Thép nhập khẩu vẫn cần thiết để bổ sung nhu cầu trong nước

23/10/2024 19:34
23-10-2024 19:34:00+07:00

Thép nhập khẩu vẫn cần thiết để bổ sung nhu cầu trong nước

Thép cán nóng (HRC) sản xuất trong nước 8.6 triệu tấn nhưng nhu cầu thị trường nội địa đang cần tới 13 triệu tấn.

Thép nhập khẩu vẫn là nguồn bổ sung nhu cầu thị trường trong nước trong thời điểm hiện tại

Tại buổi họp báo thường kỳ quý 3 của Bộ Công Thương ngày 23/10, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã thông tin về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Thép nhập khẩu vẫn cần thiết để bổ sung nhu cầu trong nước

Ông Trung cho biết, hiện nay, sản xuất thép cán nóng trong nước gồm 2 doanh nghiệp, có tổng công suất là 8.6 triệu tấn/năm. Bên cạnh phục vụ nhu cầu trong nước thì một phần được sử dụng xuất khẩu sang thị trường khác, tỉ lệ 50-50.

Trong khi đó, nhu cầu thép cán nóng tại thị trường Việt Nam khoảng 13 triệu tấn/năm, do đó nhập khẩu vẫn là nguồn bổ sung nhu cầu thị trường trong nước trong thời điểm hiện tại.

Vừa qua, do nhu cầu của sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định về điều tra áp dụng chống bán phá giá với thép cán nóng từ Trung Quốc và Ấn Độ, nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng giữa nhập khẩu và sản xuất trong nước.

Theo quy trình điều tra, dựa trên thông tin và dữ liệu các bên cung cấp, Cục Phòng vệ thương mại đang tiến hành xác định hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp nước ngoài cũng như tác động của nhập khẩu đến sản xuất trong nước, bao gồm diễn biến gia tăng nhập khẩu thời gian gần đây.

Trong đó, Cục Phòng vệ thương mại gửi bảng câu hỏi điều tra cho các bên liên quan, thời hạn điều tra vừa mới kết thúc với doanh nghiệp sản xuất trong nước vào ngày 6/10 và doanh nghiệp nước ngoài vừa kết thúc vào ngày 22/10.

"Chúng tôi đang tiếp nhận, tổng hợp thông tin dữ liệu các bên liên quan cung cấp. Sơ bộ chúng tôi nhận được hơn 20 câu trả lời của doanh nghiệp nước ngoài, ngoài ra còn lượng lớn doanh nghiệp trong nước. Đây là lượng dữ liệu rất lớn, cần thời gian để tổng hợp", ông Chu Thắng Trung cho hay.

Nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 12.3 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 8.97 tỷ USD, tăng mạnh 31.7% về lượng và tăng 19% kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2023. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729.5 USD/tấn, giảm 9.7% về giá so với 9 tháng năm 2023.

Riêng tháng 9/2024, nhập khẩu gần 1.55 triệu tấn sắt thép, tương đương trên 1.06 triệu USD, giá trung bình 688 USD/tấn, tăng 15.4% về lượng, tăng 4.3% về kim ngạch nhưng giảm 9.6% về giá so với tháng 8/2024.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất trong tháng 9 đến từ Trung Quốc, với 8.31 triệu tấn, tương đương gần 5.36 tỷ USD, giá 644.5 USD/tấn, tăng 50.6% về lượng, tăng 37.8% kim ngạch nhưng giảm 8.5% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023. Thị trường này chiếm 67.6% trong tổng lượng và chiếm 59.7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.

Theo báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam, hiện Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN về sản xuất thép với quy mô sản xuất có thể đạt đến 30 triệu tấn trong năm 2024. Tuy nhiên, ngành thép hiện đang gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá nguyên liệu tăng, tồn kho lớn… Và điều đáng lo ngại của ngành thép Việt là đang có nguy cơ bị mất thị trường nội địa do thép nhập khẩu từ Trung Quốc, bởi Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu thép vào Việt Nam.

Trong năm 2023, lượng sắt thép của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đạt 8.2 triệu tấn, tương đương hơn 5.6 tỷ USD, chiếm 62% trong tổng lượng và chiếm 54% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của nước ta.

Lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm phần lớn chủ yếu do giá bán từ thị trường này thấp hơn các thị trường khác từ 30-70 USD tùy từng loại sản phẩm. Điều này xuất phát từ thực tế, Trung Quốc vẫn đang "thừa thép", tiêu thụ nội địa giảm buộc các nhà sản xuất thép nước này phải đẩy mạnh xuất khẩu thép với giá thấp để giải phóng bớt hàng tồn kho.

Trung Quốc đang là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thép, với khoảng 500 nhà máy thép các loại, tổng công suất khoảng 1.17 tỷ tấn thép/năm vào năm 2023. Do nguồn cung thép lớn hơn nhiều so với nhu cầu trong nước, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã bắt đầu bán phá giá thép ở thị trường nước ngoài. Việt Nam là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi làn sóng xuất khẩu thép của Trung Quốc.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Diễn biến đáng chú ý trên thị trường thép HRC

Thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) Việt Nam đang bước vào giai đoạn nhạy cảm khi các bên liên quan đang chờ đợi kết quả điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm...

Tiêu thụ thép xây dựng tăng vọt 44% trong tháng 10, đạt đỉnh gần 3 năm

Thị trường thép Việt Nam vừa đón tin vui khi lượng thép xây dựng bán ra trong tháng 10 đạt hơn 1.25 triệu tấn, mức cao nhất kể từ tháng 3/2022. Con số này thể hiện...

Bộ Công Thương dừng áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ từ 4 thị trường lớn

Bộ Công Thương quyết định chấm dứt, không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan...

Tiếp nhận hồ sơ miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim cán phẳng nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim cán phẳng, được...

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam.

Gia hạn thêm 5 năm việc áp thuế chống bán phá giá tôn mạ màu từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (từ ngày 24/10/2024 đến...

Điều tra bán phá giá thép cán nóng từ Trung Quốc và Ấn Độ: Chờ đợi phán quyết sơ bộ vào tháng 12

Thứ trưởng Bộ Công Thương dự kiến kết quả điều tra sơ bộ sẽ được công bố vào tháng 12 tới.

Trung Quốc không còn chiếm hơn 50% nhu cầu thép thế giới?

Lần đầu tiên trong 6 năm qua, Trung Quốc sẽ không còn chiếm hơn một nửa tổng tiêu thụ thép toàn cầu, theo dự báo mới nhất từ Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel).

Thép giá rẻ từ Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên thị trường toàn cầu

Giữa bối cảnh nhu cầu tiêu thụ trong nước bị kìm hãm, Trung Quốc đang trên đà hướng tới cột mốc xuất khẩu hơn 100 triệu tấn thép trong năm nay, mức cao nhất kể từ...

WorldSteel dự báo nhu cầu thép giảm trong năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng vào 2025

Năm 2024 đánh dấu một giai đoạn đầy thách thức đối với ngành thép toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Thép Thế giới (WorldSteel), nhu cầu thép toàn cầu dự...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98