Bộ Thương mại Trung Quốc mở cuộc điều tra về hoạt động nhập khẩu thịt bò

28/12/2024 21:15
28-12-2024 21:15:00+07:00

Bộ Thương mại Trung Quốc mở cuộc điều tra về hoạt động nhập khẩu thịt bò

Cuộc điều tra có hiệu lực từ ngày 27/12 và dự kiến kéo dài tám tháng, trong bối cảnh các nhà sản xuất Trung Quốc cho biết lượng thịt bò nhập khẩu năm 2023 cao hơn 65% so với năm 2019.

Thịt bò được bày bán tại cửa hàng ở Yarraville, ngoại ô Melbourne (Australia). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 27/12 đã mở cuộc điều tra về hoạt động nhập khẩu thịt bò theo yêu cầu của các hiệp hội thịt bò trong nước.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đơn đề nghị tiến hành điều tra của các hiệp hội trong nước khẳng định lượng thịt bò nhập khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây "đã gây tác động tiêu cực đáng kể đến ngành công nghiệp trong nước."

Bộ Thương mại Trung Quốc trích lời các nhà sản xuất cho biết lượng thịt bò nhập khẩu năm 2023 cao hơn 65% so với năm 2019.

Cuộc điều tra có hiệu lực từ ngày 27/12 và dự kiến sẽ kéo dài tám tháng, nhưng có thể được gia hạn trong những trường hợp đặc biệt. Hoạt động thương mại bình thường sẽ không bị ảnh hưởng trong thời gian điều tra.

Giá thịt bò trong nước tại Trung Quốc đã có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Theo các nhà phân tích, tình trạng cung vượt cầu và nhu cầu yếu như vậy là do nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chậm lại, trong khi lượng nhập khẩu tăng vọt.

Hiện tại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các nước như Brazil, Argentina và Australia.

Brazil, nước xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới, cho biết sẽ tìm cách chứng minh rằng thịt bò Brazil xuất khẩu sang Trung Quốc không gây ra bất kỳ tác hại nào cho ngành công nghiệp Trung Quốc, và ngược lại, còn là một yếu tố quan trọng trong việc bổ sung cho sản xuất tại địa phương của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Brazil cho biết: "Về nguyên tắc, sẽ không có biện pháp sơ bộ nào được áp dụng và mức thuế theo số lượng là 12% mà Trung Quốc áp dụng cho thịt bò nhập khẩu sẽ vẫn có hiệu lực."

Tuyên bố của Brazil cho biết Trung Quốc, đối tác thương mại chính của nước này, năm 2024 đã nhận được hơn 1 triệu tấn thịt bò Brazil, tăng 12,7% so với năm 2023. Brazil cam kết "đối thoại mang tính xây dựng để tìm kiếm các giải pháp cùng có lợi" với Trung Quốc.

Đầu tháng 12/2024, Chính phủ Australia thông báo Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế thương mại đối với hai cơ sở chế biến thịt của nước này, cho phép nối lại toàn bộ hoạt động xuất khẩu thịt đỏ từ Australia sang Trung Quốc.

Lệnh hạn chế, do phía Trung Quốc áp dụng với 10 cơ sở chế biến thịt của Australia, kéo dài từ năm 2020 đến 2022, khi quan hệ giữa hai nước diễn biến ít thuận lợi.

Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế thương mại đối với Australia, ngoài thịt đỏ, còn có lúa mạch, rượu vang, tôm hùm...

Tuy nhiên, kể từ khi Công đảng Australia lên nắm quyền vào năm 2022, mối quan hệ Trung Quốc-Australia dần cải thiện và các lệnh hạn chế thương mại đã dần được dỡ bỏ.

Hiện chỉ còn duy nhất mặt hàng tôm hùm đá của Australia vẫn đang bị cấm nhập khẩu và dự kiến sẽ được phép thông quan vào cuối năm nay.

Trong bản thông cáo báo chí phát hành ngày 3/12, Thủ tướng Australia Anthony Albaneses nhấn mạnh, đây là một chiến thắng cho thương mại và việc làm tại Australia.

Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai của thịt bò và thịt bê Australia sau Mỹ. Hằng năm, quốc gia lớn nhất châu Á nhập khẩu khoảng 200.000 tấn thịt đỏ từ Australia, đạt trị giá khoảng 1,5 tỷ USD, theo dữ liệu thương mại của Australia.

Mặc dù 10 cơ sở chế biến lớn của Australia đã phải chịu lệnh hạn chế liên tục trong các năm qua song những cơ sở chế biến khác không bị hạn chế, nên Australia vẫn có thể xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc.

Minh Trang

Vietnamplus

- 18:37 28/12/2024





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỹ muốn áp thuế 46%, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư khuyến cáo điều quan trọng

Sẵn sàng cho kịch bản không thể đàm phán thuế với Mỹ, doanh nghiệp thuỷ sản phải nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản...

Việt Nam nằm top đầu thế giới tiêu thụ thịt lợn, DN chi 460 triệu USD nhập về

Do người Việt ngày càng thích ăn thịt nên ngoài số lượng 53,53 triệu con lợn hơi thương phẩm xuất chuồng, các doanh nghiệp còn chi thêm 460 triệu USD để nhập khẩu...

Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Sáng 04/04, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới”, với mục tiêu đưa ra các giải pháp và chiến lược mới...

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?

Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu...

Kỷ lục chưa từng có, loại hạt mang về 1,16 tỷ USD chỉ trong 1 tháng

Giá tăng cao chót vót giúp doanh nghiệp Việt thu về ngay 1,16 tỷ USD trong tháng 3 nhờ bán một loại hạt thế mạnh. Đây là con số cao kỷ lục mà ngành hàng này ghi...

Nhật Bản trả giá đắt gấp đôi một loại hạt của Việt Nam, thu về hơn 3.200 tỷ đồng

Doanh nghiệp Nhật Bản trả giá gần gấp đôi năm ngoái để mua một loại hạt thế mạnh của Việt Nam. Chỉ trong hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật thu...

Giá sắn lao dốc mạnh nhất 10 năm qua

Mặc dù đang vào chính vụ sắn nhưng nhiều nơi thu hoạch xong sắn chất đầy đường, không có thương lái thu mua. Nguyên nhân do giá sắn "tuột dốc không phanh", xuống...

Giá lợn hơi tăng cao, người nuôi tích cực tái đàn đáp ứng nguồn cung

Lợn hơi bán được giá lên mức cao nhất trong 5 năm qua và có xu hướng tăng khiến người chăn nuôi rất phấn khởi, đồng thời cũng tích cực tái đàn đáp ứng nguồn cung.

Giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào

Giá gạo Ấn Độ tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2023, trong khi giá gạo của Thái Lan vẫn ổn định ở mức "đáy" trong hơn hai năm và giá gạo của Việt...

Phó Thủ tướng chỉ đạo 2 Bộ xử lý phản ánh về giá heo hơi cao nhất 5 năm

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương đánh giá tình hình thị trường thịt heo.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98