Goldman Sachs: Kinh tế EU có thể đối mặt nhiều bất lợi sau khi ông Trump đắc cử

08/11/2024 16:51
08-11-2024 16:51:00+07:00

Goldman Sachs: Kinh tế EU có thể đối mặt nhiều bất lợi sau khi ông Trump đắc cử

Nền kinh tế mở của EU đặc biệt dễ bị tổn thương trước chính sách bảo hộ của ông Trump, khi ứng viên đảng Cộng hòa này cam kết áp thuế cao đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu trong chiến dịch tranh cử.

Cảng container ở Hamburg, miền Bắc Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngân hàng Goldman Sachs dự đoán chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế châu Âu, đặc biệt là Đức vốn đã rơi khủng hoảng. Trên cơ sở đó, ngân hàng đầu tư này đã hạ dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Âu.

Theo Goldman Sachs, căng thẳng thương mại mới với Mỹ, áp lực tăng chi tiêu quốc phòng lên châu Âu và niềm tin kinh doanh sụt giảm do rủi ro địa chính trị gia tăng sẽ là những trở lực lớn nhất đối với khu vực.

Trước đây, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố Mỹ chi quá nhiều tiền để bảo vệ đồng minh tại châu Âu, đặt câu hỏi về vai trò của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và gợi ý giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Goldman Sachs dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 20 nước Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ tăng 0,8% trong năm tới, giảm so với mức dự báo 1,1% trước đó.

Các nhà phân tích của ngân hàng này nhận định phần lớn lực kéo lùi tăng trưởng đến từ bất ổn chính sách thương mại. Họ cho rằng mức độ tăng thuế quan thực tế có thể không quan trọng như những bất ổn đến từ lời đe dọa áp thuế lên châu Âu của ông Trump.

Nền kinh tế mở của châu Âu được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước chính sách bảo hộ của ông Trump, khi ứng viên đảng Cộng hòa này cam kết áp thuế cao đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu trong chiến dịch tranh cử.

Cách tiếp cận đối đầu của ông Trump đối với quan hệ thương mại cũng làm suy yếu các nguyên tắc thương mại mở và cạnh tranh. Chúng vốn là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ và mang tới nhiều lợi ích cho Liên minh châu Âu (EU), một trong những khối thương mại lớn nhất thế giới.

Cụ thể hơn, Goldman Sachs dự đoán sẽ có một số thuế quan đối với các nền kinh tế châu Âu, nhắm mục tiêu chủ yếu vào xuất khẩu ôtô của họ. Điều này báo hiệu nhiều khó khăn hơn cho nền kinh tế trì trệ của Đức và nhà sản xuất lớn nhất nước này, Volkswagen (VW) vốn cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Goldman Sachs hiện dự báo nền kinh tế Đức sẽ chỉ tăng trưởng 0,5% trong năm tới do căng thẳng thương mại. Con số trên chỉ hơn một nửa so với dự báo tăng trưởng 0,9% trước đó. Ngân hàng này cũng hạ dự báo tăng trưởng của Anh năm 2025 từ 1,6% xuống 1,4%.

Ôtô là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức và Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này. Mặc dù Mỹ chiếm chưa đến 10% tổng doanh số của tập đoàn, VW nhận thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn ở quốc gia này, đặc biệt là trong lĩnh vực xe điện.

Trong khi đó, ngân hàng Berenberg dự báo kết quả bầu cử Mỹ sẽ tác động nhỏ hơn đối với GDP của Eurozone.

Ngân hàng tư nhân này đã hạ dự báo tăng trưởng cho năm tới giảm 0,1 điểm phần trăm xuống còn 1%. Lý do là tác động lan tỏa tạm thời từ nhu cầu nội địa của Mỹ gia tăng và đồng USD mạnh hơn, khiến hàng xuất khẩu của châu Âu rẻ hơn và phần nào bù đắp tác động của thuế quan lẫn căng thẳng thương mại.

Chuyên gia kinh tế trưởng của Berenberg, Holger Schmieding cho hay đối với các doanh nghiệp châu Âu, việc ông Trump trở lại Nhà Trắng đồng nghĩa với rủi ro chính sách thương mại và bất ổn địa chính trị đáng kể.

Ông chia sẻ giả định rằng ông Trump ban đầu sẽ chỉ áp đặt thuế quan có chọn lọc nhưng gây chú ý, đồng thời đe dọa sẽ đi xa hơn nếu Trung Quốc và châu Âu không đưa ra những nhượng bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán./

Hương Thủy

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lạm phát Mỹ tiếp tục tăng tốc, chạm mức 2.7% trong tháng 11

Giá cả tiếp tục tăng nhanh hơn trong tháng 11, qua đó cho thấy lạm phát vẫn là vấn đề đáng quan ngại đối với cả hộ gia đình và các nhà hoạch định chính sách.

Reuters: ECB “mải nhìn gương chiếu hậu" khi chậm cắt giảm lãi suất

Các chuyên gia kinh tế nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất tiền gửi tiêu chuẩn 25 điểm cơ bản xuống còn 3% vào ngày 12/12.

Bất ổn khu vực Trung Đông tác động lên kinh tế và thương mại toàn cầu ra sao?

Cuộc lật đổ chính quyền Tổng thống Al-Assad mới đây có thể mang lại những hệ quả lâu dài, không chỉ làm bất ổn tình hình khu vực Trung Đông, vốn đang phải đối mặt...

IATA: Doanh thu ngành hàng không toàn cầu sẽ vượt 1.000 tỷ USD vào năm 2025

IATA kỳ vọng ngành hàng không sẽ tạo ra lợi nhuận ròng 36,6 tỷ USD vào năm 2025, tăng so với mức lợi nhuận ròng dự kiến là 31,5 tỷ USD trong năm 2024, với kỷ lục...

Nền kinh tế Mỹ có nguy cơ suy thoái do các chính sách mới

Chuyên gia kinh tế cảnh báo kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái nếu tổng thống đắc cử Trump hiện thực hóa những cam kết đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.

Singapore bật "đèn xanh" cho EQT mua lại chủ sở hữu Batdongsan.com.vn 

Cơ quan quản lý cạnh tranh của Singapore đã bật đèn xanh cho kế hoạch mua lại công ty công nghệ bất động sản PropertyGuru của EQT.

Nvidia bị điều tra tại Trung Quốc

Trung Quốc vừa khởi động cuộc điều tra đối với Tập đoàn Nvidia với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền liên quan đến thương vụ năm 2020. Động thái này được đưa ra...

Chuyến lưu diễn của Taylor Swift tác động như thế nào đến kinh tế toàn cầu?

Chuyến lưu diễn của ca sỹ Taylor Swift đã làm tăng chi phí trung bình mỗi đêm cho phòng khách sạn lên 309 USD và thành phố Pittsburgh đã thu về 46 triệu USD từ chi...

Lần đầu sau 14 năm, Trung Quốc chuyển sang nới lỏng tiền tệ, đẩy mạnh kích thích kinh tế

Trong một bước ngoặt đáng chú ý, Bộ Chính trị Trung Quốc vừa công bố kế hoạch nới lỏng chính sách tiền tệ và mở rộng chi tiêu tài khóa cho năm 2025, đánh dấu sự...

Trump nói không có kế hoạch thay thế Chủ tịch Fed

Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch thay thế Chủ tịch Fed Jerome Powell khi quay trở lại Nhà Trắng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98