nâng cao hiệu quả trong chuỗi giá trị và cho phép truy xuất nguồn gốc từ trại giống, tới trang trại nuôi, qua nhà máy chế biến và hệ thống phân phối, đến người tiêu dùng.

Đồng thời, nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, MPC đặt chiến lược trọng tâm phấn đấu đến năm 2030 giá thành tôm nguyên liệu Việt Nam bằng giá Ecuador, với các giải pháp cụ thể.

Thứ nhất là, Công ty sẽ hoàn thiện và đẩy mạnh sản xuất tôm giống theo công nghệ sinh học MPBiO, phấn đấu đến năm 2035 sản xuất được 15 tỷ post; thứ hai là sẽ hoàn thiện và đẩy mạnh nuôi tôm thương phẩm theo công nghệ sinh học MPBiO, phấn đấu đến năm 2035 tự cung cấp được 50% nhu cầu tôm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của mình.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào ngày 22/06 tới đây, MPC sẽ bầu 9 Thành viên HĐQT và 3 Thành viên BKS nhiệm kỳ 2024 – 2029. Bà Chu Thị Bình tiếp tục được đề cử làm Chủ tịch HĐQT. Riêng ông Hamaya Harutoshi từ nhiệm tư cách Thành viên HĐQT vì lý do cá nhân, đồng thời cổ đông lớn MPM Investments Pte. Ltd (sở hữu 35.11% MPC) đề cử người thay thế là ông Suzuki Yoshiaki.

MPC cũng sẽ trình để cổ đông phê duyệt giao dịch với công ty con CTCP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang (MPC sở hữu 98.27%). Dự kiến tổng số tiền giao dịch khoảng 2.7 ngàn tỷ đồng, bao gồm mua/bán thành phẩm, nguyên vật liệu, tài sản cố định, cổ tức, góp vốn,…

Danh sách đề cử Thành viên HĐQT và Thành viên BKS nhiệm kỳ 2024 – 2029. Nguồn: MPC

Năm ngoái, MPC tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tỷ lệ giá trị xuất khẩu tăng 5.6% so với cùng kỳ. Cùng với Mỹ, thị trường Nhật Bản, Úc và New Zealand tiếp tục giữ vững vai trò thị trường xuất khẩu chủ lực.

Tuy nhiên, do vấp phải những thách thức lớn, chủ yếu đến từ các nguyên nhân như vùng nuôi tôm gặp dịch bệnh, nhu cầu thị trường thế giới giảm mạnh dưới tác động của lạm phát cao và sự cạnh tranh gay gắt từ nguồn cung tôm của Ecuador và Ấn Độ, doanh thu của Tập đoàn giảm 34% so với cùng kỳ, chỉ đạt 10.7 ngàn tỷ đồng. Kết quả này làm MPC lỗ ròng 98 tỷ đồng.

Ông lớn xuất khẩu tôm vừa qua tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hoàn thành các dự án gồm nhà máy tẩm bột mới của Công ty Minh Phú Hậu Giang, nhà máy chế biến mới của Công ty Minh Phát,…

Tử Kính

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán Thủ đô đặt mục tiêu lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2008

HĐQT CTCP Chứng khoán Thủ Đô (CASC, OTC: CSCJ) thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với doanh thu 59 tỷ đồng và lãi sau thuế 10.2 tỷ đồng.

Handico và VGC được giao 2.4ha đất làm NƠXH tại huyện Đông Anh

UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định giao đất cho liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico) và Tổng Công ty Viglacera - CTCP (HOSE: VGC) để thực...

ThuducHouse: Lộ diện HĐQT mới, đề ra 4 nhiệm vụ lớn trong thời gian tới

Sáng ngày 14/02/2025, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (HOSE: TDH) đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 nhằm bầu bổ sung thành viên HĐQT sau khi 3 thành viên cũ đều đã...

Sau thành công với Masan, Vingroup, Techcombank tiếp tục mở rộng hệ sinh thái

Bước vào kỷ nguyên vươn mình với vai trò của kinh tế tư nhân đang được công nhận và trở thành động lực chính của nền kinh tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hội tụ...

Lợi nhuận ngân hàng 2024 tiếp tục vượt đỉnh, trông chờ gì ở năm 2025?

Năm 2024, tín dụng tăng tốc giúp lợi nhuận ngân hàng vươn lên đỉnh mới. Đây cũng là động lực chính được kỳ vọng sẽ tiếp tục giúp lợi nhuận ngân hàng giữ đà tăng...

KBC lên kế hoạch lãi năm 2025 gấp 7 lần năm trước

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) dự kiến cho thuê đất khu công nghiệp (KCN) năm 2025 có thể đạt hơn 200ha, đến từ KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh...

Chủ thương hiệu Điện Quang lỗ kỷ lục do tăng trích lập dự phòng

CTCP Tập đoàn Điện Quang (HOSE: DQC) - đơn vị gắn liền với câu khẩu hiệu “Ở đâu có điện, ở đó có Điện Quang” - lỗ ròng gần 103 tỷ đồng trong năm 2024, mức cao nhất...

Sanest Khánh Hòa báo lãi thấp nhất 7 năm, đặt kế hoạch hồi phục trong 2025

CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa (UPCoM: SKH) đặt mục tiêu tăng trưởng trở lại cho năm 2025, sau năm 2024 chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận và cổ tức.

Tác động của xu hướng “Zero Fee” đến ngành chứng khoán

Xu hướng “Zero Fee” đã tạo ra những chuyển đổi lớn trong ngành chứng khoán hơn 5 năm qua. Mức phí giao dịch giảm mạnh không chỉ do áp lực cạnh tranh, mà còn thúc...

Dệt may 2024: Bùng nổ lợi nhuận nhưng vẫn có những "nốt trầm"

Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp dệt may lập đỉnh trong năm 2024 nhờ nhu cầu hồi phục, nhưng bức tranh toàn ngành vẫn chưa thể trọn vẹn. Khi những tên tuổi lớn hưởng...


Hotline: 0908 16 98 98