Dự đoán chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sau bầu cử Mỹ

04/11/2024 09:09
04-11-2024 09:09:00+07:00

Dự đoán chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sau bầu cử Mỹ

Fed và nhiều ngân hàng trung ương ở các quốc gia phát triển được dự đoán sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong tuần tới, ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, thời điểm mà kết quả có thể vẫn chưa ngã ngũ.

Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ ở Washington, DC. (Ảnh: THX/TTXVN)

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương tại các quốc gia phát triển được dự đoán sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong tuần tới, ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, thời điểm mà kết quả có thể vẫn chưa ngã ngũ.

Các ngân hàng trung ương, vốn chi phối hơn 1/3 nền kinh tế toàn cầu, sẽ công bố quyết định lãi suất sau cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Mỹ. Quyết định được kỳ vọng sẽ dựa trên những tín hiệu về định hướng chính sách của Mỹ trong bốn năm tới.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump hiện vẫn đang so kè từng chút một trước ngày Bầu cử 5/11 tới, các nhà hoạch định chính sách từ Washington tới London có thể vẫn phải chờ đợi thêm.

Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã bày tỏ mong muốn điều chỉnh giảm tốc độ hạ lãi suất sau lần giảm mạnh 50 điểm cơ bản trong tháng Chín vừa qua.

Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng một đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản sẽ được công bố vào ngày 7/11 tới trước khi nối tiếp thêm một đợt khác vào tháng 12 tới đây. Dự báo này càng được củng cố sau khi số liệu công bố vào cuối tuần cho thấy tình hình tuyển dụng tại nền kinh tế số một thế giới là yếu nhất kể từ năm 2020.

Các quan chức Fed cố gắng tránh xa chính trị. Tuy nhiên, họ đã khởi động một chu kỳ cắt giảm lãi suất vào thời điểm cuộc bầu cử tại Mỹ đã cận kề, mà kết quả có thể phụ thuộc vào cảm nhận của cử tri về nền kinh tế.

Mặc dù Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh rằng các điều kiện hiện tại yêu cầu chính sách bớt thắt chặt hơn, nhưng ông và các đồng nghiệp vẫn có nguy cơ đối mặt với phản ứng chính trị.

Trong khi đó, ngân hàng trung ương tại các quốc gia phát triển khác đang đối mặt với một loạt rủi ro từ tăng trưởng kinh tế chậm lại đến lạm phát kéo dài, chưa kể đến những tác động từ lời đe dọa áp thuế của ông Trump đối với thương mại toàn cầu.

Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA tức ngân hàng trung ương) có thể giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp ngày 5/11 tới, vài giờ trước khi các cuộc bỏ phiếu tại Mỹ diễn ra.

Trong khi đó, các ngân hàng trung ương tại Anh, Thụy Điển, Cộng hòa Séc và nhiều nơi khác dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất sau Ngày Bầu cử, còn các quan chức tại Brazil có thể tăng lãi suất đến 50 điểm cơ bản.

Khi cuộc đua vào Nhà Trắng đang căng thẳng, các nhà hoạch định chính sách tại khoảng 20 ngân hàng trung ương chuẩn bị công bố quyết định lãi suất trong tuần tới có thể cần chờ đợi lâu hơn để biết kết quả cuối cùng. Thông thường, ứng cử viên thua cuộc thường tuyên bố chấp nhận kết quả sau một hoặc hai ngày, nhưng năm 2020, nước Mỹ đã mất đến 4 ngày để xác định kết quả cuối cùng./.

Phương Nga

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỹ: Thuế quan với Trung Quốc là 145% 

Theo tiết lộ từ một quan chức cấp cao Nhà Trắng trên kênh truyền hình CNBC, tổng mức thuế nhập khẩu mà hàng hóa Trung Quốc phải gánh chịu khi vào thị trường Mỹ hiện...

WSJ: Trump thừa nhận có thể gây ra suy thoái, nhưng không muốn xảy ra khủng hoảng

Tổng thống Donald Trump muốn tránh đẩy nền kinh tế vào tình trạng khủng hoảng vì kế hoạch áp thuế gây tranh cãi của mình, theo tờ Wall Street Journal (WSJ).

Quan chức Mỹ: Hơn 15 quốc gia đã đề xuất thỏa thuận thương mại, gần hoàn tất hai thoả thuận

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu đang hạ nhiệt sau thông báo hoãn thuế quan của Tổng thống Trump, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Kevin Hassett vừa...

EU hoãn trả đũa thuế quan Mỹ trong 90 ngày

Liên minh châu Âu (EU) vừa quyết định hoãn áp dụng các biện pháp trả đũa thuế quan đối với hàng hóa Mỹ trong 90 ngày. Động thái này được đưa ra chỉ một ngày sau khi...

Fed đón tin vui: Lạm phát hạ nhiệt mạnh hơn dự báo trong tháng 3

Lạm phát giá tiêu dùng đã giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng Ba khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị áp thuế quan đối với các đối tác thương mại của Mỹ, Cục Thống...

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đáp trả đến cùng khi Mỹ nâng thuế lên 125%

Trước động thái Mỹ áp thuế lên tới 125% đối với hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh khẳng định sẵn sàng "đáp trả đến cùng" nếu Washington tiếp tục gây sức ép.

Thuế quan của Trump đưa Trung Quốc và EU xích gần nhau hơn

Trung Quốc và Liên minh Châu Âu (EU) đã trao đổi về việc tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại để đối phó với thuế quan của Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết...

Cách thức hoạt động của thuế quan Hoa Kỳ: Ai trả, ai thu và vì sao giá cả tăng?

Khi Hoa Kỳ tăng mạnh các mức thuế quan, mối quan hệ thương mại của nước này đang phải định hình lại. Dưới đây là những điều cơ bản để người tiêu dùng Mỹ hiểu rõ hơn...

Đằng sau cú quay xe của Trump: Hỗn loạn tài chính, cơn sốt thỏa thuận và vai trò của Jamie Dimon

Khi các mức thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực ngay sau nửa đêm thứ Tư (09/04), vị Tổng thống đã theo dõi sát sao thị trường trái phiếu.

Fed: Kinh tế Mỹ đối mặt rủi ro giảm tốc và lạm phát cao

Một số nhà hoạch định chính sách lưu ý rằng Fed có thể phải đối mặt với những "lựa chọn khó khăn" phía trước khi kinh tế Mỹ có thể đối mặt với rủi ro lạm phát cao...


Hotline: 0908 16 98 98