Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản đã quay trở lại mốc 1 tỷ USD một tháng

04/11/2024 13:08
04-11-2024 13:08:00+07:00

Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản đã quay trở lại mốc 1 tỷ USD một tháng

Đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc (tính cả Hong Kong) bùng nổ với mức tăng 37%, khẳng định vị thế là thị trường lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong tháng.

Thủy sản Việt Nam. (Ảnh: Huy Hùng/ TTXVN)

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10/2024 ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm (từ tháng 6/2022), xuất khẩu thủy sản quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng, tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong những tháng cuối năm.

Lũy kế 10 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản mang về 8,27 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông VASEP, cho biết trong bối cảnh các thị trường chủ lực gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhập khẩu thủy sản, xuất khẩu của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong tháng 10.

Đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc (tính cả Hong Kong) bùng nổ với mức tăng 37%, khẳng định vị thế là thị trường lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong tháng.

Các thị trường khác cũng không kém phần sôi động: xuất khẩu sang Mỹ tăng 31%, Nhật Bản tăng 22%, EU tăng 27%, trong khi Hàn Quốc tăng khiêm tốn hơn với 13%.

Tính đến cuối tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và Mỹ đã chạm mức1,5 tỷ USD. Đáng chú ý, xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc có khả năng vượt Mỹ trong những tháng cuối năm, nếu đà tăng trưởng 20% của 10 tháng qua được duy trì. Khi đó, Trung Quốc có thể trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam vào cuối năm 2024.

Ở châu Âu, dù nền kinh tế hồi phục chậm hơn so với Mỹ và Trung Quốc, nhưng tín hiệu tích cực từ mức tiêu thụ và giá nhập khẩu thủy sản đang dần hồi phục, cho thấy triển vọng khả quan cho doanh nghiệp Việt Nam. Đến cuối tháng 10/2024, xuất khẩu sang EU đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn từ 1,5-2%. Theo phân tích của các doanh nghiệp, lạm phát kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng tại hai thị trường này.

Nhật Bản, từng là một trong hai thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, đã tụt xuống vị trí thứ ba vào năm 2024, với kim ngạch đạt 1,25 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, trong khi Hàn Quốc chỉ đạt 646 triệu USD.

Xét về mặt hàng, tôm và cá tra là hai sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn trong năm 2024. Tính đến cuối tháng 10/2024, xuất khẩu tôm đã đạt hơn 3,2 tỷ USD, tăng 13%, trong khi xuất khẩu cá tra thu về gần 1,7 tỷ USD, tăng 10%.

Chỉ riêng trong tháng 10, xuất khẩu tôm và cá tra đã có sự bứt phá mạnh mẽ, với mức tăng lần lượt là 26 và 24%, vượt xa cá ngừ và mực bạch tuộc.

Theo bà Lê Hằng, tin vui cho ngành tôm Việt Nam là vào ngày 22/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD) cho tôm nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam; trong đó, mức thuế suất cho tôm Việt Nam là 2,84%, thấp hơn đáng kể so với 4,36% của Ấn Độ và 7,55% của Ecuador.

Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng cho tôm Việt Nam tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay cả tôm và cá tra đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu ngay giai đoạn cao điểm chế biến, xuất khẩu cuối năm.

Các doanh nghiệp phải linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu dự trữ và các nguồn cung thay thế để tận dụng tối đa cơ hội trên thị trường.

Ở nhóm hải sản, cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ vẫn duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ từ đầu năm. Trong tháng 10, xuất khẩu cua ghẹ và các giáp xác khác tăng 58%, còn nhuyễn thể có vỏ tăng tới 138%.

Tính chung 10 tháng, hai nhóm sản phẩm này đã đạt doanh thu lần lượt là 267 triệu USD và 173 triệu USD, tăng 66% và 58% so với năm 2023.

Một trong những nguyên nhân giúp cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ Việt Nam tăng trưởng cao là do Trung Quốc bị giảm nhập khẩu từ Mỹ, nhất là những nhóm hàng cao cấp và tìm đến nguồn cung thay thế từ Việt Nam.

Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc dù ghi nhận tăng trưởng dương trong tháng 10 nhưng có chiều hướng chững lại so với giai đoạn nửa đầu năm do tác động về các quy định kiểm soát hải sản khai thác, khiến việc làm xác nhận, chứng nhận thủy sản tại nhiều cảng cá bị đình trệ.

Riêng với cá ngừ vằn, nguyên liệu chính để chế biến cá ngừ đóng hộp bị ách tắc hoàn toàn từ khâu khai thác, vì ngư dân sợ vi phạm quy định kích thước tối thiểu 0,5m hoặc khai thác về cũng không bán được cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

Ngành hải sản khai thác cũng đang phấp phỏng chờ đợi và hy vọng có kết quả tích cực hơn sau chương trình thanh tra IUU của EC dự kiến vào tháng 11/2024. Nếu kịch bản thuận lợi, xuất khẩu cá ngừ năm nay hy vọng có thể cán đích 1 tỷ USD (tương đương năm 2022)./.

Xuân Anh

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá cà phê lên cao nhất 47 năm

Các bên mua thương mại đang mua tích trữ trong hoảng loạn, do lo ngại thiếu hụt nguồn cung cà phê và tác động từ luật mới của EU.

Xuất khẩu thủy sản đạt gần 9.2 tỷ USD sau 11 tháng, nhiều khả năng cán đích năm 2024

Theo Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), sau khi đạt mức đỉnh 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 tuy giảm nhẹ nhưng vẫn...

Xuất khẩu cao su sang Mỹ tăng mạnh trong tháng 10

Trong tháng 10, Việt Nam xuất khẩu hơn 4,000 tấn cao su sang Mỹ, trị giá gần 8 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 29% về trị giá so với tháng 9/2024; so với tháng...

Vừa lập kỷ lục, ‘hạt ngọc Việt’ lại nhận tin xấu, nguy cơ hụt thu 700 triệu USD

“Hạt ngọc Việt” xuất khẩu chính thức lập kỷ lục lịch sử khi vượt mốc 5 tỷ USD. Song, thế mạnh này của nước ta lại nhận tin xấu từ khách hàng lớn thứ 2 và có nguy cơ...

Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal

Với số lượng 2,2 tỷ người tiêu dùng từ thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal), các ngành hàng nông sản Việt Nam như được rộng cửa giao thương thế giới.

Xuất khẩu vượt 5 tỷ USD, vẫn đau đáu chưa có thương hiệu gạo Việt chất lượng cao

Xuất khẩu gạo chính thức vượt qua con số 5 tỷ USD. Song, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt thừa nhận, vẫn còn nghe được câu chuyện “bẻ kèo” trong mua bán và đau đáu vì...

Giá gạo "thăng trầm" tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới

Tuần này, giá gạo Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng qua, đạt 500 USD/tấn; trong khi giá gạo Ấn Độ duy trì ở mức 440-447 USD/tấn - mức thấp nhất kể...

Sầu riêng Việt “một mình một chợ”, giá cao ngất ngưởng

Hiện chỉ Việt Nam có sầu riêng tươi nên giá rất cao, có thời điểm vựa thu mua 200.000 đồng/kg

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong năm 2024 có thể đạt 2 tỷ USD

Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỷ USD.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ ổn định ở mức 440-447 USD/tấn trong tuần này, gần mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023. Gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98