Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 sát khả năng thực hiện, hạn chế hủy dự toán

20/07/2024 08:20
20-07-2024 08:20:00+07:00

Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 sát khả năng thực hiện, hạn chế hủy dự toán

Bộ Tài chính yêu cầu xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 sát khả năng thực hiện và nguồn đảm bảo, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2025-2027.

Thông tư hướng dẫn rõ về xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025. Theo đó, nguyên tắc xây dựng là đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật khác có liên quan; đúng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên NSNN; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách, chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị. Đảm bảo nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, lộ trình tinh giản biên chế theo các quy định.

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán NSNN.

Xây dựng dự toán chi sát khả năng thực hiện và nguồn đảm bảo, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau. Trên cơ sở đánh giá thực hiện năm 2024, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương rà soát các nhiệm vụ trùng lặp, nhiệm vụ kết thúc năm 2024; nhiệm vụ dở dang tiếp tục thực hiện năm 2025; sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ phát sinh mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo mức độ cấp thiết, quan trọng và triển khai thực hiện ngay khi được giao kinh phí, dự toán NSNN thực hiện phù hợp với khả năng huy động, cân đối các nguồn lực (bao gồm cả nguồn hợp pháp khác theo quy định).

Xây dựng dự toán chi thường xuyên

Thông tư nêu rõ, không xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2024 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024 (không bao gồm quỹ lương và không bao gồm kinh phí cắt giảm, tiết kiệm 5% theo Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ), giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW;

Các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024 (không bao gồm quỹ lương và không bao gồm kinh phí cắt giảm, tiết kiệm 5% theo Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ), trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.

Xây dựng dự toán ngân sách địa phương

Về xây dựng dự toán cải cách tiền lương: Năm 2025, tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để cải cách tiền lương theo quy định. Trong đó: Các địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; các khoản được loại trừ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2022), bao gồm 70% tăng thu thực hiện năm 2024 so dự toán năm 2024, 50% tăng thu dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập theo phương án đề xuất của địa phương quy định tại Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ; nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 còn dư; số thu được để lại theo chế độ năm 2025.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Gom 58 công ty ‘ma’ để mua bán trái phép hoá đơn hơn 6000 tỷ đồng

Trần Thị Hoa ở thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) thông qua mạng xã hội đã đặt mua 58 công ty “ma” để mua bán hóa đơn trái phép, với tổng số tiền hơn 6.000 tỷ đồng.

3 điều kiện để được hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động ai cũng cần biết

Trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thời hạn chậm nhất là ngày 5/5/2025. Theo đó, hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đáp ứng đủ 3 điều kiện...

Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Sáng 23/4, tiếp tục phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm...

Đại diện Bộ Tài chính nói gì về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, nước giải khát?

Theo đại diện Bộ Tài chính, cơ quan này đã báo cáo Chính phủ về điều chỉnh lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng.

Cục Thuế trả lời thu nhập từ làm thêm giờ có tính thuế thu nhập cá nhân không?

Khi làm thêm giờ, nhiều người thường chỉ quan tâm đến thu nhập tăng thêm nhưng lại chưa biết có bị tính thuế thu nhập cá nhân cho khoản thu nhập này.

Thu ngân sách quý I: DN nhà nước 'hụt hơi', FDI và tư nhân tăng mạnh

Thu ngân sách từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh, trong khi đó thu từ doanh nghiệp nhà nước lại giảm.

Đã đến lúc cần cuộc cải cách về thuế - Bài 2: Đưa thuế thành đòn bẩy phát triển

Hệ thống thuế như một bộ khung xương sống cho nền kinh tế. Nếu nó được thiết kế hợp lý, vận hành trơn tru và gắn kết linh hoạt với các cơ quan chức năng – doanh...

Đã đến lúc, cần cuộc cải cách về thuế (Bài 1)

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với thế giới, nếu một hệ thống thuế lạc hậu và rườm rà chẳng khác nào “mạch máu” bị tắc nghẽn trong nền kinh...

UBND TP.HCM ban hành kế hoạch triển khai thi hành án vụ Vạn Thịnh Phát

UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp phối hợp có hiệu quả với Cục Thi hành án dân sự TP tổ chức thi hành án trong vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng...

Gian nan quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Trong quá trình chuyển đổi số, có thể ngành thuế thu thập dữ liệu chưa chính xác và đầy đủ.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98