Lãi quý 2 ACBS tăng nhẹ, nợ phải trả lập kỷ lục

23/07/2024 09:13
23-07-2024 09:13:28+07:00

Lãi quý 2 ACBS tăng nhẹ, nợ phải trả lập kỷ lục

BCTC hợp nhất quý 2/2024 của ACBS cho thấy lãi sau thuế tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 117 tỷ đồng. Điểm nhấn đến từ quy mô tổng tài sản tạo cột mốc mới hơn 22,510 tỷ đồng, song hành với đó là nợ phải trả được đẩy lên mức kỷ lục hơn 13,613 tỷ đồng.

Trong quý 2, Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) mang về 609 tỷ đồng doanh thu hoạt động, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các mảng kinh doanh đều tăng trưởng, trừ hoạt động lưu ký và tư vấn tài chính, nhưng giá trị không đáng kể.

Trong kỳ, ACBS có lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) 228 tỷ đồng, tăng 58%; lãi từ các khoản cho vay và phải thu hơn 154 tỷ đồng, tăng 105%; lãi từ khoản đầu tư HTM hơn 112 tỷ đồng, tăng 162%; doanh thu môi giới chứng khoán gần 111 tỷ đồng, tăng 51%.

Doanh thu tăng trưởng, nhưng chi phí hoạt động của ACBS thậm chí tăng mạnh hơn, lên đến 147% so với cùng kỳ, ghi nhận gần 422 tỷ đồng. Gần như toàn bộ các khoản mục đều tăng lên, mà chủ đạo là tăng 253% lỗ tài sản tài chính FVTPL.

Với những diễn biến trên, ACBS lãi sau thuế gần 117 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi lũy kế nửa đầu năm 2024 vẫn tăng mạnh 60% so với nửa đầu năm 2023, đóng góp bởi quý 1 tăng trưởng mạnh mẽ.

Kết quả kinh doanh quý 2/2024 của ACBS
Đvt: Tỷ đồng

Nhiều kỷ lục mới về quy mô tài sản, nợ phải trả

Tại thời điểm ngày 30/06/2024, tổng tài sản của ACBS ghi nhận hơn 22,510 tỷ đồng, tăng đến 91% so với đầu năm và ghi nhận mức kỷ lục trong lịch sử. Trong đó, quy mô các khoản đầu tư HTM, các khoản cho vay và lượng tiền đang nắm giữ đều tăng mạnh.

Cụ thể, các khoản đầu HTM ghi nhận giá trị gần 9,861 tỷ đồng, tăng 93% và cũng là khoản mục có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng tài sản, khoảng 44%.

ACBS cũng đang nắm giữ danh mục tài sản tài chính FVTPL quy mô gần 1,997 tỷ đồng, tăng 52% so với đầu năm. Danh mục đa phần là giá trị cổ phiếu gần 1,264 tỷ đồng, giảm 7% so với giá gốc; phần còn lại là giá trị đầu tư vào trái phiếu hơn 733 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay tiến lên mốc kỷ lục, đạt hơn 7,500 tỷ đồng, tăng 64%. Ngoài ra, lượng tiền và tương đương tiền cũng đột biến lên hơn 2,881 tỷ đồng, gấp 5.7 lần đầu năm và cao nhất lịch sử Công ty.

Cột mốc tiền, cho vay và tổng tài sản mới của ACBS

Tài sản của ACBS được tài trợ phần nhiều bởi nợ, tỷ trọng trên tổng nguồn vốn ở mức 60%, tương ứng quy mô nợ phải trả hơn 13,613 tỷ đồng, gấp 2.2 lần đầu năm. Đáng nói, dư nợ phải trả của ACBS cũng được đẩy lên mức kỷ lục.

ACBS lập kỷ lục mới về dư nợ phải trả

Gần như toàn bộ nợ phải trả đều đến từ việc đi vay ngắn hạn, ghi nhận hơn 13,431 tỷ đồng. So với đầu năm, dư nợ vay của ACBS tăng mạnh tại các ngân hàng Vietcombank, BIDV, Indovina, Woori Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương, bên cạnh phát sinh mới nợ vay tại Techcombank, Eximbank, MBBank, ABBank và Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit).

Nguồn: BCTC quý 2/2024 của ACBS

Vốn chủ sở hữu của ACBS cũng được nâng từ 4,000 tỷ đồng lên 7,000 tỷ đồng sau khi tăng vốn thành công, với toàn bộ nguồn vốn góp đến từ chủ sở hữu là Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB).

Trước đó, vào ngày 26/01/2024, ACBS đã nhận được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ thêm 3,000 tỷ đồng.

Huy Khải

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

VietABank: Lãi trước thuế quý 1 tăng 42% nhờ giảm dự phòng, nợ xấu cải thiện

Theo BCTC hợp nhất vừa công bố, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) lãi trước thuế quý 1/2025 gần 353 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước, nhờ giảm...

MBS lãi sau thuế 270 tỷ đồng trong quý 1, tự doanh gom thêm cổ phiếu

CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2025. Theo giải trình, Công ty cho biết lợi nhuận tăng đến từ mức tăng doanh thu của mảng cho...

ĐHĐCĐ D2D: Bất ổn thuế quan ảnh hưởng tới các hợp đồng cho thuê đất KCN

Sáng 16/04, tại Đồng Nai, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, trình cổ đông nhiều nội dung quan trọng như kết...

ĐHĐCĐ Vinaseed: Tái cấu trúc toàn diện các mảng, ưu tiên xuất khẩu thị trường khó tính để đạt giá bán cao

Sáng 16/04, CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed, HOSE: NSC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 tại Hà Nội, với nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch...

Chủ tịch Nguyễn Hữu Thành: Việc đầu tư tàu đối với VIPCO là cấp bách

Tại ĐHĐCĐ thường niên ngày 15/04, lãnh đạo CTCP Vận tải Xăng dầu VIPCO (HOSE: VIP) cho biết các chính sách thuế quan và biến động kinh tế toàn cầu không gây ảnh...

ĐHĐCĐ GIL: Thị trường xuất khẩu chính là châu Âu, cơ sở nào cho mục tiêu lãi 150 tỷ?

Mặc dù hoạt động trong 2 lĩnh vực chịu ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ là xuất khẩu hàng may gia dụng và bất động sản khu công nghiệp, Ban lãnh đạo CTCP Sản xuất Kinh...

LPBS lập phương án tăng vốn lên gần 13 ngàn tỷ, mục tiêu kinh doanh đột biến trong năm 2025

CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào sáng ngày 24/04 tại Hà Nội, dự kiến xem xét thông qua phương án chào bán cổ phiếu để tăng vốn...

Chủ tịch Bùi Thành Nhơn: Novaland không tái cấu trúc để tồn tại mà để bứt phá

Trên Báo cáo thường niên 2024, ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) cho biết 2025 sẽ là năm bản lề, đánh dấu...

DPM: Báo cáo thường niên 2024

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP công bố đường dẫn báo cáo thường niên năm 2024 như sau:

Đại hội FPT: Chủ tịch Trương Gia Bình hé lộ kế hoạch "bỏ vài tỷ USD làm data center"

Tại cuộc họp vào chiều thứ Ba, các lãnh đạo FPT nêu bật rủi ro từ chiến tranh thương mại nhưng quả quyết về cơ hội lớn vượt trên mối nguy. Họ cho biết công nghệ vẫn...


Hotline: 0908 16 98 98